K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

- Lỗi chính tả hay gặp: Thực tế cho thấy, lỗi về chính tả trong tiếng Việt chủ yếu liên quan tới sự nhầm lẫn các phụ âm đầu CH/TR, R/GI/D, S/X, L/N.

- Lí do:

+ Không chú ý: Khi viết nhanh hoặc không tập trung vào câu đang viết, người viết sẽ dễ mắc lỗi, không chỉ về chính tả mà còn là dấu câu và lỗi đánh máy. Lỗi này tự người viết cũng sẽ nhận ra khi đọc lại bài của mình và có thể tự sửa. Nhìn chung, đây không phải là người hay viết sai chính tả, chỉ cần tập trung hơn là ổn.

+ Sai ngay từ nhỏ: Người viết sai chính tả đã sai ngay từ nhỏ thì rất khó sửa. Một là do không cẩn thận và không thích môn chính tả ngay từ nhỏ, hai là người hướng dẫn chưa chỉ ra được cách phân biệt giữa các từ như “sao” với “sau”, “nghỉ” với “nghĩ”, “sửa” với “sữa”, … nên từ bé, người đó đã có thói quen viết theo ý thích, và lớn lên cũng vậy. Với người viết sai chính tả từ nhỏ, có thể sai 1 vài từ hoặc hầu hết các từ, cần phải có thời gian luyện tập và có cách hiểu đúng nhanh chóng khi viết.

+ Gặp khó khăn khi xác định chữ này hay chữ kia hoặc dấu này hay dấu kia: Người này biết được ngay ở vị trí nào, từ nào mình sắp sửa viết sai. Ý thức được là ở vị trí này, chữ “s” hoặc “x” mới đúng, dấu hỏi hay dấu ngã mới đúng, nhưng không biết chọn sao cho đúng. Người viết thường có 2-3 sự lựa chọn và chọn đại 1 thứ khi thấy nó “có vẻ đúng”. Sự phân vân này kéo dài chứ không phải chỉ đơn giản là đã chọn được chữ đúng hay được mách chữ đúng là sẽ sửa được. Ví dụ “sẵn” với “sẳn”, người viết lần này phân vân dùng dấu hỏi hay dấu ngã, thì lần tiếp theo cũng sẽ phân vân y hệt, mặc dù lần trước có viết đúng cũng chưa thể hình thành thói quen cho các lần sau.

+ Không biết mình đang viết sai: Thật khó khăn khi chính mình cũng không biết mình viết sai ở đâu, thì làm sao có thể sửa lỗi? Nếu bạn vân phân thì có thể tra từ điển hoặc hỏi người khác, nhưng đã mặc định là mình viết đúng và trong cả đoạn văn, cả bài văn không tự tìm ra được lỗi sai hoặc người khác có tìm ra được lỗi sai thì cũng rất khó để sửa.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 10 2023

a) Bài văn miêu tả con vật thường có 3 phần là: mở bài, thân bài và kết bài

b) Nội dung chính của từng phần:

Mở bài: Giới thiệu con vật hoặc loài vật.

Thân bài: - Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng.

                - Tả hoạt động hoặc thói quen.

Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó,... với con vật hoặc loài vật.

26 tháng 11 2018

Đáp án: D

14 tháng 10 2023

HS tự thực hành

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1. Em nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2. Em tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,... trong bài của em (nếu có) và sửa bài cho các bạn trong lớp.

3. Em tự sửa bài văn của mình

4. Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của lớp.2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bức thư, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...Lưu ý về các lỗi thường gặp trong viết thư thăm hỏi:a) Lỗi về cấu tạo- Bức thư không có đủ ba phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.- Phần mở đầu thiếu địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư hoặc thiếu lời...
Đọc tiếp

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của lớp.

2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bức thư, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Lưu ý về các lỗi thường gặp trong viết thư thăm hỏi:

a) Lỗi về cấu tạo

- Bức thư không có đủ ba phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

- Phần mở đầu thiếu địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư hoặc thiếu lời chào, lời tự giới thiệu (nếu cần), lí do viết thư.

- Phần nội dung chính thiếu lời thăm hỏi người nhận thư.

- Phần kết thúc thiếu lời chúc hoặc chữ kí, tên người viết thư.

b) Lỗi về nội dung

- Có những nội dung thăm hỏi hoặc thông tin về bản thân không phù hợp

- Không thể hiện được tình cảm với người nhận thư.

3. Tự sửa bài làm của em.

4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

1
5 tháng 10 2023

Sau khi nghe nhận xét của thầy/ cô giáo về bài làm của cả lớp. Học sinh tự sửa lại bài theo nhận xét của thầy/ cô.

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đơn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,....Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đơn:a) Lỗi về cấu tạo– Thiếu một phần của đơn.– Thiếu một số mục bắt buộc ở phần đầu của đơn:+ Quốc hiệu, tiêu ngữ+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn+ Tên đơn+ Tên...
Đọc tiếp

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đơn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,....

Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đơn:

a) Lỗi về cấu tạo

– Thiếu một phần của đơn.

– Thiếu một số mục bắt buộc ở phần đầu của đơn:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ

+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn

+ Tên đơn

+ Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn

– Thiếu họ, tên, chữ kí ở phần cuối của đơn.

b) Lỗi về nội dung

– Không giới thiệu đủ thông tin vắn tắt về bản thân như quy định.

– Cung cấp thông tin không chính xác về bản thân.

– Không nói rõ nguyện vọng của bản thân.

– Không có lời hứa hoặc cam kết.

3. Tự sửa bài viết của mình.

4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

1
30 tháng 9 2023

Sau khi nghe nhận xét của thầy/ cô giáo về bài làm của cả lớp. Học sinh tự sửa lại bài theo nhận xét của thầy/ cô.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1. Em nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2. Em tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

3. Em tự sửa đoạn văn của mình

4. Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

7 tháng 6 2019

Những lỗi thường mắc phải trong văn bản đề nghị:

- Thiếu ngày tháng làm văn bản đề nghị

- Mục đích không rõ ràng, còn chung chung

4 tháng 6 2015

Vì các bạn trong lớp đều có ít lỗi hơn bạn A, nên các bạn chỉ có số lỗi từ 0 đến 4. Trừ Xuân ra thì số bạn còn lại là : 12 - 1 = 11 (bạn). Nếu chia các bạn còn lại thành các nhóm theo số lỗi thì tối đa có 5 nhóm. Nếu mỗi nhóm có không quá 2 bạn thì 5 nhóm sẽ có không quá 5 x 2 = 10 (bạn). Điều này mâu thuẫn với số bạn còn lại là 11 bạn. Chứng tỏ ít nhất phải có một nhóm có quá 3 bạn tức là trong lớp có ít nhất có 3 bạn có số lỗi bằng nhau.

4 tháng 6 2015

Bài giải:

Vì các bạn trong lớp đều có ít lỗi hơn bạn A, nên các bạn chỉ có số lỗi từ 0 đến 4. Trừ Xuân ra thì số bạn còn lại là : 12 - 1 = 11 (bạn). Nếu chia các bạn còn lại thành các nhóm theo số lỗi thì tối đa có 5 nhóm. Nếu mỗi nhóm có không quá 2 bạn thì 5 nhóm sẽ có không quá 5 x 2 = 10 (bạn). Điều này mâu thuẫn với số bạn còn lại là 11 bạn. Chứng tỏ ít nhất phải có một nhóm có quá 3 bạn tức là trong lớp có ít nhất có 3 bạn có số lỗi bằng nhau.

Chúc bạn học tốt^^