K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3

* Tham khảo:

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba tập trung vào công nghệ thông tin, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và văn hóa.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư kết hợp thế giới vật lý và kỹ thuật số, phát triển trí tuệ nhân tạo

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
5 tháng 4

- Về kinh tế: 
+ Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.
+ Hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn
+ Năng suất lao động tăng gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. 
+ Người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua sắm hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức trực tuyến, tiếp cận gần hơn với thương mại toàn cầu.
+ Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới…
- Xã hội:
+ Giải phóng sức lao động của con người.
+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
+ Số lượng công nhân có tri thức, trình độ chuyên môn ngày càng tăng.
+ Tiêu cực: con người bị lệ thuộc vào máy tính, điện thoại, internet...
- Văn hoá: 
+ Tích cực: giao lưu văn hoá quốc gia, khu vực dễ dàng hơn.
+ Tiêu cực: xuất hiện tình trạng văn hoá lai căng, đánh mất văn hoá truyền thống...

 

12 tháng 10 2023

Nội dung

Xã hội

Văn hóa

Tích cực

- Số lượng công nhân có trình độ cao tăng nhanh về số lượng.

- Công nhân vai trò là lực lượng chính trị- xã hội chủ yếu.

- Mở rộng giao lưu

- Đưa tri thức thâm nhập vào đời sống.

- Tác động đến tiêu dùng của người dân

Tiêu cực

- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

- Xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống cộng đồng

- Con người lệ thuộc vào máy tính, internet,..

- Văn hóa “lai căng”.

- Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống. 

- Xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại. 

Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng như:

Máy tính được đưa vào giảng dạy trong chương trình học từ tiểu học. Máy tính điện tử giúp tiếp cận được nguồn tri thức số hóa từ các trang thư viện lớn ở Việt Nam và thế giới. Mạng lưới viễn thông được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội. Đây là một thuận lợi lớn cho Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.

12 tháng 10 2023

Ý nghĩa:

- Tăng trưởng kinh tế ngày càng cao

- Tạo ra ngành sản xuất tự động, lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con người.

- Giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất của công nghiệp hiện đại và đem lại kinh tế to lớn 

- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới

12 tháng 10 2023

* Tác động với xã hội:

- Chia thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: tư sản và vô sản hình thành.

- Mâu thuẫn chủ yếu gây ra chiến tranh xuất phát từ sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản.

- Đã làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình như Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin,…

* Tác động đối với văn hóa:

- Tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân loại, đặc biết là các nước Âu- Mỹ.

- Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu.

- Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian.

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.

- Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp,…

12 tháng 10 2023

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mang lại nhiều biến đổi mới. Đã thay thế được hệ thống kỹ thuật truyền thống cũ của thời đại nông nghiệp bằng một hệ thống kỹ thuật tân tiến với nguồn lực là máy hơi nước và nguyên, nhiên vật liệu. Ngoài ra còn tìm kiếm được năng lượng mới là sắt và than đá.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời đã mở ra kỷ nguyên của sản xuất hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga,… Cuộc cách mạng đã tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mô thế giới.

- Ý nghĩa chung của cả 2 cuộc cách mạng là làm thay đổi diện mạo các nước tư bản:

+ Máy hơi nước khởi đầu cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chuyển người lao động từ lao động thủ công sang cơ khí hóa.

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ hai chuyển từ cơ khí hóa sang điện khí hoá, làm thay đổi kinh tế tư bản chủ nghĩa.Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và giao thông vận tải.

+ Nền nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh.

12 tháng 10 2023

Internet được mô tả là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm,… và con người. Hình thành nhờ sự phát triển của công nghệ kết hợp với nhiều nền tảng khác nhau. Có phạm vi ứng dụng rộng rãi và tiện ích cho con người.

Tác động của Internet đến cuộc sống của em:

- Độ phủ sóng rộng rãi, kết nối xuyên không gian, em và bạn bè có thể trò chuyện, yêu thương, gần gũi với nhau hơn khi khoảng cách ở xa.

- Hỗ trợ  trong tình hình học tập trực tuyến.

- Đóng vai trò như một công cụ tìm kiếm, một thư viện thu nhỏ, hỗ trợ giải đáp và gợi ý những kiến thức học của em.

12 tháng 10 2023

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã có những phát triển to lớn làm xoay chuyển nền công nghiệp thế giới, với sự ra đời của máy tính điện tử, internet “làm việc” thay con người, nâng cao sức mạnh trí óc cũng như công nghệ, có rất nhiều lĩnh vực đã được điều khiển bằng máy tính. Dựa trên sự ra đời của công nghệ, internet thì Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã phát triển công nghệ một cách rộng rãi, ưu việt, dễ dàng sử dụng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Công nghệ thông tin dần chiếm ưu thế trong cuộc sống con người, nó vượt qua những giới hạn mà con người chưa thể làm được, đồng thời phục vụ và nâng cao đời sống con người.

12 tháng 10 2023

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

- Máy tính điện tử: sáng chế ra máy tính điện tử dẫn đến tự động hóa trong quá trình sản xuất thay thế quá trình cơ giới hóa. 

- Internet: sáng chế năm 1957 ở Mỹ đặt nền tảng cho mạng Internet ngày nay. 1990, bước ngoặt diễn ra khi mạng WWW ( Word Wide Web) xuất hiện, thu thập thông tin. 

- Lĩnh vực: vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,sử dụng nguồn năng lượng mới, công nghệ sinh học,…

- Trí tuệ nhân tạo (AI): trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt rô-bốt thông minh.

- Internet có phạm vi ứng dụng rộng lớn.

- Dữ liệu lớn (Big Data) chỉ một tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát.

- Ngoài ra còn đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực : công nghệ sinh học,  công nghệ nano, xe tự lái, điện toán đám mây,