Mn oii giúp tớ với tớ đag cần bài nói về tình mẫu tử nlxh , hk chép mạng ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong màn đêm lạnh giá, một ngọn nến sẽ soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật. Trong cuộc đời mỗi con người, ngọn nến đó chính là mẹ!”. Tôi hồi hộp đọc tiếp bài văn của con gái lớp 6, bài văn viết về một người thân của mình. Người thân con chọn chính là tôi, người mẹ. Tôi tò mò muốn biết con tôi nghĩ gì, cảm nhận thế nào về tình mẹ con.
“Nhớ ngày xưa khi còn bé, mẹ ôm ấp tôi những lúc trời lạnh. Mẹ kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ, hấp dẫn bằng giọng nói trầm ấm. Đôi mắt mẹ yêu thương nhìn tôi trìu mến. Đôi mắt đen láy làm cho mẹ thật thông minh. Cả những lúc chui vào trong chăn cùng mẹ, tôi cảm nhận được hơi thở ấm nồng, nhè nhẹ. Mẹ muốn tôi ngủ yên, ngủ say để sáng mai còn đi học sớm, không bị thiếu ngủ…”. Có những điều không cần phải nói ra, tuy con còn nhỏ, con cũng có thể cảm nhận được!
“Những lần tôi ốm, mẹ thức trắng cả đêm để săn sóc tôi. Sáng dậy, đôi mắt mẹ trũng xuống vì thiếu ngủ. Tôi hiểu được, mẹ lo lắng cho tôi thế nào. Những hôm đó, trông mẹ xanh xao quá. Hôm nào tôi làm bài muộn, mẹ luôn nhắc nhở, lo lắng, thúc giục tôi ngủ sớm để ngày mai đi học. Còn những lần bị điểm kém, mẹ không bao giờ mắng tôi. Mẹ kiên nhẫn, giảng lại cho tôi từng ly từng tí cho đến khi tôi hiểu thì thôi. Mẹ luôn nói với tôi: Con cố găng ngoan ngoãn, đừng để mẹ mất kiên nhẫn. Mẹ đánh con là mẹ đánh chính mẹ…”
Tôi đã khóc khi đọc những lời văn của con gái. Bài văn tràn đầy những cảm nhận chân thực của con về những việc tôi làm hàng ngày. Những câu nói, những cử chỉ, những hành động của tôi đều được con lần lượt kể lại bằng ngôn từ của chính mình.
“Dù bận rộn đến đâu, mỗi ngày mẹ đều dành thời gian nói chuyện với tôi. Có chuyện gì, dù xấu hay tốt, tôi đều kể với mẹ. Trước khi thi, mẹ cùng ôn bài với tôi. Mẹ vuốt ve tôi bằng đôi tay trắng mịn màng và dặn: Nhớ đọc lại kỹ bài làm để dành cho mẹ một điểm nhé, mèo con! Mẹ đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để chiến thắng. Cứ mỗi lần nhớ về khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh của mẹ, tôi lại tự nhủ: Phải chiến thắng, Phải chiến thắng….!”
Tôi thường tự nhủ, điều thành công nhất của tôi trong việc dạy con từ trước tới nay là con tôi coi tôi như một người bạn thân, không giấu tôi dù là chuyện buồn hay vui. Tôi tâm niệm, để giữ được thói quen đó của con, tôi không được gây sức ép cho con bất kể chuyện gì, đặc biệt chuyện học hành. Giao tiếp hàng ngày với con rất quan trọng, mẹ con tôi thường nói đùa: Tâm tính con như mặt nước phẳng lặng. Con chỉ hơi gợn sóng là mẹ biết liền!
“Nhưng những điều đó chỉ xảy ra từ hồi tôi còn nhỏ. Bây giờ mẹ đã khác. Mẹ bận rộn hơn, mẹ hay mệt hơn và cũng dễ nổi nóng hơn. Mẹ ít để ý đến tôi và tính kiên nhẫn của mẹ cũng giảm nhiều. Vậy là mẹ đã không còn trẻ nữa… Tôi nghĩ rằng, dù sao tôi cũng đã lớn, mẹ không cần để ý đến tôi nhiều nữa. Tôi sẽ tự lập như mẹ mong muốn. Thế nhưng, đôi tay mẹ vẫn đẹp như xưa. Tôi vẫn mong được đôi tay ấy vuốt ve mỗi ngày, không phải như những khi tôi cọ má vào mẹ, mẹ nghiêm mặt lại và bảo: Con lớn rồi, không làm nũng mẹ nữa… Tôi hiểu, dù có nói vậy, tình yêu của mẹ dành cho cô con gái đầu lòng của mẹ không thay đổi”.
Trái tim tôi thắt lại khi đọc đến những dòng này. Sau khi bác giúp việc bị ốm cách đây 6 tháng, vào thời điểm con lớn lên cấp 2, con nhỏ bắt đầu vào lớp 1, ngoài giờ làm việc, tôi phải đảm đương nhiều việc nhà hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc 2 tiếng buổi tối rảnh rỗi với con trước đây bị chia sẻ làm ba, hai phần cho bé nhỏ và một phần cho bé lớn. Đôi lúc thấy con tủi thân, tôi giải thích cho con qua loa: em còn nhỏ, chưa biết đọc, biết viết, mẹ phải bên em, giống như bên con 5 năm trước đây… Tôi rất sợ con phụ thuộc vào tôi nhiều quá nên đặt mục tiêu rèn luyện tính tự lập cho con lên hàng đầu. Vì vậy, tôi tránh những động chạm tình cảm, dù con là con gái. Hay là tôi ngụy biện, tôi đã trở thành một người mẹ khô khan mất rồi? Giai đoạn dậy thì là giai đoạn đặc biệt của con với nhiều biến chuyển tâm sinh lý. Vậy mà tôi lại dần dần xa con. Tôi mải mê bon chen kiếm tiền để lo cho tương lai của con mà quên mất dù ở lứa tuổi nào, con cũng rất cần hơi ấm của mẹ. Tôi mải mê với cơm áo gạo tiền, đôi khi về nhà nổi nóng và tức giận vô cớ khi những việc ở cơ quan không như ý muốn, khi mục tiêu tài chính của tôi không đạt được. Đôi khi tôi nhận ra sự sợ sệt của con, nhưng tôi xoa dịu lương tâm bằng câu nói “Tất cả vì tương lai tốt đẹp của con”. Tôi đã làm con sợ, con không kể cho tôi nghe những câu chuyện dài lê thê trên lớp hay những buồn vui của con nữa… Cho dù con đã rất rộng lượng cho tôi một câu an ủi “Tình yêu của mẹ dành cho con không thay đổi”, tôi vẫn nhìn lại những gì mình đã làm và thấy rằng mình đã rất khác hình ảnh người mẹ trong tâm trí con, hình ảnh người mẹ “ngày xưa” của con! Tôi đã sai khi nghĩ rằng, con tôi đã lớn, tôi cần kiếm tiền để lo cho con đi du học. Tôi quên mất rằng, con tôi cần hơi ấm và sự động viên của tôi hơn là cần những sắp đặt tương lai của tôi!
Cám ơn đề văn của cô giáo, cám ơn những lời văn tha thiết của con. Con đã có những con sóng lớn trong suy nghĩ và tôi đã bỏ qua một thời gian dài! Tôi biết mình phải làm gì để có thể là người mẹ tốt nhất của con trong lúc này! Con gái à, con luôn là nữ hoàng trong thế giới của mẹ!
Tôi và sống sống ở làng Gióng vào thời Hùng Vương thứ sáu. Mặc dù chúng tôi đã có tuổi, nhưng vẫn chưa có con.
Một hôm, tôi ra đồng làm việc thì thấy một vết chân rất to. Tôi khá tò mò nên đã đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Về nhà, tôi thấy trong người khác lạ. Bụng lớn dần lên. Đến mười hai tháng sau, tôi sinh ra một thằng bé khôi ngôi, kháu khỉnh. Kì lạ là, lên ba tuổi, thằng bé vẫn chưa biết nói, đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi tìm người đánh giặc cứu nước. Đến làng Gióng, nghe tiếng sứ giả rao, thằng bé bỗng cất tiếng nói:
- Mẹ hãy ra mời sứ giả vào cho con!
Tôi nghe vậy thì vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ. Tôi vội vã mời sứ giả vào nhà. Thằng bé liền nói:
- Ông về tâu với nhà vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Kể từ hôm đó, thẳng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Tôi và chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, phải nhờ cậy bà con hàng xóm. Họ đều vui vẻ giúp đỡ. Có lẽ ai cũng mong thằng bé đánh tan quân giặc để cứu nước.
Lúc này, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước đang vào lúc rất nguy. Cũng may sao, sứ giả đã mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Bỗng nhiên, thằng bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt vô cùng. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Trước khi lên đường đánh giặc, thằng bé còn từ biệt vợ chồng tôi. Lúc này, lòng tôi lo lắng vô cùng.
Tôi nghe kể lại rằng thằng bé đã cưỡi ngựa về phía quân giặc. Ngựa phun lửa khiến giặc hoảng sợ bỏ chạy. Nó phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, thắng bé còn nhổ bụi tre cạnh đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn.
Đánh tan quân giặc, thằng bé một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Dù đau lòng vì không được gặp lại con, nhưng vợ chồng tôi vẫn rất đỗi tự hào. Sau này, vua Hùng nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đày, ta với ta.
Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.
Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:
Từ trước bảng vàng nhà sẵn có
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy
Giao du rồi biết sau này ra sao
(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)
Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
1. Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề
2. Thân bài
- Giải thích:
+ “Những suy nghĩ tốt đẹp”: Những suy nghĩ tình yêu thương và quan tâm đến người khác.
+ “cất lên thành lời”: Bộc lộ suy nghĩ tốt đẹp bằng lời nói hay hành động để mọi người xung quanh cảm nhận được từ đó chung tay cùng chúng ta lan tỏa nhiều điều tốt đẹp hơn nữa.
=> "Nếu những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời" : con người khó có thể thấu hiểu nhau và biết cách thể hiện tình yêu thương với người khác. Như vậy trên thế giới sẽ vắng bóng những việc tử tế giữa người với người.
- Bàn luận:
+ Con người luôn ẩn chứa phần "người" tốt đẹp được ẩn giấu trong suy nghĩ của mỗi người nhưng nếu những suy nghĩ tích cực ấy cứ mãi chôn giấu sẽ thì ai sẽ là người lan tỏa tình yêu thương đến thế giới này.
+ Cuộc sống khi tình yêu không thể cất lên lời sẽ rất vô vị như một cái ao đời phẳng lặng tù túng. Không ai cảm nhận được tình cảm của nhau chính vì thế tình người trở nên băng giá.
+ Khi không cất những điều tốt đẹp, con người còn có thể đánh mất kết nối với bản thân mình và những ngoài xung quanh vì không thể hiểu được lòng nhau.
+ Những điều tích cực trong thâm tâm ta không được lan tỏa sẽ, nhiều ước mơ sẽ mãi mãi bị chôn vùi cùng dĩ vãng và quên lãng
- Bài học nhận thức: Hãy nói lời yêu đến những người ta thân yêu nhất từ đó trở thành kim chỉ nam cho chúng ta hành động làm việc tử tế giúp ích cho cộng đồng xã hội
- Phê phán: Những người chọn thể hiện những suy nghĩ tiêu cực, thường tập trung vào những khuyết điểm làm tổn thương lời khác bằng lời nói của mình.
- Liên hệ bản thân: Tôi nhận ra những lời nói yêu thương phải xuất phát từ sự chân thành nhất không phải là những lời khoe mẽ hào nhoáng nhưng thực chất bên trong chỉ là cái vỏ rỗng
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Sau đây là một bài viết mình đã từng làm về chủ đề trải nghiệm này, bạn tham khảo xem nhé:
Tôi vẫn nhớ rõ một lời tâm sự đầy cảm động "Ngay cả những cánh bồ công anh đang nương theo gió cũng có hành trình riêng của mình". Số phận đặt chúng ta lên những cơn gió khác nhau để bay đến chân trời của riêng ta. Để thành công trên hành trình ấy, con người đâu thể thiếu được những trải nghiệm. Phải chăng trải nghiệm giúp chúng ta trưởng thành. Trải nghiệm chính là hành trang quý giá, chiếc chìa khóa kì diệu mở ra mọi cánh cửa đến với tương lai tốt đẹp. Sự trải nghiệm là quá trình dấn thân trải qua bao khó khăn, vấp ngã tích lũy nên vốn sống của chính mình. " Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn phải sống thì mới hiểu được"( Helen Keller) vì vậy để hiểu được cuộc sống ta cần trải nghiệm. Trải nghiệm giúp ta góp nhặt kinh nghiệm thực tế, bồi đắp vốn sống để chúng ta có cái nhìn toàn diện nhất về cuộc đời. Càng trải nghiệm nhiều chúng ta càng được tôi luyện rèn rũa, bước chân tiến tới đài vinh quang cuộc đời sẽ được nâng lên nhờ nấc thang trải nghiệm. Pê-cốp từ nhỏ là một cậu bé mồ côi nhờ trường đời trở thành nhà văn lớn. Ông từng nói " Dòng sông Volga và thảo nguyên là trường đại học của tôi". Và sau này nhân loại có Macxim Gorki - cánh chim báo bão của cách mạng Nga - nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trong dòng chảy văn học của nhân loại. Trải nghiệm còn giúp con người khám phá bản thân từ bên trong, nhận ra ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục. Nhưng trải nghiệm quý giá nhất nó là cho chúng ta một bài học "nhớ đời", chiêm nghiệm sau mỗi thất bại để thành công hoàn thiện cái "tôi" hơn ngày hôm qua. Thomas Edison- nhà bác học vĩ đại của thế giới chính là nhân chứng của một người thành công sau nhiều trải nghiệm. Ông học được cách sáng tạo tư duy không ngừng những cái mới và không bỏ cuộc sau hơn 10.000 lần thất bại. ông đã thành công đưa đến ánh sáng cho nhân loại từ trải nghiệm giá trị ấy. "Khát vọng của tôi mang dấu chân của những cuộc hành trình/ Chạy hoang hoài trong vô cùng vũ trụ...". Tuổi 18 rực rỡ sức sống tuổi trẻ nhiệt huyết, tôi chọn cho mình cách sống như đồi núi vươn tới tầm cao bằng hành trình trải nghiệm. Đừng để hoài phí những ngày tháng tuổi xuân bằng việc khép kín lòng mình, hãy bước ra thế giới và trải nghiệm tăng thêm vốn sống của mình. Trải nghiệm là của bạn vĩnh viễn mà không thuộc về một ai khác. Chúng ta sẽ ra sao nếu không lập tức trải nghiệm cuộc sống?
I. Giới thiệu
Giới thiệu chủ đề về sự liên quan giữa trải nghiệm và quá trình trưởng thành.Tạo câu hỏi thúc đẩy suy nghĩ: Trải nghiệm có thực sự là yếu tố quan trọng trong quá trình trưởng thành hay không?II. Trải nghiệm giúp mở rộng kiến thức và hiểu biết
Trải nghiệm giúp ta tiếp cận với những khía cạnh mới, mở rộng kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh.Các trải nghiệm đa dạng giúp ta phát triển tư duy, khám phá và học hỏi từ những thử thách và thất bại.III. Trải nghiệm tạo ra sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với khó khăn
Những trải nghiệm khó khăn và thử thách giúp ta phát triển sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.Qua trải nghiệm, ta học cách vượt qua sự sợ hãi, phản ứng linh hoạt và tìm ra giải pháp cho các vấn đề.IV. Trải nghiệm xây dựng kỹ năng sống và quan hệ xã hội
Qua trải nghiệm, ta học được cách giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ xã hội.Các kỹ năng này là cơ sở để phát triển mối quan hệ tốt và thành công trong cuộc sống cá nhân và công việc.V. Kết luận
Tóm tắt lại ý chính: Trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành.Tư duy phản biện: Trải nghiệm không đơn thuần là trải qua, mà là khám phá, học hỏi và phát triển từ những trải nghiệm đó.Khuyến nghị: Hãy tận hưởng và khai thác những trải nghiệm để trưởng thành và phát triển bản thân.Bài kiểm tra em nên tự làm nha, viết dù hay hay không cũng là bài của em, em phải viết thì mới biết mình viết được đến đâu được em ạ!