K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4

Chắc hẳn đối về đề tài viết về bà, về mẹ sẽ rất nhiều nhưng ngược lại những tác phẩm viết về cha lại khá khiêm tốn. Không phải vì tình yêu thương của cha ít hơn với mẹ, với bà. Mà tình yêu của người cha dành cho những đứa con của mình luôn luôn thầm kín, không bộc lộ quá nhiều. Nhưng tác giả trẻ Cao Thị Tỵ đã có một truyện ngắn rất hay và để lại cho chúng ta những bài học ý nghĩa sâu sắc đó là tác phẩm ' Bố tôi".

Câu chuyện mở đầu bằng những lời kể của Ngoại. Nhân vật ' tôi" lớn lên trong hoàn cảnh đã mất mẹ từ sớm khi mới lên ba, con đứa em thì đã mồ côi mẹ từ khi mới một tuổi. Đó là một mất mát, một cú sốc khá lớn đối với một đứa trẻ ba tuổi. Và nó cũng là nỗi đau của người cha phải một mình nuôi những đứa con thơ dại. 

Người bố của nhân vật " tôi" vì ngày phải đi làm nên việc chăm lo cho các con phải nhờ đến bà ngoại. Nhưng cứ khi về đến nhà thì bố lại ôm đàn con thơ dại của mình vào lòng mà vỗ về, mà chăm sóc thay cho mẹ. Bố không hề biết ru mà thay vào đó là đọc một bài thơ có tên " Bầm ơi". Những đứa con còn nhỏ nghe một lúc thì đã ngủ say nhưng không hề biết được rằng những lúc đó người bố lại xúc động nghẹn ngào và có khi là sẽ rơi nước mắt khi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những đứa con thơ. 

Và người bố muốn dành hết tất thảy sự yêu thương đó cho hai đứa con khi đã thiệt thòi vì không có mẹ. Nên dù mọi người có nói người nên tục huyền - tìm mẹ lế thì người bố đã từ chối vì sợ các con sẽ không còn được yêu thương, và cũng sẽ không có thời gian để yêu thương các con đủ nhiều. Vậy nên người bố đã chọn gác lại hạnh phúc nhỏ của mình để chỉ mong các con được lớn lên trong tình yêu thương của cha. 

Không muốn để các con khổ sở, vất vả nên người bố đã đi làm nhiều công việc khác nhau, dù vất vả thế nào cũng không bao giờ để cho con phải chờ đợi trước cổng trường, người bố sẽ luôn cố gắng đón con đúng giờ.

Nhưng khi bố ngã bệnh thì nhân vật " tôi" mới nhận ra sự vô tâm, vô tư của mình mà không biết giúp đỡ bố nhiều hơn. Dù trong lúc ốm đau, bệnh tật thì bố cũng chỉ lo cho con cái học hành mầ không nghĩ đến bản thân mình. Đến khi nhân vật " tôi" nhận ra thì đã quá muộn vì người bố đã qua đời.

Câu chuyện dừng lại trong dòng suy ngẫm của nhân vật và thốt lên rằng " Bố ơi! Gía như con biết thương và giúp đỡ bố nhiều hơn." Đó là tình yêu thương, sự trân trọng những gì mà người bố đã cố gắng chăm lo, bù đắp tình thương cho người đứa con còn thơ dại của mình.  Câu chuyện không quá dài nhưng khi đọc xong ai trong chúng ta cũng có những suy ngẫm khác nhau và tự nhìn lại bản thân đã làm gì để cho bố mẹ vui lòng hay chưa?

14 tháng 4 2019

Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phân con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?

Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố”  với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

Bé Xi-mông và mẹ em - chị Blăng-sốt, thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu... Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.

Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời “ác độc”  nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ "'xua đuổi”, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố".

Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “giương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lý bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu, con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố".

Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đều quăn... nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã "lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “ Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi buồn nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em - chị Blăng-sốt.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em “một ông bố". Đoạn đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.

Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “ Có chứ, chú có muốn"  thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:

“Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”.

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!

Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sống, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.

“Không có bố thì đau khổ” “Có bố thì hạnh phúc”.  Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!



 

14 tháng 4 2019

Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phân con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?

Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố”  với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

Bé Xi-mông và mẹ em - chị Blăng-sốt, thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu... Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.

Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời “ác độc”  nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ "'xua đuổi”, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố".

Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “giương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lý bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu, con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố".

Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đều quăn... nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã "lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “ Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi buồn nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em - chị Blăng-sốt.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em “một ông bố". Đoạn đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.

Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “ Có chứ, chú có muốn"  thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:

“Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”.

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!

Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sống, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.

“Không có bố thì đau khổ” “Có bố thì hạnh phúc”.  Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!

Nguồn : internet

25 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc.

Cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vớ cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mĩ Lí “dày đặc cả người”, tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “vui tươi và sáng sủa”.

 

Cảnh học trò mới “bỡ ngõ đứng nép bên người thân”, “ngập ngừng e sợ”. “Một mùi hương lạ xông lên tronq lớp”, một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường… đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “mới lạ và hay”.

Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền lạ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.

Chất thơ là lòng mẹ hiện rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi ân cân nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đầy con tới trước như khích lệ.

Lúc đứa con trai bé bỏng ngơ ngác thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ miết mái tóc” con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế”.

Chất thơ của truyện “Tôi đi học” còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng:

“Chất thơ được thể hiện cả ở nội dung và hình thức của văn bản.

“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”…

Thật vậy, “Tôi đi học” là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1: Vì truyện ngắn của ông mang phong cách giản dị,đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực. Trong truyện có nhiều tính chất và hình ảnh hư cấu như nàng tiên ông bụt....

Câu 2: 

Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói riêng và đoạn kết của truyện nói chung là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
 

21 tháng 9 2021

giúp tôi với sáng mai phải nộp rồi!!!!!

cám ơn nhiều lắm!!!!!!!!!!!!!

Một lần sinh nhật, ba tặng tôi cuốn sách "Bộ sách kho tàng truyện cổ tích Việt Nam". Qua cái lần nhìn đầu tiên, tôi đã rất thích nó bởi một bìa sách được trang trí rất công phu, đẹp mắt. Cuốn sách với hình ảnh nhân vật hấp dẫn, đáng yêu. Tuy chỉ mua được tập 1 thôi, nhưng khi mở ra, tôi đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần, dường như chưa bỏ qua từng câu ,từng chữ nào cả.

Rồi qua những câu chuyện hấp dẫn như:Tấm Cám,Cây tre trăm đốt....em đã rút ra được rất nhiều bài học bổ ích cho mình và lấy đó làm chân lí sống. Mỗi câu chuyện thì có một cái hay của nó, nhưng khi Nhà xuất bản trẻ(cụ thể là tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm) đã xuất bản cuốn sách này cho bạn đọc, chắc hẳn còn giúp cho thiếu nhi Việt Nam học những đạo lí, đức tính tốt đẹp như: lòng thương người, uống nước nhớ nguồn, rèn luyện trí thông minh...

Hôm nay, tội đọc được cuộc thi này trên báo Mực Tím, tôi đã không ngần ngại viết cảm nhận của mình về cuốn sách "Bộ sách kho tàng truyện cổ tích Việt Nam". Vừa rồi, tôi đã gửi tặng quyển sách cho các bạn trong đợt lũ , nhưng tôi mong rằng các bạn cũng sẽ học đựoc những bài học quí báu như thế.

4 tháng 10

Nam Cao nổi tiếng là một nhà văn tài ba, những sáng tác của ông đều đa số viết về số phận của người nông dân trong xã hội ngày xưa, bức tranh cuộc sống đói nghèo, vất vả và tác phẩm Nghèo cũng là một tác phẩm xuất sắc như thế. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết nghị luận, phân tích và đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện ngắn Nghèo của Nam Cao...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/nghi-luan-phan-tich-va-danh-gia-chu-de-va-nhan-vat-trong-truyen-ngan-ngheo-cua-nam-cao