Viết đoạn văn khoảng 12 câu ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
**Tham khảo**
Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc.
Tham Khảo
" Mẹ ơi " là 2 tiếng con cất lên từ lúc sinh ra gọi mẹ. Mẹ hi sinh cho con tất cả, mẹ là thế giới của riêng con. Con sinh ra và lớn trên trong vòng tay ấm áp được mẹ bồng từ khi bé. Cho đến lớn mẹ vẫn theo con, con vấp ngã, mẹ đỡ con dậy và nói " không sao đâu con " câu nói động viên ấy khắc sâu trong lòng con, những lúc vấp ngã không có mẹ con tựa như mẹ nói câu đó mà đứng dậy lấy thêm nguồn sức mạnh cho bản thân mình. Con là thứ vô cùng quý giá với mẹ, với mẹ con luôn là đứa con bé bỏng chưa lớn khôn. Mẹ ơi ! con không dám nói con yêu mẹ nhường nào nhưng con sẽ thể hiện nó qua lòng hiếu thỏa của mình. Tình yêu của mẹ thiêng liêng rộng lớn như đất trời. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " Cảm ơn "
Tham khảo:
Trong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
~HT~
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con
MĐ: - Giới thiệu tên VB, tác giả + ấn tượng chung(nội dung chính)
Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của NKĐ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về sự hi sinh của những người lính trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.
TĐ:
- Khổ thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người lính lên đường chiến đấu vào những năm tháng chiến tranh khốc liệt: “Có một người lính/ Đi vào núi xanh/ Những năm máu lửa”. “Máu lửa” là cách nói hoán dụ gợi tả sự dữ dội, đau thương của chiến tranh. Các anh ra đi chiến đấu và đã không trở về: “Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa”.
- Trong hình dung của nhà thơ, những người lính đó còn rất trẻ tuổi, chưa từng yêu, cà phê chưa uống, còn chơi những trò chơi của tuổi thơ hồn nhiên như thả diều... Họ sinh ra trong chiến tranh nên chưa được hưởng những niềm vui của tuổi trẻ thì đã dấn thân vào khói lửa theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
- Chiến tranh thật đau thương, dữ dội, người lính đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của dân tộc: “Một lần bom nổ / Khói đen rừng chiều / Anh thành ngọn lửa / Bạn bè mang theo”.
- Cuộc chiến kết thúc, các anh không trở về mà ở lại với “Trường Sơn núi cũ”. Những người lính với ba lô con cóc, tấm áo màu xanh, làn da sốt rét và cái cười hiền lành ấy ngồi lặng lẽ “dưới cội mai vàng”. Biện pháp liệt kê và cách nói giảm, nói tránh đã gợi lên trong lòng người đọc bao niềm thương cảm, xót xa. Thời gian trôi qua, những vết thương cũng đã lành nhưng sự hi sinh, mất mát đó vẫn “Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian”.
- Trong suy nghĩ của nhà thơ, người lính đã hi sinh nhưng họ lại trở nên bất tử. Tên tuổi của họ vẫn rực rỡ, chói lòa. Tác giả sử dụng phép so sánh và nói quá trong hai câu thơ “Mắt như suối biếc / Vai đầy núi non” đã khắc sâu trong tâm trí người đọc vẻ đẹp trong sáng và tinh thần quả cảm của người lính.
- Khép lại bài thơ là những lời chan chứa ân tình: “Tuổi xuân đang độ/ Ngày xuân ngọt lành / Theo chân người lính/ Về từ núi xanh…”. Bằng cách nói ẩn dụ qua những hình ảnh “tuổi xuân”, “ngày xuân ngọt lành”, nhà thơ đã khẳng định ý nghĩa của sự hi sinh. Các anh đã góp phần làm nên mùa xuân tươi đẹp của đất nước.
- Bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ, chủ yếu gieo vần chân và vần cách, giọng điệu trầm lắng, ngôn ngữ giàu tính biểu tượng.
KĐ: Tóm lại, qua bài “Đồng dao mùa xuân”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc nhở chúng ta trong niềm vui của cuộc sống hòa bình cũng không bao giờ quên công ơn của những người đã sống và chiến đấu, đã hi sinh vì độc lập tự do.