Viết bài văn phân tích vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án:
- Đúng
- Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa về tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình vì ông muốn thông qua cái kết của mình tiếp tục khái quát triết lí nhân sinh. Ông dường như gửi gắm vào sự lựa chọn của hồn Trương Ba những trăn trở, và cũng có cả những day dứt và cả niềm tin mãnh liệt vào con người. Bằng cái chết của mình, dường như Trương Ba đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, đã giữ cho các thế hệ sau niềm tin vào con người, cuộc sống.
I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả:
– Lưu Quang Vũ ( 1948 – 1988 ) sinh ra ở Phú Thọ, quê ở Quảng Nam.
– Ở những năm 80 của thế kỉ XX tên tuổi của Lưu Quang Vũ nổi lên như một hiện tượng tạo tiếng vang. ( 50 vở kịch trong vòng 7,8 năm ).
+ Cảm hứng sáng tạo và tài năng.
+ Không khí xã hội cùng đời sống sôi động.
– Nhiều vở kịch đoạt giải cao trong các kì hội diễn.
– 1988 mất vì tai nạ giao thông.
– 2000 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
2- Tác phẩm:
– Sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện văn học dân gian → nhằm gởi gắm những suy nghĩ về nhân sinh và phê phán một số hiện tượng tiêu cực.
– Đoạn trích thuộc cảnh VII & đoạn kết của vở kịch: Diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối vô cùng cao thương của hồn Trương Ba.
II- Đọc hiểu:
1- Diễn biến tình huống kịch: Đoạn trích là lúc xung đột lên đến đỉnh điểm.
– Hồn Trương Ba không thể sống thế này mãi, hồn muốn thoát khỏi thân xác kềnh càng, thô lỗ.
– Cuộc đối thoại giữa hồn và xác với sự giễu cợt tự đắc của xác khiến hồn càng trở nên đau khổ, tuyệt vọng.
– Thái độ cư xử của người thân khiến hồn Trương Ba bế tắc: quyết định giải thoát.
– Cuộc gặp gỡ – đối thoại giữa hồn Trương Ba & tiên Đế Thích để dẫn đến quyết định cuối của hồn Trương Ba.
2- Hồn TB khi ngụ trong xác anh hàng thịt: Có những thay đổi rõ rệt.
– Không con chăm chỉ – hết lòng yêu thương vợ con. Không con quan tâm đến chuyện của bà con chòm xóm.
– Vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
– Con dâu: xót xa – ngỡ ngàng bởi không còn được thấy hình ảnh con người “ hiền hậu, vui vẻ, tốt lanh như thầy của chúng con xưa kia”
→ Những thay đổi này người thân phải chứng kiến & chịu đựng.
3- Cuộc đối thoại giữa hồn TB và tiên Đế Thích – Quyết định cuối của hồn Trương Ba:
a) Ý nghĩa của lời thoại:
– Là nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về lẽ sống, cái chết và hạnh phúc.
+ Không thể bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo…
+ Sống nhờ vào đồ đạc …
– Ý nghĩa:
+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì không nên chỉ đổ tội cho xác và không thể an ủi, vỗ về bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
+ Sống nhờ, sống gởi, sống chắp vá, khong được là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa.
– Qua lời thoại, nhân vật ý thức rõ hoàn cảnh của mình: đầy trớ trêu và bi hài.
b) Quyết định cuối của hồn TB: cho cu Tị được sống lại còn mình thì chết hẳn.
– Nguyên nhân:
+ Hồn TB ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
+ Có được nhận thức tỉnh táo + tình thương cu Tị → quyết định dứt khoát.
+ Cái chết cu Tị đẩy nhanh diễn biến kịch đễn “mở nút”→ quyết định cho thấy nhân vật là một con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng: Đã ý thức được ý nghĩa sự sống.
– Ý nghĩa phê phán của đoạn trích:
+ Chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thu đến trớ trêu, thô thiển.
+ Lấy cớ là tâm hồn thanh cao mà không chăm lo đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
→ Là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm, chủ quan, lười biếng không tưởng.
III- Kết luận: Đoạn trích đã khái quát ý nghĩa tư tưởng và chiều sâu triết lí với ý nghĩa:
– Mâu thuẫn giữa linh hồn và xác thịt, giữa đạo đức và tội lỗi.
– Bi kịch của con người không được sống thật với mình.
Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ là một người vô cùng tài năng, những sáng tác của ông đã để lại cho hậu thế những bài học về cuộc sống về con người về mối quan hệ giữa người với người. Trong đó, Hồn Trương Ba da hàng thịt là tác phẩm kịch nổi tiếng. Chính nhan đề của kịch cũng tạo ra những hấp dẫn không tưởng cho độc giả. Ngoài ra nó còn gợi mở những ý nghĩa ẩn ý trong đó. Một nhan đề không chỉ tạo sức hấp dẫn khi khơi lên được sự tò mò nơi độc giả. Hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hồn và thể xác vốn dĩ gắn liền với nhau, hòa hợp với nhau nhưng khi hồn một nơi xác một nơi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đấy là một trong những điểm thắt nút mà chính ngay tại kịch, Lưu Quang Vũ đã giải quyết một cách thỏa đáng.Có thể thấy rằng da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Sự mâu mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Thông qua kịch thì nó còn nhằm thể hiện một ý nghĩa sâu xa,hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người. Một con người không thể sống trong vỏ bọc của một người khác.hơn nữa một tâm hồn thanh cao không thể sống không thể ẩn náu trong một thể xác dung tục. Sống như thế thì còn khổ hơn chết, thế thì thà chết còn thỏa.
Vở kịch không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc còn người mà còn góp phần phê phán một số biểu hiện tích cực trong lối sống lúc bấy giờ
văn 12 đó bro đùa ko đấy
tk
https://hoatieu.vn/phan-tich-cuoc-doi-thoai-giua-hon-truong-ba-va-de-thich-207679
Lưu Quang Vũ là một tài năng đa tài của nền nghệ thuật Việt Nam từ các thế kỉ trước. Bằng tài năng của mình ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa như Tôi và chúng ta; Sống mãi tuổi 17; Nàng Sita; Ngọc Hân công chúa,... Trong đó, Hồn Trương Ba, da hàng thịt được xem là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch chính là một bài ca về vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và nhiều lần trên sân khấu cả trong và ngoài nước.Vở kịch được gợi dẫn từ một cốt truyện dân gian, thực chất là sự cải biên một truyện cười dân gian. Trong khi tác giả dân gian chỉ tạo ra một tình huống oái oăm nhằm gây tiếng cười phê phán thì Lưu Quang Vũ đã biến nó thành một tấn bi kịch – bi kịch tâm lí. Đoạn trích phân tích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Đến cảnh VII của vở kịch thì xung đột giữa hồn và xác đã được đẩy lên đỉnh điểm, nút thắt được siết chặt đến cao độ và cũng là lúc ta thấu hiểu tấn bi kịch mang tên: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đầu tiên là bi kịch sống nhờ, sống gửi, tồn tại trái với lẽ tự nhiên của hồn Trương Ba. Bi kịch ấy được thể hiện rõ qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba đã tách khỏi xác anh hàng thịt, còn “thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác”. Hồn Trương Ba nhân hậu, trong sáng và thanh cao lại đặt trong thân xác của một anh hàng thịt phàm tục, thô lỗ, đầy sức mạnh bản năng tục tằn. Lúc nào hắn cũng chỉ nghĩ đến mấy “cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…”. “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi”…
Cuộc tranh luận giữa hồn và xác diễn ra quyết liệt. Dường như có những lúc tiếng nói của xác thịt lấn át cả tiếng nói của linh hồn, đẩy linh hồn vào thế bị động và một mực phủ nhận lí lẽ của xác anh hàng thịt “lí lẽ của anh thật ti tiện”. Chỉ còn biết ngao ngán thở dài một tiếng “Trời!”. Qua đó, ta thấy rằng hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ tột cùng. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải của linh hồn đã nói nói lên điều đó. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt chính là ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thân xác trong một con người. Đó là tiếng nói của bản năng và những tác động ghê gớm của nó vào linh hồn. Mặc dầu cho linh hồn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng của thể xác nhưng khó mà tránh khỏi những tác động đó. Hồn Trương Ba có những dấu hiệu của sự tha hóa: trở nên thô lỗ tát con đến chảy máu mồm, thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Tiếp đó là bi kịch bị chối bỏ bởi những người xung quanh được thể hiện tập trung qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân. Tình trạng tồn tại bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo của Hồn Trương Ba khiến cho vợ ông đau khổ tới mức định bỏ nhà ra đi dù bà là người hiền lành, cam chịu. Cái Gái quyết liệt không chịu nhận ông nội “Tôi không phải là cháu ông…Ông nội tôi chết rồi”, “Ông nội đời nào thô lỗ và phũ phàng như vậy”, “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi”. Nó tố cáo Hồn Trương Ba làm gãy cây trong vườn, dẫm nát cây sâm quý của ông nội đã mất và còn làm hỏng mất cái diều của thằng cu Tị… Mặc dù cái Gái là đứa cháu rất yêu thương ông nội, đêm nào nó cũng khóc thương ông, nâng niu cất giữ từng chút kỷ niệm của ông. Nhưng nó vẫn chỉ là một đứa trẻ nhỏ, tâm hồn ngây thơ, trong sáng, thánh thiện không thể chấp nhận sự thô lỗ, tầm thường của linh hồn ông nội trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt. Có lẽ người thấu hiểu và thương Trương Ba nhất nhà lại là chị con dâu, nhưng trước tình cảnh đó chị cũng phải nói rằng: “mỗi ngày thầy một đổi khác đi, mất mát dần”. Càng thương bố chồng, người con dâu ấy càng đau khổ, tuyệt vọng trong câu hỏi “làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”. Than ôi! Còn gì đau đớn và hổ thẹn hơn khi mà bị chính những người thân của ta ruồng bỏ… Có lẽ đó là bi kịch dằn vặt nhất đối với Trương Ba của hiện tại.
Bi kịch lại nối tiếp những bi kịch khi Đế Thích khuyên Trương chấp nhận vì thế giới không toàn vẹn, thể hiện cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống con người. Và đó chính là bi kịch sửa sai càng thêm sai. Trương Ba bị chết oan uổng vì “một lầm lẫn của quan thiên đình”. Để sửa sai thì Đế Thích đã cho hồn Trương Ba sống trong thân xác của anh hàng thịt. Tồn tại ở tình trạng trái với tự nhiên một thời đã khiến hồn Trương Ba nhận ra rằng “có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm”. Chỉ có cách là cố gắng đừng sai mà thôi. Nếu lỡ sai rồi thì hãy làm một việc đúng khác để bù lại. Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho anh hàng thịt, Đế Thích định cho hồn ông nhập vào cu Tị. Bằng sự quyết liệt của mình, Hồn Trương Ba đã không chấp nhận mà chỉ xin tiên Đế Thích trả lại cuộc sống cho cu Tị – một cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu, rất thân thiết với ông và cái Gái hồi ông còn sống. Có lẽ chính sự lựa chọn đó mới làm cho linh hồn của Trương Ba thanh thản. Ông nhận ra rằng con người là một thể thống nhất, hồn xác phải hài hòa đồng thuận. Sống phải là chính mình. Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc sống xung quanh.
Khép lại vở kịch, Trương Ba đã chấp nhận cái chết để không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba da hàng thịt” nữa. Đây là một kết cục đầy bi kịch chứ không phải kết thúc có hậu như trong cốt truyện dân gian trước đó. Nhưng đó lại là cái kết của sự chiến thắng cái ác, cái xấu và của những điều tốt đẹp, bản lĩnh. Vở kịch được đánh giá là một vở “bi kịch lạc quan” bởi tuy rằng Trương Ba không còn tiếp tục được sống nhưng những giá trị đích thực của cuộc sống được bảo toàn. Không còn trên cõi trần nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè và với tất cả những gì tốt đẹp nhất.
Dưới ngòi bút của nhà viết kịch điêu luyện Lưu Quang Vũ những bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích được thể hiện một cách sinh động, đầy kịch tính thông qua những màn đối thoại, xung đột. Sự hấp dẫn của kịch bản cùng với nghệ thuật tạo dựng tình huống độc đáo, xây dựng và dẫn dắt xung đột kịch hợp lí và nghệ thuật dựng hành động kịch sinh động góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm. Đặc biệt, vở kịch được tạo nên bởi yếu tố huyền thoại, nghĩa là không có thực. Qua đó nhà văn đã làm sáng tỏ một hiện thực: Trong xã hội cũ, tình trạng con người không làm chủ được bản thân mình, không được sống như mình mong muốn không phải là hiếm. Hàng loạt nhân vật của Nam Cao cũng rơi vào tình trạng bi kịch như thế như: Chí Phèo, Bà cái Tí, anh cu Lộ…
Nằm ở phần kết của vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, đoạn trích thể hiện rõ tài năng của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ. Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên rất nhiều phương diện như: sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, hay tiếng nói phê phán gay gắt, quyết liệt những hiện thực trong xã hội cũ… Vở kịch nói chung và đoạn trích nói riêng đã đem đến cho ta những bài học quý giá: Được sinh ra trên đời là một hạnh phúc, nhưng sẽ hạnh phúc hơn khi ta được sống là chính mình, sống một cách trọn vẹn với những giá trị vốn có và sẽ mãi theo đuổi nó đến cùng.