Em hãy đóng vai cô chủ tiệm tạp hoá, kể lại một đoạn trong bài đọc Cậu bé và con heo đất.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em hãy đóng vai bà cô kể lại cuộc đối thoại với bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
Bạn dựa vào cái dàn bài này rồi tự thêm ý vào nhé! Chúc bạn học tốt!
- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
Bạn học lớp mấy, nếu là lớp 4 thì bạn mở sách luyện tập tiếng việt trang 8 ra là thấy.
Bạn tham khảo nhé
Bài làm
Thông minh vốn là quý thật của con người. Sự thông minh và trí khôn dân gian giúp con người vượt qua những thách đố oái ăm, có được nguồn trí thức cần thiết cho cuộc sống. Câu chuyện Em bé thông minh là tôi kể ra đây sẽ thể hiện điều đó. Chuyện như sau.
Thuở xưa có vị vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nơi tìm người tài giỏi. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.
Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, chưa biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, cha phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.
Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ây đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.
Khi nghe tin này, cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!
- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.
Người cha ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, đến nước cùng, họ nghe theo nhưng bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
Em bé vờ vĩnh đáp rằng:
- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cho con đẻ được nhờ.
Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.
Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:
- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và các triều thần chịu đứa bé là thông minh, lỗi lạc. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cho lấy cho mình một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích của cuộc đi sứ ở nước ta, vua quan đưa mắt nhìn nhau, chẳng tìm ra câu giải đáp. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi viên quan mang dụ chỉ đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Em bé bào thêm:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.
Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.
Sự thông minh của em bé đã làm nên việc lớn. Trí thông minh của em đã giúp ích cho gia đình, giúp ích cho quê hương, đất nước.
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho toi la một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.
Ngay từ khi em cất tiếng khóc chào đời, mẹ là người đầu tiên cho em dòng sữa ngọt ngào. Mẹ nuôi nấng, dạy dỗ em lớn khôn từng ngày. Hình ảnh mẹ luôn gắn chặt với từng bữa ăn, giấc ngủ hay những lần nủng nịu được mẹ âu yếm dỗ dành. Nhưng ấn tượng đậm đà sâu sắc nhất trong tâm trí em, không bao giờ quên được là hình ảnh mẹ chăm sóc em những ngày em đau ốm.
Một hôm em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nữa đêm, cơn sốt ập đến. Mọi thành viên trong gia đình đều lo lắng cho em. Nhưng mẹ là người lo cho em nhiều nhất, thức suốt đêm canh chừng em. Mặc dù sáng mai mẹ vẫn phải đi làm… Cơn sốt quái ác, làm trán em nóng bừng bừng mà chân tay thì lạnh run.Mẹ vội vàng kẹp nhiệt kế vào nách em kiểm tra nhiệt độ cơ thể với vẻ đầy lo lắng. Mẹ lấy khăn ướt lau mát cho em, lấy thuốc cho em uống. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong ly nước.
Mẹ nhẹ nhàng nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em dỗ dành: Nào! Con gái yêu của mẹ, ráng uống một hơi hết cốc nước này, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khỏi ngay! Em vâng lời mẹ, uống thuốc xong cố nhắm mắt ngủ nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu vô cùng. Mẹ không yên tâm chốc chốc lại sờ vào trán em, đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp làm sao, cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi. Em thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kì khi chạm vào da thịt em.
Dù mệt nhưng em vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ, tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại.Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong em. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho em. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cơn sốt.
Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sau mấy ngày chống chọi với cơn sốt, em thấy mình tỉnh táo hơn. Chợt tỉnh giấc em thấy mẹ đang thiếp đi trong giấc ngủ vội vàng.Trông mẹ rất phờ phạc, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Rồi mẹ choàng tỉnh khi em trở mình. Nụ cười mẹ lại nở trên môi, những tiếng thì thầm dịu dàng ấm áp ấy như đưa em vào giấc ngủ.
Em lớn khôn từ đôi tay và tấm lòng yêu thương chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho em bao điều suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ đã vì con mà chịu nhiều vất vả, tình mẹ thật vô bờ bến, dâng tràn như biển cả mênh mông, không bao giờ cạn.
Trong những ngày ốm đau này, em mới hiểu rõ hơn, thấm thía hơn về tình mẫu tử, với câu ca mẹ thường ru ngày nào:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ngay từ khi em cất tiếng khóc chào đời, mẹ là người đầu tiên cho em dòng sữa ngọt ngào. Mẹ nuôi nấng, dạy dỗ em lớn khôn từng ngày. Hình ảnh mẹ luôn gắn chặt với từng bữa ăn, giấc ngủ hay những lần nủng nịu được mẹ âu yếm dỗ dành. Nhưng ấn tượng đậm đà sâu sắc nhất trong tâm trí em, không bao giờ quên được là hình ảnh mẹ chăm sóc em những ngày em đau ốm.
Một hôm em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nữa đêm, cơn sốt ập đến. Mọi thành viên trong gia đình đều lo lắng cho em. Nhưng mẹ là người lo cho em nhiều nhất, thức suốt đêm canh chừng em. Mặc dù sáng mai mẹ vẫn phải đi làm… Cơn sốt quái ác, làm trán em nóng bừng bừng mà chân tay thì lạnh run.Mẹ vội vàng kẹp nhiệt kế vào nách em kiểm tra nhiệt độ cơ thể với vẻ đầy lo lắng. Mẹ lấy khăn ướt lau mát cho em, lấy thuốc cho em uống. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong ly nước.
Mẹ nhẹ nhàng nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em dỗ dành: Nào! Con gái yêu của mẹ, ráng uống một hơi hết cốc nước này, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khỏi ngay! Em vâng lời mẹ, uống thuốc xong cố nhắm mắt ngủ nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu vô cùng. Mẹ không yên tâm chốc chốc lại sờ vào trán em, đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp làm sao, cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi. Em thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kì khi chạm vào da thịt em.
Dù mệt nhưng em vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ, tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại.Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong em. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho em. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cơn sốt.
Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sau mấy ngày chống chọi với cơn sốt, em thấy mình tỉnh táo hơn. Chợt tỉnh giấc em thấy mẹ đang thiếp đi trong giấc ngủ vội vàng.Trông mẹ rất phờ phạc, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Rồi mẹ choàng tỉnh khi em trở mình. Nụ cười mẹ lại nở trên môi, những tiếng thì thầm dịu dàng ấm áp ấy như đưa em vào giấc ngủ.
Em lớn khôn từ đôi tay và tấm lòng yêu thương chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho em bao điều suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ đã vì con mà chịu nhiều vất vả, tình mẹ thật vô bờ bến, dâng tràn như biển cả mênh mông, không bao giờ cạn.
Trong những ngày ốm đau này, em mới hiểu rõ hơn, thấm thía hơn về tình mẫu tử, với câu ca mẹ thường ru ngày nào:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.
Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?
Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Vào đêm giao thừa ấy, trời rất lạnh và tuyết rơi xối xả. Tớ đầu trần, chân đất cùng những gói diêm vẫn lang thang dọc phố mặc cho những bông tuyết đang rơi đầy trên mái tóc của mình. Tớ ko dám về nhà vì sợ bố đnáh, vả lại ở nhà cũng chẳng hơn j cả.
Các cửa sổ đã sáng đèn và mùi ngỗng quay thơm lừng toả ra. Cuộn người trong góc giữa hai ngôi nhà nhưng tay chân tớ vẫn đóng băng vì lạnh, tớ chợt nghĩ biết đâu bật diêm lên sẽ tốt hơn, chí ít cũng có thể sưởi ấm những ngón tay. Tớ quýet định bật diêm. Que thứ nhát bật lên, hơ tay trên ngọn lửa nhỏ em tưởng mình đang ngồi trước chiếc lò sưởi. Lửa vụt tắt, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở.
Tớ bật que diêm thứ hai, bức tường thứ trước mặt bỗng trở nên trong suốt khiến tớ có thể nhìn thấy trong nhà một bàn ăn phủ khăn trắng với con ngỗng quay. Nhưng điều khiến tớ thấy lạ nhất là con ngỗng quay tự dưng từ trên điac nhảy xuống rồi tiến về phía em vớ con dao cắm tr’c ngực. Bỗng que diêm phụt tắt, tớ ko còn thấy j nữa ngoài bức tường dày tối tăm, lạnh lẽo ngay tr’c mắt.
Tớ bật thêm que nữa, và tớ thấy mình đnag ngồi tr’c cây thông noel trang hoàng. Với tay về phía cây thông , que diêm tắt lịm, tớ thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao. Rồi tớ thấy một vì sao rơi xuống, “chắc có ai đó vừa mới từ giã cõi đời”, tớ nghĩ thế vì tớ nhớ đến lời bà, người duy nhất yeu quý tớ trên cõi đời này.
Tớ lại bật tiếp que diêm thứ tư, ánh sáng bao trùm, trước mặt tớ một vầng sáng hiện ra, và… bà tớ đang đứng đó, mỉm cười hiền lành và âu yếm. ” Bà ơi!”, tớ khóc nấc lên, ” Bà mang cháu cùng đi nhé! Cháu biết bà sẽ bỏ rơi cháu khi que diêm cháy hết, bà sẽ biến mất như chiếc lò sưởi ấm áp kia, như chú ngỗng quay và cây thông rực rỡ”.Tớ nứac nở khóc, rồi tớ đốt hết những que diêm trong bao để níu kéo bà ở lại. Tớ chưa bao trông thấy bà đẹp lão và cao lớn đến thế. Bà ôm tớ trong vòng tay rùi cả hai ucngf bay lên, trong ánh sang và niềm hân hoan, xa mặt đất dần dần, tớ đã đến nơi ko còn đói khát và nỗi khổ đau.
Sáng hôm sai, người ta thấy tớ đang ngồi tựa vào tường, má ửng hồng, nụ cười nở trên môi. Mọi ng` ai cũng nghĩ tớ đốt diêm để sưởi ấm cho mình nhưng chẳng ai biết đc những điều kì diệu mà tớ đã nhìn thấy nhờ những que diêm đó.
Tôi là chủ một tiệm tạp hoá nhỏ trên thị xã, cách đây cũng rất lâu rồi có một cậu bé đi cùng ba đến cửa hàng tôi để mua heo đất tiết kiệm. Một thời gian sau vào một buổi sáng cậu bé đó cùng ba quy lại đưa lại cho tôi một số tiền khoảng 300 nghìn. Tôi thắc mắc hỏi cậu bé tại sao lại đưa tiền cho tôi, cậu bé thành thật nhìn tôi bằng ánh mắt long lanh và nói rằng số tiền này đã có trước khi cậu bé nuôi heo đất nên cậu bé đoán rằng số tiền này là của tôi. Tôi thật sự ngạc nhiên khi chuyện đã xảy rất lâu mà cậu bé vẫn nhớ để tìm trả lại cho tôi. Cậu bé nói rằng số tiền tiết kiệm đó sẽ để mua quần áo cho năm học mới, nhưng thời gian gần đây thấy báo đài đưa tin về những em nhỏ đang chịu ảnh hưởng của lũ lụt nên đã dùng số tiền đó để quyên góp. Một cậu bé nhỏ tuổi nhưng lại làm tôi rất bất ngờ với suy nghĩ và cả những phẩm chất đáng quý từ cậu. Cảm động trước tấm lòng của cậu bé, thay vì lấy lại 300 nghìn đó tôi đã đưa cho cậu bé thêm một số tiền nhỏ và nhờ cậu bé thay mình ủng hộ đến những bạn nhỏ khó khăn