K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 6

1. Các bản vẽ dùng để tạo ra sản phẩm.

2. Công việc tạo ra các bản vẽ này được gọi là thiết kế.

30 tháng 9 2021

Tham khảo:

1.Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện giao tiếp (thiết kế, thi công, sử dụng sản phẩm) trong kỹ thuật, nó bao gồm các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt..), các số liệu ghi kích thước, các yêu cầu kỹ thuật...., nó được vẽ theo một quy tắc thống nhất (iso) nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn...

30 tháng 9 2021

2.

Bản vẽ cơ khí: dùng để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sử dụng, … các máy và thiết bị.

- Bản vẽ xây dựng: dùng để thiết kế, thi công, sử dụng, … các công trình kiến trúc và xây dựng.



 

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Vai trò: Xác định rõ các thông tin cần thiết về sán phẩm liên quan đến việc chế tạo như: quy trình công nghệ, phương pháp gia công, điểu kiện sản xuất.,...
- Nghiên cứu bản vẽ lắp sản phẩm puli treo ở hình 2.3 để xác định số lượng chi tiết cầu thành nên sản phẩm cũng như mối quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết.
- Nghiên cứu bản vẽ chi tiết bạc lót ở hình 2.4 để lựa chọn được phương pháp gia công

  • Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng.
  • Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn...)
  • Ngoài ra, qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.
      Phần 1: VẼ KĨ THUẬT1. Vì sao phải học vẽ kĩ thuật?2. Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ ki thuật dung để làm gì?3. Thế nào là phép chiếu vuông góc? Phép chiếu này dùng để làm gì?4. Các khối hình học thường gặp là những khối nào?5. Hãy nêu đặc điểm hình chiếu khối đa diện?6. Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào?7. Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?8. Kể một...
Đọc tiếp

*      Phần 1: VẼ KĨ THUẬT

1. Vì sao phải học vẽ kĩ thuật?

2. Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ ki thuật dung để làm gì?

3. Thế nào là phép chiếu vuông góc? Phép chiếu này dùng để làm gì?

4. Các khối hình học thường gặp là những khối nào?

5. Hãy nêu đặc điểm hình chiếu khối đa diện?

6. Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào?

7. Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?

8. Kể một số loại ren thường dung và công dụng của chúng?

9. Ren được vẽ theo quy ước như thế nào?

10. Kể một số bản vẽ thường dùng và công dụng của chúng?

*      Phần 2: CƠ KHÍ

1.  Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố nào?

2. Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết và phân biệt các vật liệu kim loại?

3. Nêu phạm vi ứng dụng của các phương pháp gia công kim loại?

4. Lập sơ đồ phân loại các mối ghép, khớp nối. Lấy ví dụ cụ thể phân loại cho mỗi loại?

5. Tại sao trong máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động?

1
28 tháng 12 2021

tk:

1. Vì sao chúng ta cần học môn vẽ kỹ thuật?

Chúng ta cần học môn vẽ kỹ thuật vì: Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống, học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống, tạo điều kiện để học tốt các môn khoa học – kĩ thuật khác

2:

Bản vẽ kỉ thuật là tài liệu kĩ thuật chủ yếu của sản phẩm

 

Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và kí hiệu theo qui ước thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ

Bản vẽ kĩ thuật dùng để chế tạo ra sản phẩm đúng với thiết kế.

.

 
25 tháng 6 2017

- Cấu tạo nón đực: Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm

- Cấu tạo nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc.

Đặc điểm cấu tạo Lá đài Cánh hoa Nhị Nhụy
Chỉ nhị Bao hay túi phấn Đầu Vòi Bầu Vị trí của noãn
Hoa + + + + + + + Trong bầu nhụy
Nón - - - + - - - Ở vảy

- Một nón không có đủ các bộ phận giống như 1 hoa nên không thể coi nón là một hoa được.

- Hạt nhỏ, dẹt, hạt có cánh. Hạt nằm ở trên vảy.

- Điểm khác nhau cơ bản giữa nón đã phát triển và quả của cây có hoa là về vị trí của hạt, ở nón đã phát triển thì hạt nằm ở lá noãn( vảy), còn ở quả của cây có hoa thì hạt nằm trong quả.

-Như vậy thông chưa có hoa, quả thật.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tỉ lệ: 1:1

- Vật liệu: Thép

- Kích thước chung: 136 x 78 x 10

- Kích thước bộ phận: Đường kính trong 40 mm

- Yêu cầu kĩ thuật: Làm cùn cạnh sắc; Mạ kẽm.

12 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 3.3 để xác định các nội dung

Lời giải chi tiết:

- Tỉ lệ: 1:1

- Vật liệu: Thép

- Kích thước chung: 136 x 78 x 10

- Kích thước bộ phận: Đường kính trong 40 mm

- Yêu cầu kĩ thuật: Làm cùn cạnh sắc; Mạ kẽm.

26 tháng 11 2018

Đáp án B

- Ý 1 sai, công việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi và nhìn từ ngoài vào để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng.

- Ý 2 đúng.

- Ý 3 đúng.

- Ý 4 sai. Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bộ giác nhỏ để xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác lớn.

Vậy có 2 nhận định đúng và 2 nhận định sai.

25 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Các thành phần của trang văn bản:

Phần dầu trang.

Phần chính của trang văn bản.

Phần chân trang.

- Để tạo kí hiệu đầu dòng cho các đoạn văn bản, em đã sử dụng công cụ Bullets.

11 tháng 3 2018

Bản vẽ cơ khí dùng trong công việc thiết kế, chế tạo,lắp ráp,sử dụng các máy và thiết bị.

Bản vẽ xây dựng dùng trong công việc thiết kế, thi công, sử dụng các công trình kiến trúc và xây dựng.

Câu 1 : Nêu vị trí hình chiếu trên bản vẽ? Những điểm lưu ý khi vẽ hình chiều của vật thểCâu 2 : Trình bày cách tạo thành hình trụ ? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu là gì , hình chiếu cạnh là hình gì ?Câu 3 : Trình bày cách thành tạo hình nón ? Nếu Đặt mặt đáy hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng là hình...
Đọc tiếp

Câu 1 : Nêu vị trí hình chiếu trên bản vẽ? Những điểm lưu ý khi vẽ hình chiều của vật thể

Câu 2 : Trình bày cách tạo thành hình trụ ? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu là gì , hình chiếu cạnh là hình gì ?

Câu 3 : Trình bày cách thành tạo hình nón ? Nếu Đặt mặt đáy hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng là hình gì , hình chiếu cạnh là hình gì ?

Câu 4 : Thế nào là bản vẽ kĩ thuật , có mấy loại bản vẽ kĩ thuật ? Cho ví dụ ?

Câu 5 : Thế nào là hình cắt ? Hình cắt dùng để làm gì ?

Câu 6 : So sánh điểm giống nhau và khác nhau về nội dung bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết ?

Câu 7 : Bản vẽ nhà gồm những nội dung nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

Câu 8 : Ren dùng để làm gì ? Trình bày qui ước của ren ?

MẤY BẠN LÀM GẤP MÌNH CẦN RẤT GẤP

1
27 tháng 11 2016

 

Câu 1.

Vị trí của hình chiếu:

- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.

- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

Lưu ý khi vẽ hình chiếu:

- Không vẽ các đường bao của các hình chiếu.

- Cạnh thấy của vật được vẽ bằng nét liền.

- Cạnh khuất của vật được vẽ bằng nét đứt.

Câu 2.

Cách tạo hình trụ:

- Khi xoay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định ta được hình trụ.

Nếu đặt mặt đáy hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì:

- Hình chiếu đứng là hình chữ nhật.

- Hình chiếu cạnh là hình tròn.

Câu 3.

Cách tạo hình nón:

- Khi quay tam giác vuông quanh một cạnh cố định ta được hình nón.

Nếu đặt mặt đáy hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì:

- Hình chiếu đứng là hình tam giác nằm ngang.

- Hình chiếu cạnh là hình tròn.

Câu 4.

Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.

Có hai loại bản vẽ kĩ thuật:

- Bản vẽ cơ khí

- Bản vẽ xây dựng.

Câu 5.

Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt.

Hình cắt dùng để diễn tả rõ hơn phần bên trong của vật thể.

Câu 6.

Giống nhau: đều có các nội dung: hình biểu diễn, kích thước và khung tên.

Khác nhau:

- Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật.

- Bản vẽ lắp có bảng kê.

Câu 7.

Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà.

Câu 8.

Ren dùng để lắp ghép các chi tiết với nhau một cách bền vững.

Quy ước vẽ ren:

- Ren ngoài (ren trục):

+ Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.

+ Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.

+ Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.

+ Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và bằng 3/4 vòng.

- Ren trong( ren lỗ):

+ Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của chi tiết.

+ Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.

+ Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm ở bên trong.

+ Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và bằng 3/4 vòng.

- Ren bị che khuất:

+ Đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.

Chúc bn học tốt! ^^