K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời câu hỏi đúng sai "Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có nền văn học truyền miệng phát triển, với nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích. Các truyện Lạc Long Quâ và Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Tháng Gióng, Bánh chưng, bánh giầy, Trầu cau,... là những viê ngọc quý trong kho tàng văn học thời dựng nước. a)Đoạn tư liệu cung cấp thông...
Đọc tiếp

Trả lời câu hỏi đúng sai "Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có nền văn học truyền miệng phát triển, với nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích. Các truyện Lạc Long Quâ và Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Tháng Gióng, Bánh chưng, bánh giầy, Trầu cau,... là những viê ngọc quý trong kho tàng văn học thời dựng nước. a)Đoạn tư liệu cung cấp thông tin thành tựu về chữ viết, văn học của cư dân Văn Lang - Âu Lạc b)Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có chữ viết riêng và sớm tạo dựng được một nền văn học viết phát triển rực rỡ. c) Kho tàng văn học dân gian của cư dân Văn Lang - Âu Lạc rất phong phú với nhiều thể loạ thần thoại, truyền thuyết, truyện ngắn, kí sự... d)Các truyện như Lạc Long Quần và Âu Cơ, Sơn Tỉnh - Thủy Tỉnh, Tháng Gióng đều kể về các nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử. giúp mk với mai ktra rùi

4
23 tháng 4

a) Đúng
b) Sai
c) Đúng
d) Sai

 

23 tháng 4

Bạn gthich giúp mk đko -(((

 CON RỒNG CHÁU TIÊN(Truyền thuyết)        Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại...
Đọc tiếp

 

CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

        Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

        Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

       Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

      Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:

      - Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

     Lạc Long Quân nói:

     - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

        Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.

        Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

       Cũng bởi sự tích mà về sau, người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Chú thích:

   (*) Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

   Trong sáu truyền thuyết ở sách này, bốn truyện đầu là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Nhưng truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng. Truyện thứ năm - Sự tích Hồ Gươm - là truyền thuyết về thời Hậu Lê. So với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết về thời sau ít yếu tố hoang đường hơn và theo sát lịch sử hơn.

   Truyền thuyết Việt Nam có mỗi quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Nhiều truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về thời các vua Hùng, là những thần thoại đã được lịch sử hóa.

(1) Ngư Tinh: con cá sống lâu năm thành yêu quái; Hồ Tinh: con cáo sống lâu năm thành yêu quá; Mộc Tinh: cây sống lâu năm thành yêu quá.

(2) Thủy cung: cung điện dưới nước.

(3) Thần Nông: nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết đã dạy loài người trồng trọt và cày cấy.

(4) Khôi ngô: sáng sủa, thông minh.

(5) Tập quán: thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.

(6) Đóng đô: lập kinh đô.

(7) Phong Châu: tên gọi vùng đất cổ, nay chủ yếu thuộc địa bàn Phú Thọ, mà Việt Trì và Bạch Hạc là trung tâm.​

Bài 1 : Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là?

A, Nhân vật là thần thánh hoặc là người.

B, Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

C, Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

D, Nhân vật và hành động của nhân vật không có sắc màu thần thánh.

CHỌN CÂU ?

 

 

1
25 tháng 1 2019

Bài 1 : Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là? 

Trả lời : C, Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

Họccccccccc tốtkkkkkkkkkk

KB nữa nha

2 tháng 3 2022

- Đời sống vật chất: 

+ Thức ăn chính là gạo: gạo tẻ, gạo nếp

+ Biết sử dụng một số loại gia vị

+ Ở nhà sàn, có mái cong

+ Chủ yếu đi lại bằng thuyền

+ Nghề chính là trồng lúa nước

+ Ngoài ra còn có nghề luyện kim, đúc đồng

- Đời sống tinh thần:

+ Tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên

+ Phong tục tập quán: Xăm mình, nhuômk răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy. Tổ chức các lễ hội gắn liền với nông nghiệp trồng lúa nước.

3 tháng 3 2022

- Đời sống vật chất: 

+ Thức ăn chính là gạo: gạo tẻ, gạo nếp

+ Biết sử dụng một số loại gia vị

+ Ở nhà sàn, có mái cong

+ Chủ yếu đi lại bằng thuyền

+ Nghề chính là trồng lúa nước

+ Ngoài ra còn có nghề luyện kim, đúc đồng

- Đời sống tinh thần:

+ Tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên

+ Phong tục tập quán: Xăm mình, nhuômk răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy. Tổ chức các lễ hội gắn liền với nông nghiệp trồng lúa nước.

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên.

Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang.

[...]

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.”

(Trích truyền thuyết: “Con Rồng, cháu Tiên”)

Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó? 

ai làm đúng mình tick cho mình đang cần gấp

0
13 tháng 12 2021

19. A 

20. A

21. D

A . Truyền thuyết kể về hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm , ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng 

1 tháng 10 2018

A. Truyền thuyết kể về hiện tượng lũ lụt xay ra hằng năm, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

19 tháng 2 2023

Xây thành cổ loa

Tui chỉ biết cái đó thôi. 

19 tháng 2 2023

1, Con rồng cháu tiên

2, Sơn tinh - thủy tinh 

3, Thánh Gióng

4, Bánh chưng, bánh giầy

14 tháng 12 2021

a

14 tháng 12 2021

A

22 tháng 10 2021

'Cô bé bán diêm' là một trong những truyện cổ tích tôi ấn tượng nhất. Giấc mộng cuối cùng của cô bé là điều tôi không thể nào quên được khi đọc đến đó. Cô bé chỉ có vỏn vẹn 4 giấc mộng, mà giấc mộng cuối cùng của cô bé cũng chính là khi cô bé rời đi khỏi thế gian. Em đã từng có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình. Nhưng cũng chỉ là đã từng, vì bây giờ cô bé phải vượt qua cái rét lạnh của đêm giao thừa, của mùa đông băng giá chỉ để kiếm từng đồng nhờ việc bán diêm để mang tiền về cho người cha rượu chè kia. Với lứa tuổi cô bé lẽ ra phải đang quây quần bên gia đình, được sự ấm áp bao bọc của người thân đón giao thừa. Còn cô bé ở một góc khuất vì cái rét buốt đã quẹt từng que diêm cho ánh lửa rực cháy ấy để tưởng tượng ra nỗi khao khát tình thương yêu, hạnh phúc của mình. Phải đau khổ như thế nào mới có thể tưởng tượng ánh lửa của que diêm là những niềm ước ao của mình được chứ! Cô bé quẹt từng que diêm nhưng mỗi khi quẹt ra, những giấc mộng đó đều nhanh chóng vụt tắt. Đến que diêm cuối cùng, em thấy được người bà quá cố đã từng nuông chiều em bao nhiêu đang dang rộng đôi bàn tay ra để đón lấy em. Em đã nhào vào lòng bà, tựa như chìm vào với sự ấm áp của bà mang lại-một hạnh phúc vĩnh hằng. Vào buổi sáng hôm sau mọi nguờ đã phát hiện ra cô bé. Em đã ra đi vĩnh viễn nhưng trên môi vẫn nở một nụ cười. Điều đó thật đau buồn, nhưng đó cũng là một sự ra đi hạnh phúc đối với cô bé vì đã rời khỏi một cuộc sống bất hạnh đầy những người vô tâm.

24 tháng 9 2023

Tham khảo
 

Nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện “Cây khế”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.

Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.

Truyện “Cây khế” phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến đồng tiền. Thông qua khai thác xung đột trong gia đình này, tác giả dân gian đã phản ánh chủ đề của chuyện đó là phê phán sự tham lam, ích kỉ của con người, ca ngợi những con người chịu khó, chăm chỉ, biết sống lương thiện, biết thế nào là đủ. Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.

Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.

Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai, góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng em trai. Nhờ chim quý vợ chồng em trai được đền đáp xứng đáng cho tấm lòng, sự lương thiện của mình. Cũng nhờ chim quý mà vợ chồng người anh trai đã bị trừng trị thích đáng cho bản tính tham lam, mờ mắt vì tiền của mình. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam.

Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính - tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.

Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích vốn chưa có những tâm lý hay nét tính cách độc đáo, riêng biệt như trong văn xuôi của các tác giả văn học. Nhưng thông qua lời thoại, ngôn ngữ, hành động chúng ta cũng thấy được phần nào những nét tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn qua thái độ “rối rít, mừng quýnh, vái lấy vái để “ khi gặp chim thần của vợ chồng anh trai cũng đủ thấy vợ chồng anh ta là người tham lam, ích kỉ, tôn sùng vật chất, luôn trông chờ vào vận may; hành động “nhét đầy vàng vào tay áo, ống quần, lết mãi mới ra khỏi hang” đủ thấy anh trai tham lam đến mờ lý trí… còn vợ chồng người em trai thấy con chim thần chỉ biết than “ ông chim ơi, ông ăn hết khế nhà cháu…” rồi hành động “chỉ nhặt vừa đủ vàng bạc nhét vào túi rồi ra về” cũng đủ thấy người em trai vốn bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật chỉ được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ nhưng những nét tính cách nổi bật vẫn hiện lên tương đối đậm nét.

Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.

Câu chuyện là một bài học đắt giá cảnh tỉnh những người tham lam, không coi trọng tình cảm gia đình, sớm hay muộn cũng sẽ nhận phải một kết cục không may mắn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

• Lựa chọn một truyện kể cụ thể trong số các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích mà bạn yêu thích để làm bài. Nên chọn truyện có chủ đề xác định, hình thức nghệ thuật thú vị, thể hiện sâu sắc nội dung, ý nghĩa,... Chẳng hạn:

- Thần thoại: Thần Trụ Trời, Cuộc tu bổ lại các giống vật,...

- Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm..

- Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng,...

- Truyện cười: Đến chết vẫn hà tiện, Đất nứt con bọ hung (truyện Trạng Quỳnh).

- Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Em bé thông minh,...

• Trả lời các câu hỏi có tính định hướng cho bài viết:

- Mục đích viết của bạn là gì (thể hiện nhận thức, đánh giá của bạn về truyện kể, | luyện tập phát triển kĩ năng, chia sẻ ý kiến với người khác,...)?

- Người đọc bài viết của bạn có thể là những ai (thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng lớp, phụ huynh,...)?

Thu thập tài liệu

• Tìm những nguồn tư liệu liên quan đến truyện kể từ các báo, tạp chí, sách chuyên luận, trên các trang mạng đáng tin cậy, thư viện,.

• Khi đọc, tham khảo tư liệu, cần ghi chép một số nhận xét, đánh giá về tác phẩm cần cho việc trích dẫn hoặc suy nghĩ tiếp để trao đổi thêm trong bài viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

• Để tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của một truyện kể, cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề của truyện này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Những tác phẩm nào gần gũi về chủ đề oà giữa chúng có gì tương đồng, có gì khác biệt?,..

• Để tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, bạn cần trả lời các câu hỏi: Tác phẩm thuộc thể loại thần thoại, truyện cổ tích, ngụ ngôn,... hay truyện cười?; Thể loại ấy có những điểm gì đáng lưu ý về nhân vật, cốt truyện, điểm nhìn, lời kể,...?; Các đặc điểm hình thức của truyện đã góp phần thể hiện chủ đề như thế nào...?

• Bài viết cần có ít nhất mấy luận điểm? Sắp xếp các luận điểm theo trình tự nào? • Lí lẽ, bằng chứng cần có cho mỗi luận điểm?

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Lập dàn ý

Bạn hãy sắp xếp, trình bày các ý đã tìm thành một dàn ý. Riêng với dàn ý phần thân bài, bạn cần:

• Xây dựng hệ thống luận điểm cho bài viết. • Tạo lập ít nhất hai luận điểm về nội dung và về nghệ thuật.

• Sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách: a. hình thức nghệ thuật trước, chủ đề sau, b, chủ đề trước, hình thức nghệ thuật sau; c. kết hợp phân tích, đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật trong từng luận điểm,...

Ví dụ: Trong ngữ liệu tham khảo, khi phân tích, đánh giá truyện ngụ ngôn Chó sói và chiến con, các luận điểm đã được sắp xếp theo trình tự b:

Luận điểm thứ nhất: giá trị của chủ đề: tình trạng “kẻ mạnh” bất chấp lẽ phải, ức hiếp, sát hại kẻ yếu trong xã hội. (Lí lẽ và bằng chứng)

Luận điểm thứ hai: những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, nhân vật giàu tính biểu trưng, kết cấu tương phản, lối kể chuyện bằng thơ hàm súc mà hấp dẫn,... (Lilẽ và bằng chứng)

• Nêu rõ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.

• Lược dẫn từ truyện kể một số hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để dàn ý phần thân bài cụ thể hơn.

Bước 3: Viết bài

• Phát triển các luận điểm thành những đoạn văn có câu chủ đề và các câu triển khai ý của câu chủ đề.

• Làm sáng tỏ các luận điểm phân tích, đánh giá về chủ đề và hình thức nghệ thuật bằng việc trích dẫn các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

• Diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể.

• Hình dung lại thật rõ về người đọc và mục đích viết để chọn lựa văn phong phù hợp.

• Sử dụng các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa