giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh ở quảng ngãi mà em thích nhất (từ 10-15 dòng)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Đảo Lý Sơn còn có tên gọi là cù lao Ré. Theo các vị cao niên trên đảo, có tên gọi như vậy là vì xưa kia trên đảo có rất nhiều cây ré. Vỏ cây ré dùng để buộc đồ rất bền. Đảo được khai phá vào đời vua Lê Kính Tông (năm 1604). Hiện nay trên đảo còn thờ tám vị tiền hiền từng khai canh trên mảnh đất này và được ngư dân kính trọng gọi là "Bát tổ". Huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn 10 km2 với dân số chừng 2 vạn người, chia thành hai xã An Vĩnh và An Hải. Dân cư sống trên đảo chủ yếu bằng nghề nông, đánh bắt hải sản. Nông sản chính ở đây là tỏi. Tuy diện tích khá nhỏ nhưng nơi đây có đến gần 100 di tích với một quần thể các đền, chùa, miếu mạo, những ngôi mộ gió của các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo cho quốc gia. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, song có lẽ nhờ ở xa đất liền, ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh cũng như việc tu bổ, tôn tạo di tích theo kiểu “tân trang” nên hầu hết các di tích của Lý Sơn còn nguyên vẹn, ít bị xâm hại. Đáng đến thăm nhất là chùa Hang, chùa Đục, đình làng Lý Hải, quần thể di tích Âm Linh Tự, nghĩa trang bộ đội Hoàng Sa...
Cảm ơn bạn rất nhiều. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe
Nowadays, Viet Nam is known as not only a potential country with flourishing market economy but also a popular travel destination with heart-touching magnificent landscapes. Recognised as one of seven new world heritage sites by UNESCO, charming scenes of Ha Long Bay seems to appeal to a large number of local and foreign tourists.
Ha Long Bay, a stunningly scenic spot is located in Quang Ninh province in the northeast of Vietnam. The bay covers an area of over 1500 sq km, includes over 1600 islands and islets which form a spectacular seascape of limestone. This is an unique heritage as it marks important events in the formation and development of Viet Nam history; simultaneously, it is also blessed by mother nature with breathtaking views. In addition,your trip to Ha Long Bay will not be complete and perfect if you miss Bo Hon island- the home of variety of flora and fauna, Yen Tu mountain, Surprise Cave or Kissing rocks. Futhermore, it enjoys warm and tropical climate which is suitable for tourists to visit at any time. Come to Ha Long, besides immersing yourselves in her natural beauty, tourists can have an opportunity to savour delicious seafood with reasonable price and best service as well as relax with water sports such as swimming, scuba-diving, water- skiing… Moreover, residents here are very amiable, hospitable and ready to help anyone if you are in a fix.
To put it briefly, a mysal, dreamy and elegant Ha Long Bay has become the pride of Vietnamese people and it is everyone’s awareness and responsibility to conserve and preserve this precious heritage.
học tốt nhé
Ha Long Bay, one of the seven natural wonders in the world. Ha Long Bay is located in Quang Ninh province which is in the north of Vietnam. It is nearly 200km from Hanoi. So it takes you about 4 hours by car. You can also travel there in a coach or even in a helicopter on Saturday. The best season to visit Ha Long is in summer when the weather is warm and sunny. Ha Long Bay has many beautiful caves and islands; therefore, you must take a boat trip to enjoy the view here. You certainly must take pictures to remember the trip better, too. If you are an active person, you must do the water sports here swimming, sailing, and windsurfing. One more thing, you must try the seafood here because it is incredibly fresh and delicious. I hope that you will have a wonderful time here in the number one natural wonder of Vietnam
Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà em biết là : Hồ Gươm , Lăng Bác , đền ngọc sơn , hoàng thành thăng long, hồ tây ,chùa trần quốc ,...
Em sẽ làm những điều sau để bảo vệ , giữ gìn danh lam thắng cảnh đó là :
+ Không nên vứt rác bừa bãi .
+ Không hút thuốc ở các nơi công cộng .
+ Đi thăm quan , tìm hiểu các di tích lịch sử .
+ Báo cáo với bảo vệ khi thấy người ăn cắp cổ vật .
Em vào đây tham khảo nhé:
15 Bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay CHỌN LỌC - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em lớp 8 - VnDoc.com
Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt là nhưng vùng núi cao có thời tiết lạnh. Trong số đó ko thể ko nhắc đến Đà Lạt. với vẻ đẹp lung linh bí ẩn cùng cái lạnh se se người khiến du khách đến đây khó có thể quên đực và tưởng chừng như không rời mắt được. Ngoài ra, Đà Lạt còn nổi tiếng là vùng hoa đẹp nhất nước ta, là nơi cung cấp hoa cho cả trong và ngoài nước. Vẻ đẹp của Đà lạt là sự kết hợp cổ điển với hiện đại. Về đêm bầu trời và khung cảnh càng thêm lung linh lãng mạn bỡi những ánh đèn khiến thành phố lột xác hoàn toàn. Đà Lạt đúng là một danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.
Tham khảo:
Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ.
Tham khảo:
Đền Hùng biểu tượng lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ phụng các Vua Hùng những người có công dựng nước từ xa xưa. Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc.
Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ. Tiếp đến du khách sẽ được khám phá đền Trung địa điểm thường tổ chức các cuộc hội họp bàn các vấn đề quốc gia của vua Hùng thử xưa, qua đền Trung sẽ đến đền Thượng nơi thờ vua Hùng thứ 6 đây chính là vị trí cao nhất.
Mỗi năm ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất linh đình theo nghi thức quốc gia, Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.
Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.
Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
tham khảo nha bạn
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.
Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"
Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"
Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
tham khảo nha bạn:
Bài Mẫu Số 1: Giới Thiệu Về Hồ Gươm
"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.
Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"
Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"
Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
hok tốt !
^_^
Em có thể khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của Thác Thác Tuyền ở Quảng Ngãi. Nằm giữa một khu rừng rậm phong phú, thác nước cao vút đổ xuống tạo ra một cảnh quan tuyệt đẹp và hùng vĩ. Âm thanh của nước rơi và hơi mát của suối tạo nên một không gian yên bình và thư thái, rất thích hợp cho việc thư giãn và tận hưởng thiên nhiên. Cảnh sắc quanh năm thay đổi, từ mùa xuân tươi mới đến mùa thu rực rỡ, mỗi mùa đều mang lại một vẻ đẹp độc đáo riêng. Thác Thác Tuyền không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi để con người tìm lại bình yên và hòa mình vào với thiên nhiên tuyệt vời.
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía bắc giáp Quảng Nam, phía nam giáp Bình Định, phía tây nam giáp Kon Tum. Bờ biển Quảng Ngãi dài 135km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn.
Thành phố Quảng Ngãi được xây dựng trên bờ sông Trà Khúc. Từ xa xưa đã có những bánh xe nước to lớn quay suốt ngày đêm, vừa tô đẹp cho phong cảnh, vừa cấp nước cho các ruộng lúa, ruộng mía, nguyên liệu làm ra các loại đường cát, đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương nổi tiếng đất nước.
Quảng Ngãi có cảng Dung Quất, một cảng lớn có độ sâu lý tưởng đang được khởi công xây dựng. Trong tương lai Dung Quất sẽ trở thành một cảng dầu khí lớn nhất Việt Nam cùng với thành phố Vạn Tường hiện đại. Quảng Ngãi mảnh đất giàu tiềm năng đang chờ đợi đầu tư hơn nữa để trở thành một trong những trung tâm phát triển ở miền Trung và là điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.
Quảng Ngãi là tỉnh có nền văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh như cảnh đẹp núi Ấn, sông Trà Khúc, Cổ Luỹ Cô thôn rợp mát bóng dừa, bãi tắm Sa Huỳnh nước trong xanh, cát trắng, lộng gió, di tích kiến trúc thành cổ Châu Sa, nằm kề bên bờ bắc của sông Trà gần cửa biển, các di tích văn hoá Sa Huỳnh, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng…
Đến Quảng Ngãi, du khách có dịp thăm lại chiến trường xưa, những di tích lịch sử như căn cứ địa Ba Tơ, chiếc nôi cách mạng ở miền Trung; di tích khởi nghĩa Trà Bồng, vùng đất của những rừng quế bạt ngàn; chứng tích tội ác chiến tranh Sơn Mỹ; chiến thắng Ba Gia; chiến thắng Vạn Tường, với nhiều dấu tích chiến trường xưa oanh liệt. Quảng Ngãi là vùng đất có lợi thế về di sản văn hóa, biển đảo và là vùng đất của những biến động địa chất hàng triệu năm kiến tạo. Từ huyện đảo Lý Sơn sống động về văn hóa, lịch sử, hình thành từ những lớp nham thạch núi lửa trên biển, đến vùng ven biển, đồng bằng hay vùng núi cao đều chứa đựng những bí ẩn, đầy kỳ thú của vũ điệu thời gian từ thuở khởi nguồn sự sống.
Quảng Ngãi đã chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao, khám phá ở các bãi biển Mỹ Khê, Lý Sơn, Sa Huỳnh, Vạn Tường, Khe Hai… Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử gắn với lễ hội, tâm linh, nghiên cứu, giáo dục, thăm lại chiến trường xưa… đã và đang khai thác tốt. Đồng thời, du lịch sinh thái cũng đang phát triển mạnh tại các điểm như: Suối Chí, Thác Trắng, Suối nước nóng Nghĩa Thuận, Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bãi Dừa…
Ngoài ra, sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các dịch vụ trải nghiệm như câu cá, mực, soi đêm, lặn ngắm san hô… ở các huyện có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng như Lý Sơn, Bình Sơn; hay trải nghiệm văn hóa đồng bào Hrê và tìm hiểu Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ; du lịch miệt vườn tại huyện Nghĩa Hành, du lịch cộng đồng tại làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ)… cũng đã thu hút nhiều du khách.