K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4

Cuộc Cải Cách của Minh Mạng và Ý Nghĩa Đối Với Đời Sống Xã Hội Hiện Nay:
Cuộc cải cách của vua Minh Mạng, diễn ra trong nửa đầu thế kỷ XIX, đã để lại nhiều kết quả quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc cho đời sống xã hội hiện nay. Dưới đây là những điểm nổi bật:

1. Xây Dựng Chế Độ Quân Chủ Trung Ương Tập Quyền Cao Độ:
- Vua Minh Mạng tập trung quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và quyền thống lĩnh quân đội vào tay mình. Điều này tạo ra một hệ thống quân chủ trung ương mạnh mẽ.
- Ý nghĩa: Cuộc cải cách đã thúc đẩy tính thống nhất của quốc gia và làm cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn.

2. Thống Nhất Đơn Vị Hành Chính Địa Phương:
- Minh Mạng thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước. Điều này giúp hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính.
- Ý nghĩa: Cuộc cải cách đã củng cố nền thống trị của nhà Nguyễn và làm cho hệ thống hành chính hoạt động hiệu quả hơn.

3. Cơ Cấu Bộ Máy Nhà Nước Gọn Nhẹ, Chặt Chẽ:
- Cuộc cải cách phân định cụ thể chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan. Hệ thống bộ máy nhà nước trở nên gọn nhẹ và hiệu quả.
- Ý nghĩa: Cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một di sản lớn, có giá trị đến ngày nay.

27 tháng 4

Anh ơi còn ý này ạ

Theo em nội dung nào có thể được kế thừa trong đời sống xã hội hiện nay 

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam:

+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;

+ Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;

+ Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

+ Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.

+ Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả.

+ Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước.

- Ví dụ cụ thể (về chế độ “hồi tỵ”)

+ Dưới thời Minh Mạng, phép “hồi tỵ” có nội dung cơ bản là: (1) quy định người làm quan không được nhậm chức ở quê quán, trú quán, quê mẹ, quê vợ; (2) những người thân như: anh, em, cha, con, thầy, trò,… không được làm quan cùng một chỗ; (3) đối với nhân viên hành chính: ai quê ở phủ, huyện nào cũng không được làm việc tại cơ quan công quyền của phủ, huyện đó,… Vua Minh Mạng cho thực hiện phép “hồi tỵ” nhằm mục đích đề phòng việc gây bè, kéo cánh, đặt tình cảm riêng lên trên pháp luật, cản trở công việc chung của đất nước. Theo vua Minh Mạng, để bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả thì phải có đội ngũ quan lại làm việc vô tư, khách quan, không dùng quan hệ gia đình, người thân để nâng đỡ, lập bè phái nhằm mục đích riêng. Những quy định trong chế độ  “hồi tỵ” được áp dụng dưới triều vua Minh Mệnh rất cụ thể, đối tượng, phạm vi áp dụng rộng đã góp phần làm cho bộ máy hành chính được củng cố và các cơ quan hành chính hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn.

+ Một vấn đề lớn đang đặt ra trong cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay là: tình trạng bè phái, gia đình, tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ”…  đang rất phổ biến trong các cơ quan hành chính nhà nước. Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, như: nâng đỡ, bao che cho nhau; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt cán bộ công chức thiếu khách quan, không dựa trên năng lực và kết quả làm việc; nội bộ mất đoàn kết, không huy động được các thành viên trong tổ chức phấn đấu vì mục tiêu chung; khiến cho niềm tin của người dân vào chính quyền suy giảm,… Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng chế độ “hồi tỵ” ở phạm vi và đối tượng rộng hơn để giảm bớt những tiêu cực trong bộ máy hành chính.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!

- Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam:

+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;

+ Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;

+ Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

+ Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.

+ Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả.

+ Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước.

- Ví dụ cụ thể (về chế độ “hồi tỵ”)

+ Dưới thời Minh Mạng, phép “hồi tỵ” có nội dung cơ bản là: (1) quy định người làm quan không được nhậm chức ở quê quán, trú quán, quê mẹ, quê vợ; (2) những người thân như: anh, em, cha, con, thầy, trò,… không được làm quan cùng một chỗ; (3) đối với nhân viên hành chính: ai quê ở phủ, huyện nào cũng không được làm việc tại cơ quan công quyền của phủ, huyện đó,… Vua Minh Mạng cho thực hiện phép “hồi tỵ” nhằm mục đích đề phòng việc gây bè, kéo cánh, đặt tình cảm riêng lên trên pháp luật, cản trở công việc chung của đất nước. Theo vua Minh Mạng, để bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả thì phải có đội ngũ quan lại làm việc vô tư, khách quan, không dùng quan hệ gia đình, người thân để nâng đỡ, lập bè phái nhằm mục đích riêng. Những quy định trong chế độ  “hồi tỵ” được áp dụng dưới triều vua Minh Mệnh rất cụ thể, đối tượng, phạm vi áp dụng rộng đã góp phần làm cho bộ máy hành chính được củng cố và các cơ quan hành chính hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn.

+ Một vấn đề lớn đang đặt ra trong cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay là: tình trạng bè phái, gia đình, tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ”…  đang rất phổ biến trong các cơ quan hành chính nhà nước. Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, như: nâng đỡ, bao che cho nhau; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt cán bộ công chức thiếu khách quan, không dựa trên năng lực và kết quả làm việc; nội bộ mất đoàn kết, không huy động được các thành viên trong tổ chức phấn đấu vì mục tiêu chung; khiến cho niềm tin của người dân vào chính quyền suy giảm,… Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng chế độ “hồi tỵ” ở phạm vi và đối tượng rộng hơn để giảm bớt những tiêu cực trong bộ máy hành chính.

24 tháng 5 2022

Tham khảo:

a. Hoàn cảnh :

- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng 

- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren

- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến 

b. Nội dung :

- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng

- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài 

- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục... 

- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước 

c. Nhận xét:

- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình 

- Hạn chế: Tuy nhiên, các đề nghị cải cách mang tính chất rời rạc, lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến 

- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến 

- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX

24 tháng 5 2022

Tham khao : 

a. Hoàn cảnh :

- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng 

- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren

- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến 

b. Nội dung :

- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng

- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài 

- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục... 

- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước 

c. Nhận xét:

- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình 

 

- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến 

- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX

21 tháng 12 2017

- Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:

   + Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;

   + Do nhân dân làm chủ;

   + Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;

   + Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

   + Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;

   + Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;

   + Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;

   + Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

- Đặc trưng được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn hiện nay ở nước ta là “nhà nước do nhân dân làm chủ, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”

18 tháng 12 2016

câu 1

- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cách mạng nổ ra với nhiều hình thức khác nhau song về bản chất là giống nhau đều gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển TBCN.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cơ-banh.

Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình nhất trong các cuộc cách mạng tư sản; nó để lại dấu ấn lịch sử sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới; nó như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu; nó thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ chuyên chế, chống chế độ thực dân

Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Câu 2. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất- từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng cơ khí, máy móc diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

 

Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,...Từ một nước nông nghiệp trỏ thành một nước công nghiệp.

+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

Câu 3

Công xã Pari là nhà nước kiểu mới :

-Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với thới kì trước .

-Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã tập trung trong tay quyền hành pháp và lập pháp .

-Công xã thành lập các ủy ban và đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bải miễn bất kì lúc nào nếu đi ngược quyền lợi của nhân dân.

- Quốc hội và cảnh sát cũ được thay bằng lực lượng an ninh nhân dân .

- Nhà thờ tách khỏi nhà nước ,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng .

Nhà nước của dân:

- Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.

- Đại biểu trúng cử là đại diện cho nhân dân lao động.

- Công nhân là lực lượng lãnh đạo trong công xã vì công nhân là giai cấp cách mạng nhất nắm được lực lượng vũ trang và lối cuốn tiểu tư sản .

Nhà nước do dân :

- Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước .

- Nhân dân được tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền .

- Các chính sách phục vụ quyền lợi cho nhân dân

* Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari :

+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn

+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

Câu 4

nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.

+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...

- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Những thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đã góp phần làm phong phú thêm mô hình phát triển chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn; chứng tỏ sức sống, triển vọng của chủ nghĩa xã hội; đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.

31 tháng 3 2017

- Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:

+ Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;

+ Do nhân dân làm chủ;

+ Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;

+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;

+ Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;

+ Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;

+ Có quan hệ hữu ngị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

- Đặc trưng được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn hiện nay ở nước ta là “nhà nước do nhân dân làm chủ, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”

8 tháng 1 2018

bạn có thể nêu ví dụ cụ thể đc k ạ!!!

30 tháng 4 2023

Cuộc sống đặt ra cho con người muôn vàn những thử thách, để vượt qua và chiến thắng chúng ta không chỉ cần có sự kiên trì, cố gắng mà còn cần có niềm tin, hi vọng vào bản thân, vào những điều tốt đẹp phía trước. Hi vọng là sự mong chờ, kì vọng mãnh liệt vào một sự vật, sự việc nào đó sẽ diễn ra theo đúng ý muốn của bản thân. Hi vọng như một ngọn đèn sáng giữa đêm đông, nó không chỉ soi đường, dẫn lối mà còn có thể tạo ra niềm tin, sức mạnh tinh thần to lớn để chúng ta kiên trì với con đường đã chọn, dám mạnh mẽ đương đầu và chinh phục mọi thử thách. Trong thực tế, không phải bao giờ mọi việc cũng đều diễn ra giống như kì vọng, mong muốn, thế nhưng hi vọng dù nhỏ nhoi, khả năng trở thành hiện thực vô cùng thấp thì vẫn có một phần trăm nào đó, dẫu mong manh trở thành hiện thực, quan trọng hơn, nó thắp lên trong tâm hồn con người ngọn lửa của niềm tin, sự lạc quan và thôi thúc sự cố gắng, nỗ lực. Hi vọng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, nó hướng chúng ta đến những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong tương lai. Đó là những cô cậu học sinh cuối cấp hi vọng đậu vào ngôi trường đại học mình luôn mơ ước, đó là những bệnh nhân lạc mạnh mẽ chiến đấu với bệnh tật với hi vọng tìm kiếm lại sức khỏe, sự sống. Hi vọng được nảy sinh từ những mong muốn mãnh liệt và niềm tin thầm kín và bất cứ ai cũng có quyền hi vọng vào những điều tốt đẹp. Chúng ta hãy nuôi dưỡng hi vọng, niềm tin để có sức mạnh vượt qua tất cả những chông gai của cuộc sống, vươn mình tới ánh sáng của thành công.

19 tháng 4 2022
I.Tình hình Việt Namnửa cuối thế kỉXIX

- Kinh tế:

+ Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu, khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt.

- Chính trị:

+ Thực dân Pháp ráo riết mở cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước.

+ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.

- Xã hội:

+ Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt thêm.

+ Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên dữ dội, càng làm cho đất nước lâm vào tình trạng rối ren thêm.

 

=> Trong bối cảnh đó, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.