K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4
456
CTVHS
18 tháng 4

có học vioedu nha

4
456
CTVHS
18 tháng 4

TK nhoa:

- Tuân thủ quy định đối với khách du lịch.

- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, xả rác đúng nơi quy định.

- Không có hành vi gây hại đến cảnh quan, di tích, hiện vật ở phố cổ.

- Quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An đến người thân, bạn bè,....

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hội An thu hút nhiều khách do có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như" Đêm phố cổ" " Lễ hội đèn lồng",.. kết hợp với các hoạt động văn hóa truyền thống khác.

- Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị Phố cổ Hội An:

+ Tổ chức các lễ hội văn hóa mang đậm nét đặc sắc của địa phương;

+ Du lịch kết hợp bảo vệ môi trường, phục dựng các di tích,..

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Một số biện pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An:

+ Tổ chức các lễ hội văn hoá mang đậm nét đặc sắc của địa phương;

+ Du lịch kết hợp bảo vệ môi trường;

+ Bảo tồn, tu bổ, phục dựng các di tích;

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An:

- Có ý thức bảo vệ các công trình trong khu phố cổ;

- Tiến hành trùng tu các công trình đã xuống cấp trong khu phố cổ;

- Tích cực tuyên truyền, quảng báo vẻ đẹp của phố cổ Hội An.

26 tháng 11 2023

Một số biện pháp là:

- Trùng tu, tôn tạo di tích song song với việc bảo đảm nguyên gốc kiến trúc, cấu trúc cổ, tránh làm biến dạng di tích

- Xây dựng không gian xanh bên trong và bao quanh phố cổ

- Xây dựng hệ thống xử lí rác hiện đại, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cư dân, khách du lịch

2 tháng 8 2023

Một số biện pháp: 
-  Trùng tu, tôn tạo di tích song song với việc bảo đảm nguyên gốc kiến trúc
- Xây dựng không gian xanh bên trong và bao quanh phố cổ
- Xây dựng hệ thống xử lí rác hiện đại, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cư dân, khách du lịch
- Tuyên truyền và nâng cao ý thức cho du khách

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.

Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng – Hội An.

Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.
Nhắc đến Hội An, du khách chắc chắn không muốn bỏ lỡ “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

10 tháng 11 2021

undefinedundefined;-; đừng nhìn hình vẽ ạ

8 tháng 5 2022

Hãy kể tên những di tích lịch sử trên địa bàn Cầu Giấy mà em biết.

- Chùa Hà

- Chùa Cót

- “Tứ danh hương”: Mỗ – La – Canh – Cót”

* Hiểu biết

- Chùa Cót tên chữ là Ngọc Quán Tự, nay toạ lạc tại 188 phố Yên Hòa, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

- Ngọc Quán tự vốn là một ngôi chùa có từ trước năm 1642 tuy chưa biết đích xác được xây vào năm nào. 

- Chùa Cót nhìn về hướng tây-nam, lưng quay về phía chùa Láng ở bờ đông sông Tô Lịch.

- Kiến trúc của chùa Cót hiện nay bao gồm khu chùa chính làm theo kiểu “nội công ngoại quốc” và khu vườn mới sửa sang ở phía tây với một ngọn tháp cao, trong mỗi tầng tháp đặt 6 pho tượng Phật nhỏ

- Chùa Cót là một di tích lịch sử: năm 1945 các đoàn thể của mặt trận Việt Minh đã quyên góp cứu tế tại chùa. Tối ngày 18/8/1945 chùa là nơi tổ chức mít-tinh chào mừng chính quyền cách mạng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, chùa là cơ sở tiếp tế cho bộ đội và tự vệ khu Đại La chiến đấu ở tuyến đường Cầu Giấy và Kim Mã. 

* Để bảo tồn

- Nâng cao công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích.

- Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng gắn với các di tích lịch sử.

8 tháng 1 2022

di tích