K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6

Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã tạo nên một hình ảnh sống động và cảm động về những người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đầu tiên, hình ảnh chiếc xe không có kính, không có đèn, không có mui và thùng xe bị xước đã khắc họa rõ nét sự thiếu thốn, gian khổ của chiến trường. Nhưng, xe vẫn chạy, vẫn lăn bánh vì miền Nam phía trước. Chính điều này thể hiện tinh thần kiên cường, dũng cảm và lòng yêu nước mãnh liệt của những người lính. Họ, những con người quả cảm, chỉ cần trong xe có một trái tim đầy nhiệt huyết. Điều này càng làm nổi bật lên ý chí và lòng quyết tâm của họ, bất chấp mọi khó khăn. Hơn nữa, câu thơ "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước" sử dụng phép nối để nhấn mạnh mục tiêu và lý tưởng cao cả của các chiến sĩ. Khởi ngữ "Chỉ cần trong xe có một trái tim" làm nổi bật ý nghĩa cốt lõi, trái tim nhiệt huyết là động lực chính. Đặc biệt, câu đơn được mở rộng thành phần và câu ghép trong đoạn văn giúp tạo nên sự liền mạch, sinh động. Hình ảnh chiếc xe và người lính, dù đơn sơ, thiếu thốn, nhưng vẫn mạnh mẽ tiến lên, đã tạo nên một bức tranh hào hùng, khơi dậy lòng tự hào và khâm phục trong lòng người đọc.

13 tháng 4 2021

Truyền thống uống nước nhờ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi người trong chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy mạnh mẽ tinh thần đó. Đây là truyền thống thể hiện sự kính trọng của thế hệ đi sau với thế hệ đi trước để tỏ lòng biết ơn của mình với những người có ơn với mình. Hằng năm, cứ mỗi dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt lĩ, đảng và nhà nước lại tổ chức các hoạt động thăm viến mộ liệt sĩ, thăm hỏi gia đình liệt sĩ, tặng quà, tạo điều kiện cho gia đình phát triển. Hiện nay, mọi người trong xã hội đã chú ý hơn đến việc này, không chỉ các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động này mà những đơn vị, tổ chức cá nhân cũng tham gia rất tích cực. Mọi người chung tay nhau, quyên góp, sau đó tổ chức các hoạt động thăm hỏi từng gia đình một, trao quà tặng thưởng. Tuy những món quà đó chưa hẳn đã có nhiều giá trị về vật chất nhưng lại đầy ắp tinh thần của người trao. Đây là các việc làm rất ý nghĩa, cần được mọi người phát huy, giữ gìn để truyền thống uống nước nhớ nguồn mãi là truyền thống quý báu của dân tộc ta, mãi được những dân tộc khác tôn trọng và học hỏi.

Trạng ngữ là hằng năm  

3 tháng 11 2021

Thg kiệt 9a2 à

23 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương. Đoạn trích đã làm rõ tâm trạng của Thúy Kiều chỉ qua 8 câu thơ

 
23 tháng 5 2021

oạn thơ khép lại với tám câu thơ cuối thể hiện tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Điệp ngữ “buồn trông” được lặp đi lặp lại bốn lần. Đây là điệp ngữ liên hoàn và đồng thời cũng là điệp khúc của tâm trạng. Kiều buồn nên Kiều mới trông cảnh vật, khác với đoạn trước, Kiều trông mới thấy buồn. Ở đây, vì buồn nên trông, mà càng trông thì Kiều lại càng buồn. Nỗi buồn cứ thế điệp đi điệp lại dâng lên thành lớp lớp sóng trào, cứ cuộn xoáy trong tâm khảm của Kiều mà trở thành gánh nặng tâm tư.

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Chiều hôm là khoảng thời gian của buổi chiều hoàng hôn, khi mà mặt trời đã dần dần ngả về tây, bóng tối bắt đầu xâm lấn. Xa xa là hình ảnh của một chiếc thuyền nhỏ bé, cô đơn thoát ẩn, thoát hiện thấp thoáng trên cửa biển; một cánh hoa đang trôi bất định trên dòng nước mà không biết đi về đâu. Hình ảnh chiếc thuyền, cánh hoa được đặt trong thế tương phản đối lập với vũ trụ không cùng của trời đất mênh mang càng tô đậm hơn sự nhỏ bé, đơn độc, đáng thương và tội nghiệp. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận của Kiều lênh đênh, chìm nổi giữa dòng đời mà không biết trôi dạt về đâu. Và đứng trước một không gian bao la của trời đất, của buổi chiều hoàng hôn sắp tắt, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân đến như một lẽ tất yếu trong lòng Kiều. Nhưng trong tình cảnh “bên trời góc bể bơ vơ” thì Kiều biết bao giờ mới được sum họp, đoàn viên cùng với gia đình, người yêu. Vì thế câu hỏi tu từ cứ réo rắt, khắc khoải trong lòng của Kiều, dấy lên niềm khao khát được trở về nhà, trở về quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Ngước mắt trông về phía xa của cửa biển Kiều chỉ càng cảm thấy rộng trống, cơ đơn, buồn tủi. Kiều quay trở về nhìn xuống mặt đất quanh mình để tìm kiếm sự sống của cảnh vật xung quanh thì lại chỉ thấy những đám cỏ xanh héo úa, lụi tàn. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” là một hình ảnh nhân hóa, biểu hiện tâm trạng của con người. Lòng người buồn nên nhìn đâu cũng thấy buồn; nỗi buồn của Kiều như thấm vào cảnh vật khiến cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Trong văn học từ xưa tới nay, màu sắc xanh thường khiến chúng ta nghĩ tới màu của sự sống, của sự sinh sôi bất diệt. Nhưng cũng có trường hợp, màu xanh có khi trở thành màu sắc của bi kịch con người. Bài thơ “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn đã diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ đối với người chồng của mình nơi biên ải qua màu xanh ngắt của cỏ lá:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Như vậy, màu xanh ngắt, xanh xanh của cỏ lá đã trở thành màu của sự xa cách, sự li biệt và nhạt nhòa. Nay từ “xanh xanh” lại xuất hiện trong câu thơ của Nguyễn Du nên màu sắc ấy biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nếu như những bức tranh thiên nhiên bên trên đều được tái hiện trong trạng thái tĩnh thì khép lại bài thơ, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái động. Đó là âm thanh dữ dội của gió, của sóng; gió làm cho mặt biển tung lên những con sóng ồ ạt đập vào bờ mà phát ra tiếng kêu. Nhưng quan trọng, tiếng sóng ấy không đơn thuần là những con sóng thực ở ngoài biển khơi mà đó còn là con sóng lòng của tâm trạng. Điệp khúc “buồn trông” ở những câu thơ trên kết đọng, tích tụ rồi dồn đẩy xuống câu thơ cuối khiến cho nỗi buồn ngày càng trở nên chồng chất như lớp lớp sóng trào. Đồng thời, tiếng sóng “ầm ầm” dữ dội ấy cũng chính hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều, đổ ập xuống đôi vai gầy yếu của một cô gái trẻ đáng thương và tội nghiệp. Vì thế lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo lắng, sợ hãi như đang rơi vào vực thẳm một cách bất lực.

Tóm lại: Tám câu thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng thật tài tình bút pháp “tả cảnh ngụ tình” của văn học cổ điển để diễn tả tâm trạng “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Mỗi câu thơ là một bức tranh thực cảnh cũng chính là thực tình của một con người mang trong mình nỗi buồn đau chồng chất. Đó là nỗi đau đớn, xót xa, lo lắng và khắc khoải của một kiếp má đào, trôi nổi, vô định, mong manh và bế tắc không biết đi về nơi đâu. Vì thế, dù nàng “Thông minh vốn sẵn tính trời” nhưng đang đứng trước sự tuyệt vọng, yếu đuối của bản thân, Kiều đã bị Sở Khanh lừa gạt để rồi dấn thân vào một cuộc đời đầy sóng gió, truân chuyên “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

Qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ hay, đặc sắc và thành công nhất trong Truyện Kiều về nghệ thuật miêu tả, khắc họa thế giới nội tâm nhân vật và nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình". Qua đoạn thơ chúng ta thấy được tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn, đáng thương, tội nghiệp và tấm lòng thủy chung son sắt với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ của nàng Kiều, một con người tài hoa mà bạc mệnh!.



 

1 tháng 7 2017

Câu thơ tái hiện một cách tinh tế gian khổ mà những người lính lái xe Trường Sơn phải trải qua. Đó là cuộc sống gian khổ, phải ăn, phải ngủ những giấc ngủ ngắn ngay trên xe giữa những làn mưa bom của giặc đang ngày đêm trút xuống nhằm huỷ diệt sự sống. Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm. Song trong hoàn cảnh của bài thơ, từ “chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính như ngạo nghễ, thách thức kẻ thù. Họ luôn có tư thế tiến về phía trước. Điệp từ “lại đi” tái hiện vòng bánh xe lăn tiến lên phía trước, rộng hơn là đoàn xe vận tải lao nhanh ra mặt trận bỏ lại đằng sau tất cả đạn bom u ám để đến với bầu trời xanh phía trước. Bầu trời xanh là hình ảnh tượng trưng cho hoà bình, cho cuộc sống tươi đẹp. Với hình ảnh này, ta thấy được niềm lạc quan, niềm tin bất diệt của người lính vào chiến thắng. Phải chăng đó là sức mạnh lớn lao để đoàn xe lăn bánh tới đích?

13 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nhà thơ Thanh Hải sinh năm 1930 mất năm 1980, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mĩ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời năm 1980 - năm năm sau khi đất nước ta thống nhất, cả nước đang say mê với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, đó là thời điểm nhà thơ bị bệnh nặng đang được điều trị tại bệnh viện, không lâu sau ngày bài thơ ra đời cũng là khoảnh khắc nhà thơ từ biệt cuộc sống. Với tác giả, chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu, Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” để góp nên một “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương. Chính bởi vậy, từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước; bài thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến "Mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
Khởi ngữ: Với tác giả
 

13 tháng 3 2021

Nhà thơ Thanh Hải sinh năm 1930 mất năm 1980, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mĩ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời năm 1980 – năm năm sau khi đất nước ta thống nhất, cả nước đang say mê với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, đó là thời điểm nhà thơ bị bệnh nặng đang được điều trị tại bệnh viện, không lâu sau ngày bài thơ ra đời cũng là khoảnh khắc nhà thơ từ biệt cuộc sống. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu . Điều này đã khiến cho Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” để góp nên một “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương. Chính bởi vậy, từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước; bài thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

Khởi ngữ : Điều này

23 tháng 8 2020

Trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt nhé các bn