K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4
456
CTVHS
19 tháng 4

TK:

a. Hoạt động kinh tế

- Trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải; rồng được các loại lúa ngắn ngày, có khả năng chịu khô hạn.

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các nghề gạch, gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, đóng thuyền,…

- Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Thương cảng Đại Chăm, Cù lao Chàm, Thị Nại đóng vai trò quan trọng trên con đường mậu dịch biển quốc tế.

b. Văn hóa ăn, mặc, ở

- Cư dân sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có một hiên ở chính giữa.

- Trang phục chính của nam gồm quần, ngoài quần váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu. Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn.

 

Trang phục truyền thống của phụ nữ Chăm

- Bữa ăn hàng ngày của cư dân Chăm thương là cơm, rau và cá.

4. Đời sống tinh thần

a. Văn học

- Văn học dân gian: sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, câu đố,... Sử thi của người Chăm vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo.

- Văn học viết: trường ca, gia huấn ca và thơ triết lí, thơ trữ tình,… được sáng tác bằng cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm cổ.

b. Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực.

- Tôn giáo:

+ Ấn Độ giáo: trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa từ thế kỉ III.

+ Phật giáo Đại thừa: phát triển trong hai thế kỉ IX và X.

+ Hồi giáo: du nhập vào Chăm-pa từ thế kỉ XII - XIV, hình thành cộng đồng Hồi giáo Chăm Bà-ni.

19 tháng 4

* Chăm Pa:
1. Kinh tế: Chăm Pa phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi và thương mại. Họ trồng lúa, mía, tiêu, hồ tiêu và sản xuất nhiều mặt hàng thủ công như gốm sứ, đồ thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, họ còn khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
2. Đời sống xã hội: Xã hội Chăm Pa chia thành các tầng lớp xã hội rõ ràng, với vua, quý tộc, nhân dân và nô lệ.
3. Văn hóa và tín ngưỡng: Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java, đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn. Tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,…). Phật giáo, Hin-đu giáo,… du nhập vào Chăm-pa.

* Văn Lang - Âu Lạc:
1. Kinh tế: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước. Họ dùng lưỡi cày, lưỡi hái, rìu, cuốc,… bằng đồng làm công cụ sản xuất, cùng với các đồ dùng phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt như thạp đồng, thau, chậu, bình gốm.
2. Đời sống xã hội: Cư dân sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có một hiên ở chính giữa.
3. Văn hóa và tín ngưỡng: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước.