K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2024

THAM KHẢO

- Đặc điểm nhập cư: 

Người Anh-điêng và E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it từ châu Á di cư sang châu Mĩ từ khoangr20 – 30 nghìn năm trước.

+ Sau cuộc phát kiến địa lí, người châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it di cư sang. Người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xuất hiện các đợt di dân từ nhiều khu vực trên thế giới vào Bắc Mỹ.

- Chủng tộc: đa dạng, gồm: 

+ Người Anh-điêng và người Ex-ki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it

+ Người Âu (người Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) thuộc chủng tộc Ơ-rô-nê-ô-it

+ Người gốc Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-it.

- Đặc điểm đô thị hóa: 

+ Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ diễn ra rất nhanh.

+ Tỉ lệ dân thành thị của Bắc Mỹ hiện nay cao nhất thế giới.

+ Các đô thị lớn tập trung chủ yếu ở phía Nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương. Vào sâu nội địa, đô thị nhỏ và thưa thớt hơn.

+ Nhiều đô thị của Bắc Mỹ có dân số đông như Niu Oóc, Lốt An-giơ-let…

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
16 tháng 4 2024

Em tham khảo nhé

https://olm.vn/chu-de/bai-15-dac-diem-dan-cu-xa-hoi-phuong-thuc-khai-thac-tu-nhien-ben-vung-o-bac-my-2165956987

19 tháng 9 2023

Nhập cư, chủng tộc và đô thị hóa là những vấn đề luôn được quan tâm ở Bắc Mỹ do quá trình nhập cư ảnh hưởng rất lớn đến sự đa dạng chủng tộc gây ra tình trạng bất đồng văn hóa, nạn phân biệt chủng tộc,... Quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh gây ảnh hưởng lớn đến sử dụng năng lượng và tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

31 tháng 7 2023

Tham khảo

- Đặc điểm dân cư:

+ Mỹ Latinh có dân số khoảng 652 triệu người. Quy mô dân số có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Thành phần dân cư đa dạng, bao gồm: người bản địa, người có nguồn gốc châu âu, người da đen, người gốc châu á và người lai...

+ Tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực khá thấp, khoảng 0,94% (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km2, Tập Trung Đông đó khu vực ven biển thưa thớt ở vùng nội địa.

+ Dân số khu vực Mỹ Latinh đang có xu hướng già hóa tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao; cơ cấu dân số theo giới tính của khu vực Mỹ Latinh khá cân bằng giữa nam và nữ.

- Đặc điểm đô thị hóa:

+ Mỹ Latinh là khu vực có quá trình đô thị hóa sớm, mức độ đô thị hóa cao với trên 81% dân số sống ở khu vực thành thị (năm 2020). Các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh có tỉ lệ dân thành thị cao trong khu vực là: Urugoay, Ác-hen-ti-na, Chi Lê,…

+ Trình độ đô thị hóa thấp, do: vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong canh tác, vì vậy người dân kéo ra thành phố để mong muốn tìm kiếm việc làm, gây ra tình trạng đô thị hóa tự phát.

+ Một số siêu đô thị ở Mỹ La-tinh là: Mê-hi-cô Xi-ti; Xao Pao-lô; Ri-ô đê Gia-nê-rô,…

17 tháng 1 2023

Đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ:

- Đặc điểm nhập cư:

+ Con người cư trú trên lãnh thổ Bắc Mỹ cách đây khoảng 20 - 30 nghìn năm (Người Anh-điêng và E-xki-mô di cư từ châu Á sang).

+ Sau cuộc phát kiến ra châu Mỹ năm 1492, người châu Âu di cư sang ngày càng nhiều, người da đen từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ.

 

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, xuất hiện các đợt di dân từ nhiều khu vực trên thế giới vào Bắc Mỹ.

- Chủng tộc ở Bắc Mỹ: đa dạng (do lịch sử nhập cư), bao gồm các chủng tộc:

+ Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á.

+ Nê-grô-it từ châu Phi.

+ Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu.

 

-Vấn đề nhập cư:

+Sau những cuộc phát kiến địa lí vào khoảng thế kỷ 15, số lượng người châu Âu sang Mỹ ngày càng nhiều, và chưa tính là người châu Phi bị bắt sang làm nô lệ

+Sau thế chiến 2, số lượng người di cư đổ về Bắc Mĩ cực kì nhiều do những hậu quả khủng khiếp của cuộc thế chiến.

+Trong những năm gần đây, số lượng người di cư đổ về Bắc Mĩ chủ yếu từ châu Phi, châu Á

-Vấn đề chủng tộc: Ở Bắc Mĩ thì gồm rất nhiều chủng tộc:Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it

-Những ảnh hưởng: Nó giúp cho dân số Bắc Mĩ ngày càng tăng cao, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, xã hội tại đây

25 tháng 4 2021

* Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam :

a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.

- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.

- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.

-  Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “ đô thị hóa để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị

- Thời kì 1975 – nay : đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.

b) Tỉ lệ dân thành thị tăng :

-  Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).

-  Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).

-  Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.

c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

- Số lượng đô thị và số dân đô thị không đều giữa các vùng.

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .

+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.

+ Vùng có số dân đô thị cao nhất  là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).

- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chỉ có 38 thành phố trong tổng 689 đô thị).

10 tháng 12 2021

chép mạng

9 tháng 3 2022

THAM KHẢO:

câu 1: so sánh giữa địa hình lục địa bắc mỹ và nam mỹ

+ Bấc  phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

 

câu 2: trình bày sự phân hóa khí hậu bắc mỹ, sự phân hóa khí hậu trung và nam mỹ

- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

+ Theo chiều kinh tuyến :

Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

 



THAM KHẢO :Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-2-trang-115-sgk-dia-li-7-c90a13133.html#ixzz7Mxq9YpLP

câu 3: tại sao nói quá trình đô thị hóa ở trung và nam mỹ để lại nhiều hậu quả nặng nề

Qúa trình đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mỹ đã gây ra những hậu quả gì về xã ... nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực.

câu 4: đặc điểm đô thị hóa ở trung và nam mỹ có j khác đô thị hóa ở bắc mỹ. kể tên 1 số độ thị lớn ở trung và nam mỹ

 Ở Bắc Mĩđô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

Ở Trung và Nam Mĩđô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế chưa phát triển nên gây nhiều hậu quả như thiếu việc làm, nhà , ô nhiễm môi trường đô thị,...

câu 5: sự bất hợp lý trong chế độ sở hựu ruộng đất ở trug và na mỹ được biểu hiện ntn. nêu hậu quả của sự bất hợp lý đó

- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.

9 tháng 3 2022

Tham khảo 

1) * Giống nhau : 
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :

+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

2)

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều Bắc-Nam và theo chiều Tây-Đông

Khí hậu này được trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB, Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới,ôn đới,nhiệt đới

Trong mỗi đới khí hậu ở Bắc Mĩ lại có sự phân hóa theo chiều tây- đông, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu giữa phần phía Tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì

- Nguyên Nhân có sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

3)

– Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

-Đô thị hóa không cân xứng với quá trình công nghiệp hóa nên có nhiều mặt tiêu cực.

18 tháng 1 2023

- Đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mỹ:

+ Tốc độ đô thị hóa nhanh, xuất hiện các siêu đô thị và các dải siêu đô thị.

+ Tỉ lệ dân số đô thị cao (82,6% - năm 2020).

+ Đô thị chủ yếu tập trung ở phía nam Bắc Mỹ; vào sâu nội địa, các đô thị nhỏ hơn và thưa thớt hơn.

8 tháng 7 2021

Tham khảo:

- Dân số: 528.7 triệu người (2008)

- Mật độ dân số trung bình: 20 người/Km2

- Dân cư phân bố không đều:

+ Tập trung đông ở phía nam vùng Hồ Lớn và ven biển ĐB Hoa kì.

+ Thưa thớt ở bán đảo A-la-xca, Phía Bắc Ca-na-đa và phía Tây Khu vực hệ thống núi Cooc đi e.

Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.

Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.

Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng. Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.

=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.

8 tháng 7 2021

tham khảo:

- Dân số: 528.7 triệu người (2008)

- Mật độ dân số trung bình: 20 người/Km2

- Dân cư phân bố không đều:

+ Tập trung đông ở phía nam vùng Hồ Lớn và ven biển ĐB Hoa kì.

+ Thưa thớt ở bán đảo A-la-xca, Phía Bắc Ca-na-đa và phía Tây Khu vực hệ thống núi Cooc đi e.

 

Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.

Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.

Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng. Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.

=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.

4 tháng 11 2016

đây là văn chứ có phải địa đâu linh