K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2024

Trong truyện ngắn "Trưa Tha Hương" của tác giả Bảo Ninh, nhân vật "tôi" được xây dựng với tính trữ tình và sâu sắc, thể hiện qua cách viết chân thành và đầy tình cảm của tác giả. Dưới đây là một số nhận xét về nhân vật "tôi" trong tác phẩm này:

1. **Tính trữ tình và nhạy cảm:** Nhân vật "tôi" trong "Trưa Tha Hương" thường xuất hiện với những suy tư sâu sắc về tình yêu và cuộc sống. Qua những dòng văn của "tôi", chúng ta cảm nhận được sự nhạy cảm và trải lòng về những mối quan hệ và cảm xúc trong tình yêu.

2. **Tình cảm đong đầy:** Nhân vật "tôi" thường thể hiện sự đong đầy của tình cảm, từ niềm vui và hạnh phúc đến nỗi đau và tiếc nuối. Qua những góc nhìn và trải lòng của "tôi", chúng ta cảm nhận được sự phong phú và đa chiều của tình yêu.

3. **Sự tương tác với nhân vật khác:** Trong câu chuyện, nhân vật "tôi" thường tương tác với những người xung quanh một cách chân thành và tình cảm. Qua những mối quan hệ này, chúng ta thấy được sự trung thành và sự chân thành của nhân vật "tôi" đối với người khác.

4. **Sự chân thành và trung thành:** Nhân vật "tôi" thường thể hiện sự chân thành và trung thành đối với tình yêu và những mối quan hệ của mình. Dù gặp phải những khó khăn và thách thức, "tôi" vẫn giữ vững niềm tin và trung thành với tình yêu của mình.

Tóm lại, nhân vật "tôi" trong "Trưa Tha Hương" của Bảo Ninh là một biểu tượng cho sự trữ tình và chân thành trong tình yêu, thể hiện qua những suy tư sâu sắc và trải lòng của mình.

12 tháng 10 2019

Nhận xét Trạng Quỳnh là một người rất thông minh, nhanh trí, có nhiều kiến thức về thực tế cuộc sống. Trạng Quỳnh hay trêu chọc chúa nhưng chúa vần không thể trị tội ông vì ông luôn biện bạch rành rẽ, hợp lí khó mà bắt bẻ được.

15 tháng 9 2017

Nhận xét Trạng Quỳnh là một người rất thông minh, nhanh trí, có nhiều kiến thức về thực tế cuộc sống. Trạng Quỳnh hay trêu chọc chúa nhưng chúa vần không thể trị tội ông vì ông luôn biện bạch rành rẽ, hợp lí khó mà bắt bẻ được.

19 tháng 3 2021

Nhân vật Kiều Phương đã thể hiện tâm hồn trong sáng, giàu lòng vị tha và tài năng hội họa thiên phú của mình. Nhân vật ấy là điểm nhấn trong câu chuyện giúp người anh kịp ngộ ra những bài học sâu sắc. 

TK#

Trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em. Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6- Tập I, tr 3).Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm” trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao! Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh. Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu? Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được...”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu! Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bứt tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động. Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu! Con có nhận ra con không?... Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình. Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là “Mèo con” có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.

16 tháng 12 2021

Tham khảo

Các chi tiết đã làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách vị thái sư đầu triều, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, đó là một phẩm chất đáng quý, ông xứng đáng là chỗ dựa của đất nước, là người nhân dân đặt niềm tin.

16 tháng 12 2021

TKCác chi tiết đã làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách vị thái sư đầu triều, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, đó là một phẩm chất đáng quý, ông xứng đáng là chỗ dựa của đất nước, là người nhân dân đặt niềm tin.

28 tháng 12 2023

Tác giả đã thể hiện nhân vật tôi có cách quan sát tỉ mỉ, thể hiện những hiểu biết về đặc điểm loài ong, cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh tế và phát hiện ra những điều sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.

28 tháng 2 2023

Tác giả đã thể hiện nhân vật tôi có cách quan sát tỉ mỉ, thể hiện những hiểu biết về đặc điểm loài ong, cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh tế và phát hiện ra những điều sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.

Nhân vật “tôi” là một nhân vật có ý chí sống cao, dù trong hoàn cảnh éo le tuyệt vọng nhưng vẫn cố gắng tìm cách để giúp bản thân vượt qua

1 tháng 11 2023

- Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi” em cũng sẽ làm tất cả mọi việc giống như nhân vật tôi để duy trì sự sống. Điều khác là trong suy nghĩ, em sẽ suy nghĩ tích cực lạc quan hơn, suy nghĩ làm thế nào để duy trì sự sống, làm thế nào để tồn tại ngay trên Sao Hỏa khi hết thức ăn và oxi trong bộ du hành đó.

30 tháng 10 2019

Nhân vật cô Út:

+ Khác với hai chị thường khắc nghiệt, hắt hủi Sọ Dừa thì cô Út lại đối đãi với Sọ Dừa tử tế vì bản tính hiền lành thương người ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí.

+ Cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần". Sọ Dừa chỉ là cái lốt của một chàng trai khôi ngô, tuấn tú.

+ Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu).

- Nhân vật cô Út đã thể hiện cho khao khát, ước mơ của dân gian. Con người hiền lành, tốt bụng, nhân hậu, không chê bai kẻ nghèo khó sẽ xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc.

19 tháng 5 2016

- Giỏi về chính trị, tranh giành quyền lực. Ông ta lần lượt triệt hạ các đối thủ (ví dụ như vụ chém tướng Trần Khát Chân cùng 300 nhà quý tộc Trần có âm mưu diệt Hồ Quý Ly). Để rồi cuối cùng lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ. 
- Nôn nóng về cải cách kinh tế nhưng lại không vượt qua được tư duy bè phái cá nhân. Cho nên, cải cách kinh tế của nhà Hồ ảnh hưởng rất nhiều đến nhân dân nhưng quý tộc, phe cánh nhà Hồ lại không bị ảnh hưởng gì cả. Từ đó, dẫn đến mất lòng dân. Khi quân Minh xâm lược nước ta, Hồ Nguyên Trừng (Tả tướng quốc, người đã phát minh ra đại bác thần cơ) đã nói rằng: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo". 
- Kém về quân sự. Khi còn là quan nhà Trần, Quý Ly đánh đâu thua đấy, chả bao giờ thắng trận. Khi quân Minh xâm lược, Quý Ly đã không nghe lời Bố Đông (một tướng giỏi gốc Chiêm Thành) nên mới bị thua. 
- Hèn nhát, tham sống sợ chết. Khi thất bại, bị địch bắt, Hồ Quý Ly đã không dám tuẫn tiết bảo toàn danh dự như An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trùng Quang Đế. Chịu để quân Minh giam cầm đầy ải, sống những ngày tàn nơi đất khách quê người. Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quý Ly, tả tướng quốc Việt Đại Ngu) lại còn giúp quân minh chế súng thần cơ, là một trong 70 công thần của nhà Minh (Trung Quốc).

19 tháng 5 2016

Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.Đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly : Cần xem xét về nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử nước Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần, xã hội rối loạn để hiểu và nêu được nhận xét về Hồ Quý Ly (trong tình trạng đất nước khủng hoảng, ông đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành thực hiện cuộc cải cách trên nhiều mặt nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, cuộc cải cách có nhiều mặt tiến bộ) . Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có tài năng, có hoài bão, có đóng góp cho xã hội vào nửa cuối thế kỉ XIV. Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

 

Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh anh dũng với nhiều tấm gương tiêu biểu như: N’Trang Lơng, Đinh Núp,...