K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

a.

- Một số điểm mốc quan trọng:

+ Thời kỳ phôi thai của chữ Quốc ngữ kể từ khi một số giáo sĩ phương Tây đến nước ta truyền giáo và từ nhu cầu học tiếng Việt đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt cho đến trước khi xuất bản cuốn Từ điển An Nam-Bồ Đào Nha-Latin (Dictionarium An Namiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes năm 1651. Chữ Quốc ngữ ra đời nhưng mới ở trạng thái sơ khai và cách ghi âm còn mang nặng dấu ấn cá nhân.

+ Thời kỳ ra đời và bước đầu phát triển của chữ Quốc ngữ kể từ năm 1651 đến năm 1862 khi thực dân Pháp xâm chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Cuốn Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latin (Dictionarium An Namiticum Lusitanum Latinum) cùng với Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh và Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes năm 1651 đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ mang tính hệ thống trên diện mạo ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng của nó. Chữ Quốc ngữ tiếp tục phát triển với sự ra đời của Từ điển An Nam-Latin (Dictionarium Anamitico Latinum) của Pigneau de Béhaine năm 1773, Từ vị An Nam-Latin (Dictionarium Anamitico Latinum) của J. Taberd năm 1838 cùng một số tác phẩm chữ Quốc ngữ của các giáo sĩ nước ngoài và một số người Việt Nam, nhưng phạm vi sử dụng chủ yếu vẫn giới hạn trong môi trường và không gian hoạt động của đạo Thiên Chúa (Công giáo, Kitô giáo, Cơ Đốc giáo).

+ Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1919. Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, chính quyền thực dân bắt đầu sử dụng chữ Quốc ngữ, mở trường dạy chữ Quốc ngữ rồi đưa chữ Pháp, chữ Quốc ngữ vào trường học. Chữ Quốc ngữ bắt đầu được truyền bá ở Nam Kỳ. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm cả nước năm 1884, chữ Quốc ngữ mở rộng dẫn ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Trong cải cách giáo dục do Toàn quyền Paul Beau chủ trương năm 1904-1906, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ được đưa vào hệ thống các trường Pháp Việt thay thế dần chữ Hán trong giáo dục và thi cử. Năm 1919 chứng kiến khoa thi Hội cuối cùng đánh dấu sự kết thúc nền thi cử Nho học bằng chữ Hán đã kéo dài gần 9 thế kỷ (từ 1075 đến 1919, 844 năm). Trong nhà trường Pháp - Việt, ngoài các môn tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, mỗi tuần chỉ còn lại 2 giờ Hán văn. Tất nhiên sau đó và đến ngày nay, chữ Hán và chữ Nôm vẫn có người sử dụng trong khảo cứu và trong sáng tác thơ văn, nhưng vai trò trong hành chính, giáo dục và thi cử thì đã cáo chung. Chữ Pháp trở thành văn tự chính thống của nhà nước đô hộ và chữ Quốc ngữ được sử dụng cùng với tiếng Việt trong giao tiếp cộng đồng và một phần trong hành chính và giáo dục cấp tiểu học, trung học.

+ Thời kỳ từ năm 1919 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong thời kỳ này, những trí thức cấp tiến và yêu nước thấy rõ chữ Quốc ngữ là chữ viết rất tiện lợi, khoa học cần được phổ biến rộng rãi trong xã hội và trong nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật. Đông Kinh Nghĩa Thục và Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ giữ vai trò rất quan trọng trong phổ biến chữ Quốc ngữ. Các nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu và sáng tác, đã góp phần quyết định hoàn thiện và làm phong phú chữ Quốc ngữ. Trong thời kỳ này chữ Quốc ngữ đi vào cuộc sống và trở thành phương tiện tiếp thu những tư tưởng tiên tiến, những thành tựu văn hóa thế giới và truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong các tầng lớp xã hội.

+ Thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đến nay. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, chữ Quốc ngữ lần đầu tiên trong lịch sử trở thành chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập, sử dụng trong nền hành chính quốc gia, trong giáo dục và thi cử, kể cả trong giáo dục đại học. Với vị thế văn tự quốc gia, chữ Quốc ngữ phát triển rất nhanh chóng và càng ngày càng hoàn thiện, phong phú.

b.

- Giống: Đều ghi được âm tiếng Việt.

- Khác nhau:

+ Chữ quốc ngữ: Dùng các con chữ trong chữ viết Latinh, chỉ cần học thuộc bảng chữ cái biết cách ghép vần là có thể đọc được tất cả các tiếng. Rất được phổ biến hiện nay.

+ Chữ Nôm: Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm Hán-Việt, kết hợp cả hai yếu tố biểu ý và biểu âm. Khó học và khó nhớ, không được phổ biến hiện nay.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ:

+ Xuất hiện các công ty độc quyền, dưới những hình thức khác nhau, như: các-ten; xanh-đi-ca; tơ-rớt,… các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị ở các nước.

+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.

+ Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, dưới các hình thức như: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,...

+ Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Năm 1967, cộng đồng châu Âu bao gồm 6 thành viên là CHLB Đức, Pháp, I - ta- li- a, Hà Lan, Bỉ,Lúc xăm bua được hợp nhất tự cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Đến năm 2022 EU có 27 thành viên chính thức. Tổng diện tích là 4.2 triệu km2. Tổng số dân là 446.9 triệu người. Với GDP là 17 088,6 tỉ USD.

4 tháng 2 2023

Giai đoạn trước năm 1353:

- Từ xa xưa, người Lào Thơng sinh sống, là chủ nhân của văn hóa cánh đồng Chum.

- Từ thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái đến định cư ở những vùng đồng bằng ven sông Mê Công, họ được gọi là người lào Lùm.

 Giai đoạn từ 1353 đến thế kỉ XVIII

- Năm 1353, một tộc trưởng tên Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

- Vương quốc Lan Xang phát triển và đạt đến sự thịnh vượng trong các thế kỉ XVI-XVII.

 
20 tháng 9 2023

Năm 802, một người trong hoàng tộc Giay-a-vác-man II đã giành được độc lập, lập ra triều đại Ăng-co.

Từ thế kỉ IX đến thế kỉ X là thời kì vương quốc Ăng-co khôi phục và củng cố. 

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, thời kì Ăng-co phát triển thịnh vượng và đạt được nhiều thành tựu.

Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, Ăng-co bước vào thời kì suy thoái khi liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá.

Năm 1432, học chuyển dần địa bàn cư trú về bờ nam Biển Hồ. Lịch sử gọi đó là thời kì hậu Ăng-co.

4 tháng 2 2023

- Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường. Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn.

- Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.

- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.

- Đối ngoại: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Can-pu-chia và Đại Việt. Kiên quyết chống quân xâm lược (chống Miến Điện năm 1565).

4 tháng 2 2023

Quá trình hình thành và phát triển các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:

- Thế kỉ X, nhà nước độc lập, thống nhất của người Việt được thành lập. 

- Các nhà nước đã ra đời trước thế kỉ X như: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vijava bước vào thời kì thống nhất và phát triển.

- Thế kỉ XIII, Đại Việt chặn đứng được cuộc xâm lược của quân Mông-Nguyên và bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. 

- Các quốc gia nói tiếng Thái như Sukhothai, Ayutthaya ở lưu vực sông Mê Nam, vương quốc Majapahit lần lượt ra đời. 

- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Malacca được thành lập và phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á. 

- Một số quốc gia phát triển nông nghiệp thời kì này: Đại Việt, Cam-pu-chia, A-út-thay-a. Thương mại thì có Malacca, Mô-giô-pa-hít.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:

- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.

Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.

- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).

- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.

Yêu cầu số 3:

♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).

- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”

♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:

- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…

- Khác nhau:

+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.

+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Đặc điểm dân cư Trung Quốc

- Quy mô dân số: là nước đông dân nhất thế giới. Năm 2020, số dân Trung Quốc là hơn 1,4 tỉ người, chiếm hơn 18% số dân thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: đang có chiều hướng giảm dần nên số dân tăng thêm hằng năm cũng giảm dần.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc (hơn 56 dân tộc)

+ Người Hán chiếm hơn 90% dân số.

+ Các dân tộc khác (người Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi, Mông Cổ,...) sống tập trung tại các khu tự trị ở vùng núi và biên giới.

- Mật độ dân số: mật độ dân số khá cao (khoảng 150 người/km2 năm 2020), song phân bố rất không đều.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía đông (khoảng 90% dân cư);

+ Khu vực phía tây dân cư thưa thớt.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, tỉ lệ dân thành thị là 61,0% năm 2020).

+ Có nhiều thành phố quy mô dân số trên 10 triệu người như: Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thiên Tân,...

+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.

+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)

+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.

+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

♦ Giới thiệu chung về vùng duyên hải của Trung Quốc

- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,…

- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (năm 2021).

♦ Sự phát triển kinh tế của một số tỉnh thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc

Liêu Ninh:

+ Liêu Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 434 tỉ USD (đóng góp khoảng 2,5% tổng GDP toàn quốc).

Thượng Hải:

+ Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Đây cũng là thành phố đông dân nhất Trung Quốc.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 680 tỉ USD (đóng góp khoảng 3,9 % tổng GDP toàn quốc).

Giang Tô:

+ Giang Tô là một tỉnh nằm ở ven biển phía Đông, có quy mô dân số lớn thứ 5 của Trung Quốc.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 1832 tỉ USD (đóng góp khoảng 10,6 % tổng GDP toàn quốc).

♦ Một số trung tâm kinh tế thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc

- Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, với các ngành: sản xuất ô tô, nhiệt điện, hóa dầu, luyện kim đen,…

- Trung tâm công nghiệp Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), với các ngành: cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, nhiệt điện, dệt may, luyện kim màu…

- Trung tâm công nghiệp Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), với các ngành: hóa chất, luyện kim đen, sản xuất ô tô, dệt may, luyện kim màu,…

- Trung tâm công nghiệp Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), với các ngành: luyện kim đen, dệt may, thực phẩm,…

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

- Châu Mĩ la-tinh

-Tự nhiên:
+Khí hậu: xích đạo ẩm, nhiệt đới ẩm
+Đất: phù sa, fleralit
+Rừng: rừng xích đạo, nhiệt đới ẩm thường xanh
+Khoáng sản: dầu khí, than, sắt, kim loại quý, kim loại màu
-> Rất đa dạng và giàu có: thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng, nông nghiệp nhiệt đới, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp.

- Phạm vi lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ độ nên thiên nhiên phân hóa đa dạng:

- Mỹ Latinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác nên sau cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV, nhiều đợt nhập cư khai phá “ Tân thế giới” đã làm cho thành phần dân cư, xã hội nơi đây rất đa dạng.

- Nhờ tiếp giáp với Hoa Kỳ và các biển, đại dương lớn, nên khu vực Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để: thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế; tăng cường hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

- Việc xây dựng kênh đào Pa-na-ma đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.