Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của bạn về hình tượng nhân vật Bích Châu trong tác phẩm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
refer
Kiều Phương là một nhân vật tuyệt vời và cũng là nhân vật làm nổi bật cả văn bản "Bức tranh của em gái tôi". Em ấy không ganh ghét anh trai mà luôn vị tha những lỗi lầm cho anh trai. Kèm theo đó là 1 dẫn chứng chứng tỏ em là một người có lòng yêu thương và tấm chân thành . Đó là em ấy đã vẽ bức tranh Anh trai tôi . Có 2 mục đích để em ấy vẽ bức tranh này , điều thứ nhất , nó ca ngợi , tô lên vẻ đẹp của người anh trai , điiều thứ hai , nó thuyết phục anh trai hãy từ bỏ lòng ghen tị , từ đó , giúp anh trai nhận ra tầm hạn chế. Nó đã làm sáng tỏ rằng: anh ấy đã không còn ganh ghét , tị nạn và coi thường như xưa kia mà quý trọng và yêu thương em gái mình nhiều hơn. Qua đó , em thấy rằng Kiều Phương là một người có tình yêu thương , tấm lòng chân thành , có đức tính nhân hậu , luôn sẳn sàng vị tha những lỗi lầm của anh trai.
bạn tham khảo nha
Tạ Duy Anh là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho bạn đọc thì nổi bật nhất có lẽ là "Bức tranh của em gái tôi". Truyện ngắn đã thể hiện thành công nhân vật Kiều Phương - là cô bé ngoan ngoãn, có năng khiếu vẽ và yêu thương anh vô bờ bến. Trước hết, ngay từ những dòng đầu tác phẩm, chúng ta đã thấy cô bé này rất ngoan. Bởi lẽ khi anh mắng em, Kiều Phương không hề quát tháo lại, không cãi lại mà vâng lời và nghe anh nói. Hơn thế nữa, khi người anh ghen ghét với em, Phương cũng chẳng hề sinh lòng ngược đãi, đối xử tệ bạc với anh. Kiều Phương luôn tìm cách để tình cảm của hai anh em trở nền gần gũi, gắn bó. Chưa dừng lại ở đó, người đọc rất bất ngờ khi thấy được nội dung trong bức tranh của em. Đây có lẽ chính là điểm mấu chốt của thi phẩm. Kiều Phương không hề vẽ chim, vẽ hoa, vẽ nhiều phong cảnh đẹp khác mà lại vẽ chính người anh của mình. Thế mới biết em yêu anh đến nhường nào và cũng chính nhờ bức tranh ấy đã cảm hóa được trái tim của người anh. Thật cảm ơn nhà văn Tạ Duy Anh đã đưa đến cho người đọc những câu văn chất chứa biết bao cảm xúc về tình anh em ruột thịt trong gia đình hay đến thế này!
Bạn tham khảo nha:
Trong văn bản" Lão Hạc" của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương để rồi khóc thút thít như một đứa con nít .Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,Lão đi lừ đừ đến nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Qua văn bản "Lão Hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.
Em tham khảo:
Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư, nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai "phần chí" không lấy được vợ. San sẻ về nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên,... Có lúc là một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang... "Lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Ông giáo đã đồng cảm, đã thương xót, đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người.Trong truyện "Lão Hạc", ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện. Không phải là nhân vật trung tâm, nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho "Bức tranh quê" ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ. Nhân vật ông giáo đươc coi là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
TK
Nhân vật cụ Bơ Men:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Chao ôi! (câu cảm thán ) Kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.
Đoạn văn tham khảo
a.
Cuối tuần này, câu lạc bộ Tiếng Anh của trường em tổ chức một chuyến đi chơi. Chúng em đã có dịp đến thăm hồ Gươm - một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Câu lạc bộ có khá đông thành viên, nhưng chỉ có mười người tham gia chuyến đi. Cả nhóm đã hẹn nhau sẽ tập trung ở trước cổng trường. Cùng đi với chúng em có cô Mai - cố vấn của câu lạc bộ. Khoảng bảy giờ, các thành viên trong câu lạc bộ đã đến đông đủ. Mọi người bắt đầu xuất phát ra bến xe để bắt xe buýt ra hồ Gươm. Xe đi mất khoảng bốn mươi phút. Trên đường đi, chúng em trò chuyện vô cùng vui vẻ. Hồ Gươm nằm ở quận Hoàn Kiếm. Hồ có diện tích không rộng lắm. Nước hồ có màu xanh trong vắt, cây cối ven hồ đâm chồi nảy lộc như những ngọn lửa xanh biếc, không khí mát mẻ, dịu dàng. Tháp Rùa nằm ở chính giữa hồ, mang vẻ cổ kính. Đi qua cầu Thê Húc cong cong sẽ đến đền Ngọc Sơn nổi tiếng. Hồ gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi sau khi đi đánh giặc trở về trả lại gươm cho thần Kim Quy. Khi đi dạo xung quanh hồ, cả nhóm đã gặp rất nhiều vị khách nước ngoài. Chúng em đã có dịp được trò chuyện với họ bằng tiếng Anh. Cả nhóm đã trau dồi được rất nhiều điều bổ ích. Buổi trưa, cả nhóm cùng ghé vào thưởng thức bún chả - một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Chúng em cũng đã có rất nhiều bức ảnh kỉ niệm cùng nhau. Chuyến đi tuy ngắn nhưng đã giúp em có được nhiều trải nghiệm bổ ích. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy, để học hỏi thêm nhiều điều.
- Liệt kê: “Nước hồ có màu xanh trong vắt, cây cối ven hồ đâm chồi nảy lộc như những ngọn lửa xanh biếc, không khí mát mẻ, dịu dàng.”
- Chêm xen: “hồ Gươm - một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội”
Tham khảo
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.
Tham khảo nha em:
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.
Nhân vật em ấn tượng nhất là nhân vật người bố. Ông có một "đôi bàn chân vất vả" có khi rên lên vì đau mình và cũng có lúc rên lên vì đau chân. Nhưng người bố ấy luôn chăm chỉ tất bật từ khi cỏ đẫm sương sớm đến khi cỏ đẫm sương đêm nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ kêu than một lời. Người bố ấy vẫn luôn cố gắng dành cho con cái của mình những điều tốt nhất. Quên đi đôi chân dãi nắng dầm sương thành bệnh tiếp tục lao động chăm sóc các con của mình.
Nàng Bích Châu trong tác phẩm "Hải Khẩu Linh Từ" hiện lên là một hình tượng nhân vật đa chiều, đầy ấn tượng. Nàng không chỉ là một người con gái xinh đẹp, nết na mà còn là một vị nữ thần linh thiêng, một biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm. Bích Châu xuất thân là một cô gái bình thường, nhưng vì lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm, nàng đã dũng cảm hy sinh bản thân để bảo vệ quê hương. Sau khi chết, nàng hóa thành vị nữ thần linh thiêng, luôn âm thầm giúp đỡ và phù trợ cho vua và quân dân ta trong cuộc chiến chống giặc. Hình tượng Bích Châu thể hiện niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, vào sự phù trợ của thần linh trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Đồng thời, nó cũng ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí quyết tâm chiến thắng của nhân dân ta. Nàng Bích Châu là một hình tượng nhân vật đẹp đẽ, cao quý, mang giá trị nhân văn sâu sắc. Nàng là biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí quyết tâm chiến thắng của nhân dân ta.