K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 4

Theo tôi, chi tiết/sự việc kì ảo hấp dẫn nhất trong Đền thiêng cửa bể là sự xuất hiện của con rùa vàng khổng lồ. Lý do là:

1. Tính bất ngờ:

- Con rùa vàng xuất hiện một cách đột ngột, không ai báo trước.

- Kích thước khổng lồ, khác biệt hoàn toàn so với những con rùa bình thường.

2. Tính phi thường:

- Rùa vàng có khả năng nói tiếng người, thể hiện trí tuệ phi thường.

- Giúp đỡ nhân vật chính vượt qua nguy hiểm, hoàn thành nhiệm vụ.

3. Ý nghĩa biểu tượng:

- Rùa vàng là biểu tượng của sự linh thiêng, trường thọ, và trí tuệ.

- Sự xuất hiện của rùa vàng thể hiện niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, vào sự hỗ trợ của thần linh cho những người có ý chí tốt đẹp.

Ngoài ra, một số chi tiết/sự việc kì ảo khác cũng rất hấp dẫn:

-Thanh gươm báu tự bay đến tay nhân vật chính.

-Viên ngọc quý mọc lên từ trong thân cây.

-Cánh đồng hoa sen nở rộ giữa đêm khuya.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của con rùa vàng vẫn là chi tiết/sự việc kì ảo ấn tượng nhất bởi:

-Tính bất ngờ, phi thường và ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

-Góp phần làm nổi bật chủ đề và thông điệp của tác phẩm.

22 tháng 6 2019

Chọn đáp án: B

25 tháng 5 2022

cho mình bài đọc nhé!

Câu 1. Hãy nêu các sự việc chính của truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc. Câu 2. Nhân vật chàng Cốc có xuất thân như thế nào? Câu 3. Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm? Câu 4. Sự hoá thân của chàng Cốc và nàng Công thành Núi Cốc, Sông Công đã thể hiện khát vọng gì của...
Đọc tiếp

Câu 1. Hãy nêu các sự việc chính của truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc. Câu 2. Nhân vật chàng Cốc có xuất thân như thế nào? Câu 3. Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm? Câu 4. Sự hoá thân của chàng Cốc và nàng Công thành Núi Cốc, Sông Công đã thể hiện khát vọng gì của nhân dân? Câu 5. Truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ giải thích điều gì? Câu 6. Em hãy chỉ ra chi tiết kì ảo trong truyện. Chi tiết đó có vai trò gì trong việc xây dựng cốt truyện? Câu 7. Chi tiết nào trong truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ khiến em ấn tượng nhất? Vì sao? Câu 8. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ là gì?

0
Câu 1. Hãy nêu các sự việc chính của truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc.Câu 2. Nhân vật chàng Cốc có xuất thân như thế nào?Câu 3. Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?Câu 4. Sự hoá thân của chàng Cốc và nàng Công thành Núi Cốc, Sông Công đã thể hiện khát vọng gì của nhân dân?Câu 5. Truyện cổ tích Nguồn gốc...
Đọc tiếp

Câu 1. Hãy nêu các sự việc chính của truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc.

Câu 2. Nhân vật chàng Cốc có xuất thân như thế nào?

Câu 3. Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?

Câu 4. Sự hoá thân của chàng Cốc và nàng Công thành Núi Cốc, Sông Công đã thể hiện khát vọng gì của nhân dân?

Câu 5. Truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ giải thích điều gì?

Câu 6. Em hãy chỉ ra chi tiết kì ảo trong truyện. Chi tiết đó có vai trò gì trong việc xây dựng cốt truyện?

Câu 7. Chi tiết nào trong truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?

Câu 8. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ là gì?

1
23 tháng 2 2022

Tham khảo:

Câu 1:

có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại

Hồ Núi Cốc nguyên là một đoạn của sông Công, một trong các chi lưu của sông Cầu chảy vòng quanh một ngọn núi đất có tên là núi Cốc. Đập Núi Cốc được khởi công xây dựng đầu năm 1972 nhưng do Không quân Mỹ mở chiến dịch Linebacker I đánh phá trở lại miền Bắc Việt Nam nên công trình bị đình hoãn đến đầu năm 1973 mới tái khởi động. Tháng 10 năm 1978, một trận lũ lịch sử trên sông Công có lưu lượng 3.000 mét khối/giây, gấp gần 4 lần lưu lượng xả thiết kế của cửa xả chính và làm vỡ hai vai đập. Công trình Đập Núi Cốc hoàn thành phần đầu mối vào năm 1979 và hoàn thành toàn bộ vào năm 1982.

Đập Núi Cốc thuộc hạng A là hạng đập đất đắp không có lõi chống thấm (theo phân hạng của Bộ Thủy Lợi, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn). Công trình gồm 1 đập chính và 7 đập phụ. Đập chính có cao trình 27m, dài 480m, là loại đập tràn có cửa xả kiểu máng phun với lưu lượng xả tối đa 850 mét khối/giây. Thân đập được làm bằng đắt đắp, đầm hỗn hợp thủ công và đầm lăn cơ giới hạng nhẹ. 7 đập phụ cũng là đập đất đắp không có lõi chống thấm, cao 12,5m. Từ năm 1999, đập được xây thêm 2 khoang xả tràn có lưu tốc xả 585 mét khối/giây. Tổng chiều dài các kênh dẫn dòng cấp I cung cấp nước cho hạ lưu dày 72 km từ cửa cống rộng 195 m. Đập Núi Cốc tạo ra Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước trung bình 25 km vuông, ở thời điểm lũ tối đa là 32 km vuông; độ sâu 46,2 m, thời điểm cường lũ tối đa là dung tích toàn bộ 175,5 triệu mét khối, dung tích hữu ích 168 triệu mét khối. Hồ-đập Núi Cốc cùng các công trình phụ trợ tạo thành hệ thống thủy lợi Núi Cốc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 12 nghìn ha lúa thuộc bốn huyện, thành phố phía nam tỉnh Thái Nguyên và khu công nghiệp Thái nguyên với lưu lượng 30 mét khối/giây; cung cấp nước phục vụ đời sống dân sinh của cư dân thành phố Thái Nguyên với lưu lượng 7,2 mét khối/giây. Tổng lượng nước do Hồ Núi Cốc cung cấp cho Thái Nguyên đạt từ 40 triệu đến 70 triệu mét khối/năm. Trong một số năm hạn hán, Hồ Núi Cốc còn còn tiếp nước cho hệ thống thủy nông Sông Cầu (Bắc Giang) khoảng 30 triệu đến 50 triệu mét khối/năm. Hệ thống thủy lợi Hồ Núi Cốc cũng có tác dụng cắt lũ cho vùng hạ lưu sông Công; chăn nuôi thủy sản và kết hợp du lịch.

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

1. Mở bài

  

- Sơ lược về tác giả, tác phẩm và các yếu tố kì ảo trong truyện

.2. Thân bài

a. Nhân vật kỳ ảo:

* Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi:

- Chết trận trên đất Việt, sau đó trở thành yêu quái chiếm miếu của Thổ công, quấy nhiễu dân chúng, là nhân vật phản diện điển hình nhất của truyện.

- Phản ánh một hiện thực của đời sống ấy là nạn tham quan hoành hành, làm cho nhân dân lầm than, điều đó thể hiện qua việc hắn đút lót tham quan, bưng bít cả thượng đế để làm trò bạo ngược.

- Ngô Tử Văn đại diện cho chính nghĩa, thay trời hành đạo tự tay đốt đi ngôi đền, khiến hắn không còn chỗ trú, thì tên này lại ngang nhiên giả dạng tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm, văn vở.

- Trước điện Diêm Vương, dùng lời lẽ điêu ngoa, lươn lẹo, nhằm buộc tội khiến Tử Văn phải bị trừng phạt.

- Kết cục của tên này là bị nhét gỗ vào miệng rồi đày xuống ngục Cửu U.

* Thổ công:

- Có lý lịch hiển hách, còn sống làm quan, chết vì cần vương, được phong làm Thổ công, ban cho ngôi đền.

- Hiền lành, chịu nhân nhượng tên tướng giặc họ Thôi.

- Giúp đỡ Tử Văn thắng kiện ở minh ti.

* Diêm vương:

- Người đứng đầu cõi âm ti, đóng vai trò phán xử.

- Lúc đầu bị những lời lẽ giảo hoạt của tên họ Thôi lừa gạt, sau đó nhận thấy lời Tử Văn là thật thì lập tức tỉnh táo, phân xử công bằng.

- Bắt phạt tên họ Thôi, lại cho Tử Văn trở về dương gian.

* Qủy sứ, Dạ Xoa: Tạo không khí sống động, nhiều màu sắc, thể hiện được sự uy nghiêm, cẩn trọng nơi địa phủ từ đó khơi gợi cảm giác hứng thú cho người đọc.

* Ngô Tử Văn:

- Nằm mộng thấy tên tướng giặc họ Thôi, rồi bị đưa xuống âm phủ chịu tội, thì yếu tố kỳ ảo và gây ấn tượng nhất của nhân vật này đó là việc chết đi rồi sống lại sau khi diện kiến Diêm Vương.

=> Bộc lộ một chân lý đúng đắn, ở hiền gặp lành, người tốt sẽ được đền đáp xứng đáng, chứ không phải chịu chết một cách oan khuất, chứng minh sự hiện diện của lẽ phải không chỉ ở chốn trần gian mà ở bất cứ nơi đâu.

- Nhận lời của Thổ công không bệnh mà mất, để đến ở cõi tiên hưởng cái phúc phần của tiên gia.

b. Không gian kỳ ảo:

- Giấc mộng của Ngô Tử Văn nối liền giữa cõi âm và cõi dương, là nơi để chàng gặp gỡ và nói chuyện với tên tướng giặc họ Thôi cũng như Thổ công, trước khi bị đưa đến cõi âm ti để diện kiến Diêm Vương.

- Không gian cõi âm được Nguyễn Dữ miêu tả vô cùng sống động và hấp dẫn "Ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa mắt đỏ tóc xanh, dáng hình nanh ác..." mở ra một không gian cõi âm rùng rợn, lạnh lẽo, đúng với những gì mà con người vẫn thường hình dung về chốn địa ngục.

=> Làm nổi bật nét tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn, đó là sự dũng cảm, bình tĩnh, ý chí kiên cường mạnh mẽ, cây ngay không sợ chết đứng của chàng.

3. Kết bài:

Nêu nhận xét.

15 tháng 3 2021

 Đằng sau những yếu tố thần kì đó là những hiện thực về bọn quan vô lại, hiện thực về sự nhiễu loạn trong nhân dân, hiện thực về sự bất công và hiện thực về những con người khẳng khái, cương trực như Tử Văn.

21 tháng 3 2018

- Công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước: Tác giả dân gian trình bày quá trình hình thành đất nước và nguyên nhân để mất nước

- Tình cha- con: An Dương Vương đau đớn khi phải chém đầu đứa con ngây thơ Mị Châu

- Tình vợ chồng: Mị Châu- Trọng Thủy là mối tình ngang trái, dù đứng hai chiến tuyến nhưng tình cảm của họ sâu nặng

b, Sự việc tiêu biểu

- Hai chi tiết mở ra bước ngoặt, tình tiết mới, sự việc mới.

Những chi tiết trong câu chuyện đều là những chi tiết tiêu biểu bởi vì nếu không có chi tiết Mị Châu Trọng Thủy lấy dấu lông ngỗng giao hẹn thì Trọng Thủy sẽ không tìm thể theo dấu vết đó đánh chiếm và dành thắng lợi hoàn toàn.

27 tháng 11 2023

- Những chi tiết hoang đường kì ảo có trong truyện là

+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con cho nhà đôi vợ chồng già

+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ.

+ Giết chằn tinh chết.

+ Giết đại bàng cứu công chúa và con trai vua Thủy Tề

+ Công chúa bị câm, chẳng nói chẳng cười nghe tiếng đàn của Thạch Sanh bỗng cười nói vui vẻ

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh làm binh sĩ bủn rủn chân tay, không nghĩ đến chuyện đánh nhau

+ Niêu cơm cứ ăn hết lại đầy

=> Tác dụng: làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn và cuốn hút người xem, đọc

5 tháng 10 2020

giải gấp giúp mình với ạ

6 tháng 10 2020

Nhưng cụ thể là truyện dân tộc j vậy bạn?:)Phải nói cụ thể truyện dân tộc nào thì mik ms làm đc nha bạn ^_^ ''

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 9 2018

a. Đoạn văn kể về sự việc Gióng nghe sứ giả loan tin tìm người tài giỏi trước nạn giặc Ân xâm lược bờ cõi. Gióng bèn bảo mẹ mời sứ giả vào, dặn sứ giả rèn roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để mình đánh giặc cứu nước.

b. Chi tiết quan trọng nhất là Gióng dặn sứ giả rèn cho mình roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để mình đánh giặc cứu nước.

Ý nghĩa của chi tiết này: cho thấy sự lớn lên thần kì của Gióng: từ cậu bé 3 tuổi không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy trơ trơ mà lại biết đưa ra những yêu cầu để đánh giặc. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc. Những vũ khí mà Gióng yêu cầu chính là phương tiện phò trợ để Gióng đánh thắng giặc Ân trong phần sau của câu chuyện. Bởi vậy chi tiết này có liên quan mật thiết với sự phát triển của câu chuyện.