Câu 1: Trên bảng điện thường lắp những thiết bị nào?
A. Thiết bị đóng cắt, bảo vệ
B. Thiết bị bảo vệ, lấy điện của mạng điện
C. Thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện
D. Thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện.
Câu 2: Mạng điện trong nhà thường có mấy loại bảng điện?
A. Mạch chính và các mạch nhánh
B. Mạch điện và mạch chính
C. Mạch điện, mạch chính và các mạch nhánh
D. Mạch điện và các mạch nhánh
Câu 3: Trên bảng điện có những phần tử nào?
A. Cầu chì
B. Ổ cắm
C. Công tắc
D. Cầu chì, công tắc, ổ cắm
Câu 4: Em hãy sắp xếp hợp lý vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện tiến hành theo các bước sau:
1. Vẽ đưởng dây nguồn
2. Vẽ đường dây điện theo sơ đồ nguyên lý
3. Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện
4. Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn
A. 1-3-2-4
B. 1-4-3-2
C. 1- 2-3-4
D. 2-4-3-1
Câu 5: Hãy cho biết “Xác định vị trí bảng điện, bóng đèn” thuộc bước thứ mấy?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Theo em, phương pháp lắp đặt dây dẫn là:
A. Lắp đặt nổi
B. Lắp đặt chìm
C. Lắp đặt nổi, lắp đặt chìm
D. Phương pháp khác
Câu 7: Lắp đặt mạch bảng điện tiến hành theo các bước sau:
A. Vạch dấu – Khoan lỗ bảng điện – Nối dây TBĐ của BĐ – Kiểm tra – Lắp TBĐ vào BĐ
B. Vạch dấu – Khoan lỗ bảng điện – Lắp TBĐ vào BĐ - Nối dây TBĐ của BĐ – Kiểm tra
C. Vạch dấu – Kiểm tra – Lắp TBĐ vào BĐ - Nối dây TBĐ của BĐ – Khoan lỗ bảng điện
D. Vạch dấu – Khoan lỗ bảng điện – Nối dây TBĐ của BĐ – Lắp TBĐ vào BĐ – Kiểm tra
Câu 8: Bước “Vạch dấu” thuộc bước thứ mấy trong quy trình lắp đặt mạch bảng điện?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Kiểm tra bảng điện theo yêu cầu nào?
A. Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện; các mối nối chắc chắn
B. Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện; các mối nối chắc chắn; bố trí thiết bị gọn, đẹp
C. Các mối nối chắc chắn, bố trí thiết bị gọn, đẹp
D. Lắp đặt thiết bị theo đúng sơ đồ mạch điện; các mối nối chắc chắn; bố trí thiết bị gọn, đẹp
Câu 10: Khi kiểm tra mạch điện, ta dùng dụng cụ nào?
A. Bút thử điện
B. Tua vít, kìm điện
C. Kìm tuốt dây, băng cách điện
D. Máy khoan, mũi khoan
`text{Tham khảo}`
1. Thông số kỹ thuật của dây điện thường bao gồm:
`-` Tiết diện dây: Được đo bằng mm², phản ánh diện tích mặt cắt ngang của dây.
`-` Điện áp định mức: Thường được biểu thị bằng kV, cho biết mức điện áp mà dây có thể chịu đựng.
`-` Dòng điện định mức: Được đo bằng Ampe (A), cho biết dòng điện tối đa có thể chạy qua dây mà không gây hại.
`-` Chất liệu dẫn điện: Thường là đồng (Cu) hoặc nhôm (Al), ảnh hưởng đến khả năng dẫn điện và độ bền của dây.
`-` Chất liệu cách điện: Như PVC hoặc XLPE, bảo vệ dây khỏi các yếu tố bên ngoài và ngăn chặn sự chập điện.
2.
`-` Bước 1: Tính tổng công suất ( P ) của tất cả các thiết bị điện sẽ sử dụng đồng thời.
`-` Bước 2: Tính dòng điện ( I ) dựa trên công thức ( `I = P/U` ), với ( U ) là điện áp sử dụng (thường là 220V hoặc 110V tùy quốc gia).
`-` Bước 3: Xác định tiết diện dây ( S ) dựa trên công thức ( `S =I/J` ), với ( J ) là mật độ dòng điện cho phép (thường là 6A/mm² cho đồng và 4,5A/mm² cho nhôm).
`-` Bước 4: Chọn tiết diện dây phù hợp từ bảng tra tiết diện dây dẫn hoặc lựa chọn tiết diện lớn hơn gần nhất có sẵn trên thị trường
1. Thiết bị đóng cắt và bảo vệ của hệ thống điện trong gia đình là cầu dao, công tắc, cầu chì và aptomat.
2. Xác định và lựa chọn các thông số kĩ thuật cho các thiết bị này dựa vào dòng điện trong dây điện (1) và điện áp (U):
Chọn aptomat theo dòng định mức Iđm và điện áp định mức Uđm :
Uđm ≥ Unguồn
Iđm ≥ 1,21 (đối với thiết bị không có động cơ điện).
Iđm ≥ (2 \(\div\) 2,5)I (đối với thiết bị có động cơ điện).