SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Chuyện kể rằng ở một ngôi làng nọ có hai mẹ con nghèo sinh sống với nhau trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ ngày ngày tần tảo làm việc để nuôi con, người con tuy còn nhỏ nhưng đã biết yêu thương, có hiếu với mẹ.
Cuộc sống của hai mẹ con cứ thế bình lặng trôi qua thì bỗng đến một ngày người mẹ chợt lâm bệnh nặng. Dù đã đi đến chữa trị ở rất nhiều thầy lang giỏi trong làng nhưng tình hình bệnh của người mẹ không hề đỡ chút nào, sức khỏe mỗi ngày một yếu đi.
Nhà nghèo không có tiền chữa trị, nhưng thương mẹ người con vẫn quyết tâm đi tìm thầy ở các nơi để chữa bệnh cho mẹ. Người con cứ đi từ làng này qua làng khác, vượt bao làng mạc, núi sống, vừa đói vừa rách nhưng không hề nản lòng. Rồi em đi qua một ngôi chùa, em đã xin phép trụ trì của ngôi chùa cầu phúc cho mẹ em mau chóng qua bệnh để hai mẹ con lại trở về cuộc sống như xưa. Lòng hiếu thảo của em đã động đến trời xanh,. Số cánh hoa tượng trưng cho số năm mà mẹ em sống thêm được.
Em nhìn bông hoa vừa vui sướng vì đã có phép màu cứu được mẹ nhưng cũng không khỏi lo lắng vì chỉ có năm cánh hoa, tức mẹ em chỉ còn sống được năm năm. Vì vậy sau một hồi suy nghĩ em đã xé nhỏ các cánh hoa cho tới khi không còn xé nhỏ được nữa, và cũng không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh hoa. Nhờ vậy mà người mẹ đã sống rất lâu bên đứa con ngoan hiếu thảo của mình.
Bông hoa có vô số cánh hoa biểu tượng cho sự sống, cho ước mơ trường tồn của con người, cho khát vọng chữa lành mọi bệnh tật, sau này người ta gọi đó là hoa Cúc. Sự tích hoa cúc trắng cũng từ đó mà ra.
Lựa chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất:
Câu 1. Theo tác phẩm: Lòng hiếu thảo của em đã động đến ai?
A. Trời xanh. B. Nhà vua. C. Người dân. D. Thầy lang.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật người mẹ. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật người con. C. Lời của nhà sư.
Câu 3. Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?
A. Em bé. B. Người mẹ. C. Đức Phật. D. Nhà sư.
Câu 4. Câu văn "Bông hoa có vô số cánh hoa biểu tượng cho sự sống, cho ước mơ trường tồn của con người, cho khát vọng chữa lành mọi bệnh tật, sau này người ta gọi đó là hoa Cúc" đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Liệt kê. D. Ẩn dụ.
Câu 5. Vì sao em bé quyết tâm đi tìm thầy lang để chữa bệnh cho mẹ?
A. Vì em bé thương mẹ và muốn mẹ khỏi bệnh.
B. Vì quyến luyến không muốn xa mẹ.
C. Vì muốn giúp đỡ mẹ.
D. Vì chưa thể sống tự lập.
Câu 6. Điều gì khiến Đức Phật cảm động khi nghe câu chuyện của em bé?
A. Số phận bất hạnh của người mẹ.
B. Trí tuệ hơn người của em bé.
C. Cảm thương tấm lòng hiếu thảo của em bé.
D. Tình cảnh đáng thương của em bé.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi lòng hiếu thảo của em bé.
C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.
D. Ca ngợi tình phụ tử.
Câu 8. Vì sao em bé lại xé nhỏ những cánh hoa cúc trắng?
A. Vì muốn cho bông hoa đẹp hơn.
B. Vì bông hoa chỉ có năm cánh.
C. Vì muốn bông hoa có thật nhiều cánh.
D. Vì em muốn mẹ được sống lâu hơn.
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.
Câu 10. Em có nhận xét gì về sự hóa thân của Đức Phật thành bông hoa cúc trắng trong tácphẩm?
Câu 1. A. Trời xanh.
Câu 2. B. Lời của người kể chuyện.
Câu 3. A. Em bé.
Câu 4. D. Ẩn dụ.
Câu 5. A. Vì em bé thương mẹ và muốn mẹ khỏi bệnh.
Câu 6. C. Cảm thương tấm lòng hiếu thảo của em bé.
Câu 7. D. Ca ngợi tình phụ tử.
Câu 8. D. Vì em muốn mẹ được sống lâu hơn.
Câu 9. bài học mà tôi tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm là sự quan trọng của lòng hiếu thảo và hy sinh trong mối quan hệ gia đình. Em bé đã làm mọi cách để chữa bệnh cho mẹ, thể hiện tình yêu và sự hy sinh không điều kiện.
Câu 10. Sự hóa thân của Đức Phật thành bông hoa cúc trắng trong tác phẩm có thể hiểu là biểu tượng cho sự hiện diện của lòng nhân từ và trí tuệ trong mọi hiện tượng tự nhiên và cuộc sống hàng ngày. Điều này thể hiện sự kính trọng và tôn trọng đối với tâm linh và triết học Phật giáo.
hc tốt nha nhớ tick đó