tuyến nội tiết là gì? chức năng của tuyến nội tiết?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Các tuyến nội tiết trong cơ thể:
Tuyến nội tiết | Vị trí | Chức năng |
Tuyến tùng | Nằm gần trung tâm của não. | - Điều hòa chu kì thức ngủ (melatonin). |
Tuyến giáp | Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản. | - Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4). - Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4). - Điều hòa calcium máu (Calcitonin). |
Tuyến cận giáp | Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp. | - Điều hòa lượng calcium máu (PTH). |
Tuyến ức | Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức. | - Kích thích sự phát triển của các tế bào limpho T (Thymosin). |
Tuyến sinh dục | - Ở nam: Tinh hoàn. - Ở nữ: Buồng trứng. | - Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp. - Kích thích sinh trưởng, phát triển. - Điều hòa chu kì sinh dục. |
Vùng dưới đồi | Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị. | - Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH). - Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH). - Kích thích quá trình đẻ (oxytocin). |
Tuyến yên | Nằm trong nền sọ. | - Kích thích sinh trưởng (GH). - Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin). - Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH). |
Tuyến tụy | Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày. | - Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon). |
Tuyến trên thận | Nằm ở cực trên của mỗi thận. | - Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone). - Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol). - Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol). |
- Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ, chỉ ra được vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết
Lời giải chi tiết
Vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết được thể hiện trong bảng sau:
Tuyến nội tiết | Vị trí | Chức năng |
Tuyến tùng | Nằm gần trung tâm của não. | - Điều hòa chu kỳ thức ngủ (melatonin). |
Tuyến giáp | Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản. | - Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4). - Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4). - Điều hòa calcium máu (Calcitonin). |
Tuyến cận giáp | Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp. | - Điều hòa lượng calcium máu (PTH). |
Tuyến ức | Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức. | - Kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T (Thymosin). |
Tuyến sinh dục | - Ở nam: Tinh hoàn. - Ở nữ: Buồng trứng. | - Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp. - Kích thích sinh trưởng, phát triển. - Điều hòa chu kì sinh dục. |
Vùng dưới đồi | Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị. | - Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH). - Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH). - Kích thích quá trình đẻ (oxytocin). |
Tuyến yên | Nằm trong nền sọ. | - Kích thích sinh trưởng (GH). - Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin). - Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH). |
Tuyến tụy | Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày. | - Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon). |
Tuyến trên thận | Nằm ở cực trên của mỗi thận. | - Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone). - Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol). - Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol). |
- Hệ nội tiết: là một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
Hệ thống nội tiết điều hòa chức năng giữa các cơ quan khác nhau thông qua các hormon, là các chất hóa học được giải phóng vào máu từ các loại tế bào đặc biệt trong các tuyến nội tiết (không có ống dẫn). Khi lưu hành trong máu, các hormon ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan đích, đó có thể là 1 tuyến nội tiết hay 1 cơ quan khác. Một số hormon tác động lên tế bào của cơ quan mà chúng được giải phóng (hiệu ứng cận tiết), hoặc thậm chí là trên cùng một loại tế bào (hiệu ứng tự tiết).
Câu 1
- Các loại tuyến nội tiết là: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục.
- Tuyến ngoại tiết là: tuyến sinh dục, tuyến mồ hôi, tuyến tụy...
Câu 2
Tác dụng:
- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Tôi giải được 3 câu còn lại rồi ! Cảm ơn nhiều nha !!! Mà hình như bạn là giáo viên.. gọi là thầy hay cô nhỉ.
https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-55-gioi-thieu-chung-he-noi-tiet.1915/
Bạn tham khảo nhé !
đặc điểm so sánh | tuyến nội tiết | tuyến ngoại tiết |
giống nhau | các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết | các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết |
khác nhau: - cấu tạo:
- chức năng: | + kích thước nhỏ hơn + ko có ống dẫn => chất tiết nhấm thẳng vào máu + lượng chất tiết ra ít nhưng hoạt tính mạnh
+ điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan | + kích thước lớn hơn + có ống dẫn => chất tiết đổ ra ngoài + lượng chất tiết ra nhìu nhưng hoạt tính ko mạnh
+ có tác dụng trong tiêu hóa thức ăn, điều hòa thân nhiệt... |
Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định hoặc đưa ra ngoài. Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt... - Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết(hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp...