Đọc một bài đọc về trẻ em.
a) Chia sẻ về bài đã đọc.
b) Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài tham khảo 1:
Bài thơ “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho chúng ta biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Và tớ rất ấn tượng về tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.
Bài tham khảo 2:
Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tớ đặc biệt chú ý bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì nhìn cũng đáng yêu.
a.
Em có thể tham khảo một số truyện sau:
Truyện 1:
Người thầy cũ
1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
(theo Phong Thu)
Tên truyện: Người thầy cũ
Tên tác giả: Phong Thu
Nhân vật: Dũng, người thầy, bố Dũng
Nội dung: ở một trường học, có một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.
Truyện 2:
Ngôi trường mới
Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Theo NGÔ QUÂN MIỆN
Tên truyện: Ngôi trường mới
Tên tác giả: Ngô Quân Miện
Nhân vật: bạn học sinh
Nội dung: Truyện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
b.
Bài tham khảo 1:
Tớ đã từng đọc truyện “Người thầy cũ” của tác giả Phong Thu. Truyện có 3 nhân vật là Dũng, thầy giáo và bố của Dũng. Truyện kể về một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.
Bài tham khảo 2:
Tớ đã từng đọc truyện “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện. Nhận vật chính trong truyện là một bạn học sinh. Bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
a. Ví dụ về bài thơ: "Mẹ vắng nhà ngày bão" - Đặng Hiển
b. Nhật kí đọc sách:
Tên bài thơ: Mẹ vắng nhà ngày bão
Tên tác giả: Đặng Hiển
Từ dùng hay: là số đếm được dùng trong bài thơ
" Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung"
Hình ảnh đẹp: Ngày bão mẹ vắng nhà, ba bố con đều vất vả. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung. Củi mùn để nấu cơm thì bị ướt nên khi đun nấu khói làm mắt đỏ hoe. Ba bố con phải đảm nhiệm mọi việc: chị hái lá nuôi thỏ, em chăn đàn vịt, bố đi chợ mua cá về nấu canh chua.
c. Chia sẻ với bạn:
Cảm xúc sau khi đọc bài thơ: Bài thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.
a. Ví dụ về bài "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh.
b. Những chi tiết quan trọng về ước mơ được nhắc đến trong bài văn "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh bao gồm:
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp.
- Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.
- Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
c. - Bài văn "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh là một bài văn kể về ước mơ của những đứa trẻ. Nó nhắc nhở mình về thời thơ ấu khi cũng từng có rất nhiều ước mơ và khát khao trong cuộc sống.
- Mình sẽ ghi chép bài văn vào "nhật kí đọc sách" của mình để sau này có thể đọc lại và gợi nhớ lại kỷ niệm về những ước mơ của mình trong quá khứ.
- Mình nghĩ rằng ước mơ là điểm tựa để ta tiến tới và cố gắng hơn trong cuộc sống. Có một ước mơ khiến ta cảm thấy động lực và hạnh phúc hơn để phấn đấu và đạt được nó. Chính vì thế, ta cần phải luôn ghi nhớ và nỗ lực để tiến tới mục tiêu của mình.
a. Bản tin: Một tài năng trẻ Việt Nam đang gây ấn tượng với sáng tạo của mình trong lĩnh vực nông nghiệp. Người đó là Lê Thanh Tùng, sinh năm 1995 tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, Tùng quyết định đầu tư cho một dự án nuôi trồng rau sạch. Tuy nhiên, thị trường đầy khó khăn đã khiến Tùng phải nghĩ ra những giải pháp mới để bảo vệ sản phẩm của mình. Đó là khi Tùng nghĩ ra ý tưởng sử dụng công nghệ thẻ điện tử để quản lý sản phẩm. Thông qua việc gắn thẻ vào từng bó rau, khách hàng có thể theo dõi được nguồn gốc sản phẩm, thời gian thu hoạch và ngày hết hạn sử dụng. Đến nay, dự án của Tùng đã đạt được nhiều thành công và thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn. Tuy nhiên, Tùng luôn nhấn mạnh rằng, việc nuôi trồng sạch là đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì và sáng tạo của người nông dân.
b. Nhật kí đọc sách: thật may mắn khi biết được về ý tưởng sáng tạo của anh Lê Thanh Tùng trong sản xuất nông nghiệp.
c. Trong bản tin, có hình ảnh của anh Tùng tại trang trại của mình và sản phẩm trồng được như bó rau xanh tươi và hoa rau cải. Số liệu về thành công của dự án của anh Tùng cũng được liệt kê để cho người đọc hiểu rõ hơn về các mốc quan trọng mà Tùng đã đạt được.
PHIẾU ĐỌC SÁCH | ||
Tên bài thơ: Mẹ yêu con | Tác giả: Nguyễn Thuyền | Ngày đọc: 03/03/2023 |
Hình ảnh thể hiện tình yêu thương: Nguyện cầu xin bình an từ tiên bụt; Mong con mẹ xinh như cánh hoa tươi; Nhưng vì con nguyện lẳng lặng hy sinh,.... | ||
Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ: Em cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt, vô bờ bến của một người mẹ đơn thân dành cho con. | ||
Mức độ yêu thích: 5 sao |
a. Bài thơ "Bàn tay mẹ" - Nguyễn Thị Xuyến
b. Nhật kí đọc sách:
- Những từ ngữ hay: bàn tay mẹ, yêu nhất, rám nắng, gầy gầy, xương xương.
- Những hình ảnh đẹp:
- Đi làm về, mẹ lại đi chợ, nấu cơm
- Mẹ tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
- Đôi bàn tay rám nắng
- Các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.
c. Chia sẻ với bạn về tình cảm suy nghĩ khi đọc bài văn: Qua bài văn, mình cảm nhận được đôi bàn tay của mẹ - đôi bàn tay với những vết chai sạn vì những ngày mưu sinh vất vả. Bao nhiêu là công việc từ đơn giản đến khó khăn, nhọc nhằn, đôi bàn tay ấy cũng chưa bao giờ từ. Mình luôn tự hào và hãnh diện vì được lớn lên trong vòng tay yêu thương ấy. Từng ngày từng giờ, mình luôn nỗ lực hết mình, để có thể đỡ đần được cho mẹ, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Để đôi bàn tay dịu dàng của mẹ mãi bên cạnh mình.
Trong bài thơ Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi, em thích hình ảnh giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.
a) Bản tin về thiếu nhi dũng cảm:
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
b)
Tên bản tin: Kim Đồng - cậu bé đưa thư dũng cảm
Tên nhân vật: Kim Đồng
Tình huống: Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới
Cách giải quyết: anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn.
Kết quả: Kim Đồng đã anh dũng hy sinh.
c) Em chủ động hoàn thành bài tập.
a. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận (vẻ đẹp của con người lao động)
b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
...
c. Bài thơ "Quê hương"
d. "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"
Thật là một cảnh tượng đẹp lúc hoàng hôn, khi ngày sắp kết thúc. Mặt trời đỏ rực như hòn lửa.
a. Chia sẻ về truyện đã đọc:
Vào một ngày hè nắng nóng, chú kiến đi dạo quanh tìm nước uống. Sau một hồi tìm kiếm, kiến phát hiện một dòng suối mát. Tuy nhiên, khi đang cố trèo lên tảng đá nhỏ để uống nước, kiến liền bị trượt chân và ngã xuống nước.
Tình cờ chị bồ câu bay ngang thấy kiến sắp chết đuối nên đã ra tay giúp đỡ. Thật nhanh chóng, bồ câu đã ngắt một chiếc lá trên cây và thả xuống nước. Kiến bèn bám theo và trèo lên được thân lá, nhờ vậy mà đã thoát nạn.
Kiến và bồ câu cũng từ đó mà trở thành những người bạn thân. Rồi một lần nọ thợ săn vào rừng, anh ta bắt gặp chị bồ câu đậu trên thân cây nên đã nhắm súng chờ sẵn. Kiến phát hiện đã vội bò đến chỗ gã thợ săn và đốt vào chân hắn. Bị kiến cắn đau, gã thợ săn đánh rớt súng nên bồ câu đã cảnh giác bay mất.
b) Viết vào Phiếu đọc sách
- Tên bài đọc: “Kiến và chim bồ câu”
- Bài học rút ra:
Việc làm tốt sẽ không bao giờ bị quên lãng.