K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3

- Mỗi loài thuỷ sản yêu cầu mức nhiệt độ phù hợp khác nhau, nhiệt độ nằm ngoài khoảng phù hợp sẽ làm giảm sinh trưởng của chúng. 

- Khoảng nhiệt độ phù hợp để nuôi các loài cá vùng nhiệt đới (ví dụ cá rô phi) là từ 25 đến 30 °C, trong khi điều kiện nhiệt độ phù hợp cho các loài cá nước lạnh (ví dụ cá hồi vân) là khoảng từ 13 đến 18 °C. 

- Để xác định nhiệt độ nước hệ thống nuôi, người ta sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân hoặc các máy đo nhiệt độ điện tử.

25 tháng 8 2023

Các yêu cầu về chuồng nuôi:

Vị trí: Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, xa đường giao thông nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, vật nuôi. Đối với chăn nưôi nông hộ thì chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở.

Hướng chuồng: Nên theo hướng nam hoặc hướng đông - nam để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng.

Nền chuồng: Cần khô ráo và ấm áp, chắc chắn, có độ dốc vừa phải, dễ thoát nước và nền cao hơn mặt đất xung quanh.

Kiến trúc xây dựng: Chuồng nuôi được thiết kế và xây dựng phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi. Đảm bảo thuận tiện nhất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lí vật nuôi và thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi. Đảm bảo sử dụng được lâu dài và ổn định, chi phí xây dựng thấp nhất. Nên áp dụng tối đa công nghệ mới trong xây dựng chuồng trại và sử dụng thiết bị cơ giới hoá, tự động hoá nhằm tăng năng suất, giảm chi phí lao động.

17 tháng 3 2018

Nước nuôi thủy sản có 3 đặc điểm chính:

- Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ.

- Có khả năng điều hòa nhiệt độ.

- Giữa trên cạn và dưới nước, tỉ lệ thành phần khí ôxi và cacbonic có sự chênh lệch rõ rệt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:

Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.

Tường chuồng: xhỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.

Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:

Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:

Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:

Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.

Câu 1: cho thủy sản ăn các loại thức ăn: Thực vật phù du, động vật phù du, giun, ấu trùng, rong, cám, và một số thức ăn thừa của con người.

Câu 2: 

Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần phải làm:                                   +Cải tạo nước ao: trồng cây chắn gió, điều hòa nhiệt độ , diệt côn trùng, bọ gậy , vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh như sậy, sen, súng,….

+Cải tạo đất đáy ao: Đáy ao ít bùn phải tăng cường bón phân hữu cơ  và đất phù sa , nhiều bùn quá phải tát ao vét bớt bùn , trồng cây quanh bờ ao

Câu 3: 

Nước nuôi thuỷ sản có nhiều đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước, đặc biệt là tôm, cá 

+Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ 

+Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước

+Thành phần oxi ( 02) thấp hơn cacbonic (CO2) cao

 

có gì sai sót mong bạn bỏ qua 😅😅

29 tháng 3 2022

tham khảo

Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước, để khoảng 5 – 10 phút.

Bước 2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước, đọc kết quả.

Bước 1: Thả từ từ đĩa sếch xì xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen.

Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, kéo lên khi thấy vạch đen, trắng; ghi lại độ sâu.

29 tháng 3 2022

tham khảo

Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước, để khoảng 5 – 10 phút.

Bước 2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước, đọc kết quả.

Bước 1: Thả từ từ đĩa sếch xì xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen.

Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, kéo lên khi thấy vạch đen, trắng; ghi lại độ sâu.

2 tháng 8 2018

Gợi ý làm bài

a) Công nghiệp điện

- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.

- Sản lượng điện ngày càng tăng và đạt 64,7 tỉ kWh (năm 2007).

- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,...

- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ, Phả Lại, Cà Mau,...

b) Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta

- Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung là phân bố gần hoặc ở nơi có nguồn năng lượng.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn ở phía bắc (Phả Lại, Uông Bí, Na Dương,...) phân bố ở khu Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng, gần vùng than Quảng Ninh.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn phía nam (Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau,...) phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long, gần nguồn nhiên liệu dầu khí ở thềm lục địa.

- Các nhà máy thuỷ điện phân bố gắn với các hệ thống sông: Trung du và miền núi Bắc Bộ (hệ thống sông Hồng), Tây Nguyên (sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai), Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai).

14 tháng 10 2019

Những trở ngại của thiên nhiên đối với nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ở Đông Nam Á.

   - Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á.

   - Có vùng biển rộng lớn, sông ngòi dày đặc, nhiều đầm vịnh. Nhưng thiên nhiên cũng có nhiều trở ngại trong việc đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản là:

      + Bão thường xảy ra ở vùng biển, lũ lụt, hạn hán,…

      + Sóng thần ở vùng biển Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

* Yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi:

+ Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và trách nhiệ trong công việc.

+ Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về chăn nuôi.

+ Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.

* Liên hệ bản thân: em cảm thấy mình có đủ điều kiện để lao động trong một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi. Vì em đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong chăn nuôi.