Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo:
Trong truyền thuyết “Thánh Gióng” có chi tiết “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm. Đây là một chi tiết kì ảo. “Tráng sĩ” là người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Hành động vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ của Gióng chính là sự trỗi dậy kì diệu của sức sống dân tộc mỗi khi gặp thử thách ngặt nghèo. Trong tình thế bức bách, tất cả đều lớn vượt lên, không theo nhịp độ thời gian bình thường mà theo nhịp độ đặc biệt. Đồng thời, chi tiết này cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện.
tk:
Thánh Gióng là truyền thuyết mà em vô cùng yêu thích. Trong tác phẩm, em cảm thấy ấn tượng nhất với tiếng nói đầu tiên của Gióng. Cậu bé làng Gióng đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài khắp nước. Khi cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Gióng đã yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Câu nói đầu tiên là của Thánh Gióng là xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân. Nhân vật này đã gửi gắm truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
Tham khảo: Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ thể hiện cho tinh thần kiên cường bất khuất của cả dân tộc ta. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa xông pha ra trận địa để lại trong lòng mỗi người dân một ấn tượng sâu sắc. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ không nản lòng mà nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù xâm lăng. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hùng, tráng lệ. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.
Refer:
Hình ảnh anh hùng Thánh Gióng cưỡi ngựa về trời đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. (1) Bởi như ta đa biết được cách ra đời kì lạ của nhân vật này, từ đó ta có thể thấy Thánh Gióng không có một thân phận bình thường chút nào. (2) Nhưng điều đặc biệt ở chi tiết này, mà nó là cách mà Thánh Gióng bày tỏ tình yêu thương của mình đối với nước nhà. (3) Là hình ảnh Thánh Gióng một mình đánh hết tất cả giặc ngoại xâm, chẳng màng danh lợi, trả đồ rồi bay về trời. (4) Từ đó, có thể thấy rằng nhân vật Thánh Gióng tượng trưng cho cái lành và cái thiện, như một thiên xứ được cử xuống nơi đây bảo vệ đất nước, rồi khi làm tròn trách nhiệm thì bay về trời. (5) Tóm lại, qua hình ảnh nay cho ta thấy được công lao vĩ đại của người anh hùng Thánh Gióng em học được đức tính biết coi nhẹ danh lợi của mình. (6)
Tham khảo
Khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đây là một trong những chi tiết kì ảo trong Thánh Gióng. Từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và thường làm những việc lớn. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Đồng thời, hình ảnh này còn khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh để chống lại kẻ thù ngoại xâm. Đây quả là một chi tiết giàu ý nghĩa trong truyền thuyết Thánh Gióng.
Refer:
Cậu bé làng Gióng đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài khắp nước. Khi cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường.
tham khảo
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, em ấn tượng nhất hành động của Gióng khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả. Thánh Gióng khi đó vẫn còn là cậu bé ba tuổi mà vẫn không nói không cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy. Nhưng khi nghe thấy tiếng của sứ giả thì cậu liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Sau đó, Gióng còn yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Có thể thấy rằng, câu nói đầu tiên của Gióng lại là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước, cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân. Qua đó, chúng ta càng thêm cảm phục, kính trọng người anh hùng Thánh Gióng nhiều hơn.
tham khảo
Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ thể hiện cho tinh thần kiên cường bất khuất của cả dân tộc ta. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa xông pha ra trận địa để lại trong lòng mỗi người dân một ấn tượng sâu sắc. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ không nản lòng mà nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù xâm lăng. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hùng, tráng lệ. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.
lưu í : nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Sọ Dừa - truyện cổ tích đã đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa. Câu chuyện mở đầu bằng một sự ra đời thật kì lạ của nhân vật Sọ Dừa. Nhân vật được xây dựng với một ngoại hình kì dị, xấu xí. Bởi Sọ Dừa đại diện cho nhân vật có số phận bất hạnh. Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Chỉ có cô út là đối xử tử tế với chàng. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông đưa ra lễ vật thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phú ông. Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì vừa ghen vừa tức. Sự hóa thân trở lại làm người của Sọ Dừa cho thấy ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng. Người ở hiền ắt sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng tác giả dân gian lại tiếp tục đặt hai nhân vật vào một thử thách. Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết. Thuyền Sọ Dừa đi ngang qua đảo hoang, hai vợ chồng đoàn tụ. Truyện đã đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa về cách sống.
Trạng ngữ: Cuối mùa ở, Trong ngày cưới, Sau khi lớn lên.
Dàn ý đủ làm đoạn văn 5 - 7 câu cho bạn hén:")
Mở đoạn:
Dẫn dắt vào bài truyền thuyết "Thánh Gióng": Những lời văn hay là nó chứa đựng những sự thật lịch sử đẹp đẽ về đất nước - dân tộc. Và truyền thuyết "Thánh Gióng" đã thể hiện điều ấy.
Thân đoạn:
Hành động:
- Lòng yêu nước được đánh thức từ trong tim khi nghe sứ giả loan tin cần tìm người tài giỏi đánh giặc:
+ Thánh Gióng bỗng dưng biết nói kêu mẹ mời sứ giả vào và bảo với sứ rằng: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
=> Cách xưng "ta" thể hiện ý chí sắt đá, tính cách kiên cường anh dũng của Thánh Gióng từ khi còn nhỏ. Lời nói ngắn gọn nhưng đanh thép mạnh mẽ.
Hình ảnh:
- Sự dũng mãnh từ sức mạnh của Thánh Gióng khi lâm trận giết giặc:
+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
=> Sức mạnh của lòng yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vẻ đẹp trong hình ảnh và hành động của Thánh Gióng: là hiện thân của một con người yêu nước, mưa trí, mạnh mẽ, không ham lam công danh tiền tại vật chất.
Hình ảnh của Thánh Gióng trong truyền thuyết dân gian Việt Nam là một biểu tượng mạnh mẽ về lòng dũng cảm và sự hy sinh. Một hình ảnh đặc biệt là khi Thánh Gióng được miêu tả như một thiếu niên đang cưỡi một con ngựa sắt lửa, với ánh mắt quyết tâm và tay cầm một cây gậy sắt. Hành động của Thánh Gióng khi ông chống lại quân xâm lược và bảo vệ đất nước đã trở thành một biểu tượng vĩ đại về lòng yêu nước và sự kiên cường. Hình ảnh và hành động của Thánh Gióng đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt, khẳng định giá trị của sự hy sinh và lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Tham khảo:
Sọ Dừa - truyện cổ tích đã đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa. Câu chuyện mở đầu bằng một sự ra đời thật kì lạ của nhân vật Sọ Dừa. Nhân vật được xây dựng với một ngoại hình kì dị, xấu xí. Bởi Sọ Dừa đại diện cho nhân vật có số phận bất hạnh. Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Chỉ có cô út là đối xử tử tế với chàng. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông đưa ra lễ vật thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phú ông. Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì vừa ghen vừa tức. Sự hóa thân trở lại làm người của Sọ Dừa cho thấy ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng. Người ở hiền ắt sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng tác giả dân gian lại tiếp tục đặt hai nhân vật vào một thử thách. Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết. Thuyền Sọ Dừa đi ngang qua đảo hoang, hai vợ chồng đoàn tụ. Truyện đã đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa về cách sống.
Hình ảnh của Thánh Gióng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em là Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Gióng là người anh hùng của toàn dân, đại diện cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng vươn vai như một sự khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh trong mỗi người dân đất Việt. Đồng thời, chi tiết còn cho ta thấy được sự lớn lao trong người anh hùng với trách nhiệm, với sứ mệnh bảo vệ quê hương. Người anh hùng không chỉ lớn lao về ý chí và còn mạnh mẽ về tầm vóc. Vẻ đẹp của Gióng trong phút giây ra trận lớn lao khi mang theo sức mạnh, ý chí của toàn dân tộc ta!