K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 4

*Kĩ thuật trồng:

- Thời vụ: vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).

- Khoảng cách: tùy theo giống, trung bình là 3m x 4m, 5m x 5m, 6m x 6m, 7m x 7m.

- Chuẩn bị hố trồng: đường kính từ 80 – 90cm, sâu 40 – 50cm. Trộn đều đất với phân bón (mỗi hố 20 – 30kg phân hữu cơ + 1kg phân lân) rồi lấp lại hố trồng.

- Trồng cây: Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 – 3 cm, nén chặt gốc cây, cắm cọc vào quanh gốc và buộc cố định cho cây. Vun đất mặt vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo, phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh.

*Kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, vun xới: 2 – 3 lần/năm.

- Bón phân thúc:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: chia làm 4 đến 5 lần/năm vào giai đoạn xoài mới ra lộc mới (tháng 2 đến tháng 10).

+ Thời kì kinh doanh: chia làm 4 lần (sau thu hoạch, khi cây bắt đầu ra hoa, khi cây đậu quả 3 tuần và sau lần 3 một tháng). Bón lần đầu bằng cách rạch rãnh xung quanh tán cây, rải phân rồi lấp đất. Bón lần sau bằng cách hòa loãng vào nước rồi tưới xung quanh gốc cây hoặc rải phân theo hình chiếu tán cây.

- Tưới nước:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: 2 – 3 ngày/lần, mỗi lần từ 10 – 30 lít/cây tùy độ tuổi.

+ Thời kì kinh doanh: giai đoạn phân hóa mầm hoa, giai đoạn chuẩn bị thu hoạch cần hạn chế tưới nước. Các giai đoạn còn lại tưới 2 – 3 ngày/lần, mỗi lần 40 – 50 lít/cây.

+ Phòng, trừ sâu bệnh hại: thường xuyên cắt tỉa, quét vôi gốc cây, vệ sinh vườn. Sử dụng phân bón hợp lí để nâng cao sức đề kháng của cây. Khi có sâu hại cần kịp thời sử dụng các biện pháp phù hợp để tiêu diệt (bắt tay, bẫy, thuốc trừ sâu sinh học, hóa học…).

*Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán:

- Thời kì kiến thiết cơ bản: khi cây cao 1,0m đến 1,2m tiến hành bấn ngọn. Khi các chồi mọc ra chọn 2 – 3 nhành khỏe làm nhành cấp 1, khi nhành cấp 1 dài 1,0 – 1,2m tiếp tục cắt để tạo cành cấp 2 và tương tự để tạo cành cấp 3.

- Thời kì kinh doanh: hằng năm tỉa thưa, cắt ngắn đầu cành, cắt bỏ cành sâu, bệnh, cành bị che khuất trong tán.

*Kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả:

- Điều khiển ra hoa: Sau thu hoạch khoảng 45 ngày, sử dụng paclobutrazol 10% từ 10 – 20g pha với khoảng 20 – 30 lít nước, tưới đều xung quanh tán cây. Sau 40 ngày tiến hành phun  3% (lần 1), sau 7 ngày phun  1,5% (lần 2). Phun ướt đều ở hai mặt lá.

- Điều khiển đậu quả: sử dụng  nồng độ từ 0,002% đến 0,004% hoặc  0,01% phun vào thời điểm trước khi cây nở hoa, 30% hoa nở và cây vừa đậu quả. Sau đậu quả 2 tuần, phun a-NAA nồng độ 0,002%,  0,001%, phun lại lần 2 từ 7 ngày đến 10 ngày.

14 tháng 10 2019

Yêu cầu kĩ thuật việc trồng cây:

- Thời vụ: Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, cao từ 60 – 100cm, sạch bệnh đem trồng vào mùa xuân (tháng 2 – 4) ở các tỉnh phía Bắc và đầu mùa (tháng 4 – 5) ở các tỉnh phía Nam.

- Khoảng cách: Tuỳ theo giống, đất đai mà khoảng cách trồng khác nhau: 10m x 10m hoặc 12m x 12m, 14m x 14m.

- Đào hố bón phân lót: Hố trồng xoài phải đào to, đường kính từ 80 – 90cm, sâu từ 50 – 60cm vì rễ sâu và rộng. Bón phân lót từ 20 – 30kg phân hữu cơ cùng với 1kg phân lân/1 hố.

Yêu cầu kĩ thuật việc chăm sóc cây:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, bệnh và làm đất tơi xốp.

- Bón phân thúc bằng phân chuồng hoai hoặc phân hoá học đảm bảo tỉ lệ N : P K là 1 : 1 : 1 (mỗi cây bón 300 – 500g). Cây càng lớn lượng phân tăng dần. Một năm bón 2 lần vào thời gian trước khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

- Tưới nước: Xoài là cây chịu được hạn nhưng cần tưới nước thường xuyên, nhất là khi cây còn nhỏ và vào mùa hanh khô.

- Tạo hình, sửa cành: Tiến hành tỉa sớm các cành nhỏ, cành bị sâu, bệnh. Không để cây xoài ra nhiều cành thấp để giữ cho cây xoài được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu, bệnh: Cây xoài bị các loại sâu, bệnh phá hoại như : rầy, rệp, ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm đen vi khuẩn, bệnh thối quả, khô đọt… Trong đó, rầy nhảy hút chích lá và bệnh thán thư là nguy hiểm, vì chúng gây thiệt hại vào lúc ra hoa, đậu quả.

15 tháng 12 2021

 

Tham khảo 

Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và giống cây để bố trí khoảng cách trồng cây cho phù hợp. Bà con có thể tham khảo khoảng cách trồng cây ăn quả có múi như sau:

+ Đối với bưởi là 5 x 5m;  6 x 6m.

+ Đối với cam sành là 2,5 x 2,5m; 2 x 3m.

Các nhà vườn cần chuẩn bị đắp mô bằng đất mặt ruộng và đất bãi sông phơi khô, có đường kính từ 0,5 -1m, có độ cao 0,3 – 0,6m. Đào hố rộng 30 cm và sâu 40 cm giữa mô.

Cho vào hố trồng hỗn hợp phân chuồng, tro trấu cùng đất khô theo tỷ lệ 2:1:1. Trước khi trồng, bà con nên cho một lớp hỗn hợp trên vào hố rồi đặt cây giống vào, sao cho mặt bầu ngang bằng mặt mô rồi ém chặt đất lại. Sau đó, cắm cọc giữ chặt cây con để cây tránh bị lung lay khi có gió.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI

Vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên cho cây con và cây đang ra hoa kết trái. Cây ăn quả có múi cần nhiều nước trong giai đoạn ra hoa và kết trái nhưng không chịu được ngập úng. Vào mùa mưa, bà con nạo vét các rãnh giúp cây thoát nước.

Ngoài ra, bà con có thể trồng xen rau màu hoặc cây ổi khi cây ăn quả có múi còn nhỏ, tăng thêm thu nhập cho mọi người.

CÁCH BÓN PHÂN

Bà con nên sử dụng phân chuyên dùng để bón cho cây ăn quả có múi. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây, cần sử dụng các loại phân có tỉ lệ NPK phù hợp.

+ Bón phân lần 01 vào khoảng thời gian sau khi thu hoạch. Các nhà vườn nên bón phân có chứa nhiều đạm và lân để giúp cây được phục hồi thân lá. Đồng thời giúp cây phát triển bộ rễ mới để chuẩn bị cho đợt nuôi trái tiếp theo. Giai đoạn này nhất thiết bón phân chuồng cho cây ăn quả có múi từ 10-20 kg/gốc.

+ Bón phân lần 02 là trước khi cây ra hoa. Tốt nhất bà con nên bón phân có hàm lượng lân và kali cao. Như vậy, mới giúp cây phân hoá mầm hoa tốt và giúp cho quá trình thụ phấn đạt hiệu quả cao hơn.

+ Bón phân lần 03 là khi cây đã đậu trái và trái đang phát triển.

+ Bón phân lần 04 vào trước khi thu hoạch 2 tháng để tăng chất lượng cho trái

15 tháng 12 2021

Ối dồi ôi

26 tháng 11 2019

Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:

- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.

- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.

- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.

Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.

- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.

+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.

+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.

+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.

- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.

- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…

Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.

Tham khảo!

A. Sai. Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ duy trì nhiệt độ nhà nuôi phong lan ở ngưỡng nhiệt độ \(25/18^oC\) (ngày/đêm).

B. Đúng. Chiếu sáng bổ sung để cường độ ánh sáng ban ngày đạt \(20000-25000\) \(lux\) áp dụng trong giai đoạn phân hóa mầm hoa.

C. Sai. Bón phân $NPK$ với liều lượng khác nhau phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của cây, tuy nhiên không có giai đoạn nào cần bón phân NPK với tỉ lệ \(9-45-15\)

5 tháng 3 2023

 

chăm sóc : 

- giai đoạn gà con : sử dụng đèn thắp sáng để sưởi ấm trong vài tuần đầu sau khi gà nở và vào mùa đông  , đồng thời phòng chuột , mèo  và kích thích gà ăn được nhiều thức ăn . Khi gà nuôi được 1 tháng tuổi , hằng ngày thả gà ra vườn chăn thả vài giờ khi nắng ấm 

- giai đoạn gà tơ và gà thịt  : gà lớn dần , có thể tăng thêm thời gian thả vườn khi nắng ấm và lùa gà về chuồng trước lúc trời lặn . Thường xuyên vệ sinh chuồng trại , máng ăn máng uống để tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển

 

phòng bệnh cho gà thịt : 

- giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ , khô ráo , thoáng mát 

- tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho gà theo điịnh kì để phòng bệnh 

- đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng giúp gà có được sức khỏe đề kháng tốt nhất 

Cho các biện pháp sau: (1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây tăng năng suất cây trồng. (2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng. (3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng...
Đọc tiếp

Cho các biện pháp sau:

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây tăng năng suất cây trồng.

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.

(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để là nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.

(5) Tuyển chọn cách dùng cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

(6) Các biện pháp nông: sinh bón phân hợp lý.

Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?

A. (1), (2) và (3).     

B. (1), (2), (3) và (4).

C. (1), (2), (3), (5) và (6).     

D. (3) và (4).

1
12 tháng 3 2018

Đáp án: C

24 tháng 5 2017

Yêu cầu kĩ thuật việc gieo trồng:

- Thời vụ trồng: phụ thuộc vào khí hậu từng vùng sinh thái.

- Khoảng cách: Đối với đất tốt ở vùng đồng bằng, trồng với khoảng cách 8m x 8m. Đối với đất đồi, trồng với khoảng cách 7m x 7m hay 6m x 8m

Tuỳ thuộc vào loại đất mà có khoảng cách trồng và mật độ khác nhau.

- Đào hố, bón phân lót: Tiến hành đào hố, kích thước hố tuỳ theo từng loại đất. Sau đó trộn lớp đất mặt đào lên với phân bón (phân hữu cơ và phân hoá học) để bón lót vào hố trước khi trồng 1 tháng.

Yêu cầu kĩ thuật việc chăm sóc:

- Làm cỏ vun sới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và làm đất tơi xốp. Hàng năm có thể dùng bùn ao hay phù sa vun vào gốc một lớp mỏng từ 5 – 10cm từ gốc cây rộng ra cho hết tán cây.

- Bón phân thúc vào 2 thời kì quan trọng là khi ra hoa (tháng 2 – 3) và sau khi thu hoạch quả (tháng 8 – 9) bằng phân chuồng hoại từ 30 – 50kg/cây và phân hoá học với lượng tối đa cho 1 cây: 1,5 – 2kg đạm; 1 – 1,5kg lân; 1,5 – 2kg kali.

- Tưới nước: Tháng đầu tiên sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm cho cây theo định kì 1 – 2 ngày/lần. Tháng thứ hai định kì 3 – 5 ngày/lần. Tưới từ ngoài vào trong gốc.

- Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ.

- Phòng trừ sâu bệnh: bọ xít, sâu đục quả…

23 tháng 1 2022