K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DT
21 tháng 5

Gợi ý:

- Giá trị của tình yêu thương: Văn bản "Bàn tay yêu thương" nhấn mạnh rằng tình yêu thương là một trong những giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống. Tình yêu thương có thể tạo ra những điều kỳ diệu, hàn gắn những vết thương tâm hồn và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

- Sự quan trọng của hành động nhỏ bé: Những hành động nhỏ, như cái nắm tay, lời nói an ủi, có thể mang lại ảnh hưởng lớn và làm ấm lòng người khác. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng không cần phải làm những việc lớn lao mới có thể giúp đỡ và chia sẻ yêu thương.

- Tinh thần đoàn kết và chia sẻ: Văn bản cũng khuyến khích chúng ta luôn biết quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Tinh thần đoàn kết và sự đồng cảm sẽ làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Sức mạnh của tình cảm gia đình: Tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình là nền tảng vững chắc giúp mỗi người vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Văn bản nhắc nhở chúng ta biết trân trọng và giữ gìn tình cảm gia đình.

- Giá trị của lòng nhân ái: Lòng nhân ái, sự bao dung và sẵn lòng giúp đỡ người khác là những phẩm chất quý báu cần được nuôi dưỡng và phát huy.

tình yêu thương có thể sưởi ấm trái tim con người

16 tháng 12 2021

Ỏ thank:>

 

Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước, ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu "Bàn luận về phép học" của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính, giúp chúng ta có những suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn về lối học và lợi ích của việc học đi đôi với hành.

Vậy học là gì? Học là quá trình, là hoạt động thu nhận từ những người xung quanh, từ sách vở,… để làm giàu thêm vốn hiểu biết, tri thức của mỗi người.

Trong Luận pháp học, từ đầu Nguyễn Thiếp đã bàn về quan niệm, mục đích của việc học là để hiểu rõ đạo bởi: " Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo". Điều đó có nghĩa, học trước hết là học đạo làm người, học không phải nhằm mưu cầu danh lợi cho cá nhân để vinh thân, phì gia mà học để " lập đức", " lập công", mang tài trí của mình để phò vua, giúp nước. Đó là nền tảng của " chính học", là cơ sở của một quốc gia nước mạnh, dân giàu, thái bình thịnh trị. Cách nhìn của ông thực sự có tầm chiến lược dài lâu vì nó đụng đến sự an nguy của xã tắc.

Tiếp đến, Nguyễn Thiếp bàn về cách học đúng. Ông đề xuất việc mở mang thêm nhiều trường lớp, bằng nhiều hình thức, ở khắp nơi từ " phủ, huyện, trường tư", tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người đi học. Việc làm này sẽ đem đến hai cái lợi, đó là nâng cao được dân trí và lựa chọn được nhân tài.

Nguyên tắc đầu tiên trong phép học là học từ thấp lên cao theo hệ thống: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử". Trong quan điểm này, ông chú ý đến cấp đầu tiên khi người học cắp sách đến trường. Điều này cho thấy, Nguyễn Thiếp với tầm nhìn xa rộng đã thấy trước ý nghĩa lớn lao, gốc rễ từ mảnh đất gieo hạt đầu tiên để từ đó cây đức, cây tài sẽ tươi tốt về sau. Cách học này giúp người đọc thu nhận kiến thức một cách chắc chắn vững vàng, xây dựng được một quá trình bồi dưỡng và rèn luyện dài lâu trong việc học.

Nguyên tắc thứ hai là học rộng nhưng hiểu sâu và phải biết tóm lược cho gọn. Có nghĩa người học muốn nắm chắc được tri thức thì phải biết tóm lược, tinh lọc được nó, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, thành trí tuệ của riêng mình. Cách học này giúp những gười học mở rộng được vốn kiến thức cơ bản, hiểu rộng, biết nhiều đồng thời biết đi sâu tìm hiểu những trọng tâm kiến thức cốt yếu nhất.

Quan trọng hơn là học phải đi đôi với hành. Học để làm: đây mới là đích đến cuối cùng của việc học. Ý nghĩa chân chính của việc học chỉ thực sự phát huy hết tác dụng, không trở nên thứ xa lạ chết cứng với cuộc đời khi việc học được sử dụng để phục vụ đời sống con người và xã hội. Học phải đi đôi với hành để lý thuyết được soi chiếu đối ứng trong thực tiễn, làm cho kiến thức nhận được trở nên sâu sắc hơn. Học nhiều mà chỉ thuộc lí thuyết, bị động vào sách vở thì chỉ là " con mọt sách", chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì người khác nói. Học như thế, không có lợi gì cho bản thân, cho xã hội mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. Gioóc – giơ Đu – ha – men từng nói: " Đừng sợ máy móc từ bên ngoài, hãy sợ máy móc của cõi lòng". Nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài thơ " Ngày xuân dạy con" cũng từng viết: "Bể học tràn lan là đáng ngại". Như vậy, mục đích học chân chính, cách học đúng đắn sẽ là cơ sở vững chắc cho đạo học, bồi dưỡng được nhân tài cho đất nước, làm cho đất nước phát triển vững mạnh. Đạo học thành sẽ có khả năng cải tạo con người, cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.

Ngày nay, dù xã hội phát triển hiện đại nhưng quan điểm về việc học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vẫn luôn đúng. Hiểu lời khuyên của ông, chúng ta rút ra được phương pháp học đúng ở hiện tại có nghĩa: học toàn diện những tri thức trong nhà trường để tích lũy nguồn kiến thức cho mình. Chú trọng tích lũy những kiến thức về các môn học có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống như: công nghệ thông tin, ngoại ngữ, vật lý, hóa học,… Thêm vào đó chúng ta cần học với một niềm đam mê, với khát vọng vượt qua thử thách, biết chọn lựa những cái hay, cái tốt đẹp để học. Và điều quan trọng là ta cần có tinh thần tự giác, khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu để mang những nghiên cứu, ứng dụng đó vào thực tế sao cho hữu ích.

Song trên thực tế vẫn còn nhiều người có lối học lệch lạc. Đó chính là việc học một cách đối phó, học chạy theo thành tích chứ không phải học để tích lũy kiến thực thật cho bản thân. Để không cảm thấy hoang mang, sợ hãi, chán nản trước việc học, chúng ta nên học vừa sức và đặt ra mục tiêu vừa tầm với mình thì việc học sẽ đạt kết quả tốt.

Để phát huy phương pháp học đúng đắn từ đó tạo cho mình một tương lai tươi sáng, chúng ta cần xác định rõ mục đích của việc học, biết phân chia thời gian học một cách hiệu quả, trau dồi, tích lũy trang bị cho mình vốn kiến thức ngoài cuộc sống để góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội, xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.

10 tháng 5 2022

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán

- "Đó là bàn tay của bác nông dân".

Một em khác cự lại:

-  "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Bài học: Mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Là nơi Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.  Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.

- Em tự tìm những câu chuyện ở địa phương em ở nhé!

26 tháng 12 2023

Sau khi đọc văn bản này, em rút ra được bài học về lối sống nhân hậu, tốt bụng ở trên đời. Mỗi người cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống hiền lành, thiện lương, không tham lam thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp.

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

  Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản là: trong cuộc sống cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống hiền lành, thiện lương, không lam tham

9 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.