K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản: (…) (1) Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng. Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản: (…) (1) Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng. Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt của bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống. Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm tiễn xuân la trồng ở bên giậu trúc; nhớ mưa bụi, vợ chồng nửa đêm thức giấc đi uống một ly rượu ấm ở cao lâu, nhớ những buổi trưa hè có ve sầu kêu rền rền, nhớ luôn cả những cô gái Thổ cưỡi ngựa thổ đi trong rừng có những cánh hoa đào rơi lả tả nơi vai áo... Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu!

(2) Hà Nội! Bắc Việt của một ngày xa xưa ơi! Bây giờ liễu ở Hồ Gươm có còn xanh mươn mướt như hồi ta bước ra đi? Những chồi sơn trúc, thạch hương ở Nghi Tàm có còn chứa phong quang như cũ? Núi Nùng ra sao? Hồ Tây thế nào? Con đường Bách Thảo thơm nức mùi lan tây, hàng đêm, ta vẫn cùng đi với người vợ bé nhỏ, bồng con ở trên tay để đến thăm người bạn sống cô chích ở trong vườn "Bình Bịp" bây giờ ra thế nào? Trên con đường Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai các đồn điền cam quýt ở hai bên bờ sông Thao vẫn còn tốt tươi như cũ và các cô gái ngăm ngăm da dâu có còn nắm lấy tay các du khách mà ví von ca hát không cho về? Ở trước cửa chợ Đồng Xuân, có còn chăng những hàng nước chè tươi; ở chợ Hôm, những hàng phở gánh bán cho khách ăn đêm; và ở trên khắp nẻo đường, những người đội thúng, cầm một chiếc đèn dầu ở tay, lặng lẽ đi trong đêm rao "giò, dầy"?

(3) Nhớ không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này! Thì ra cái người nhớ Hà Nội, nhớ Bắc Việt cũng như thể chàng trai nhớ gái; bất cứ thấy ai cũng tưởng ngay đến người thương của mình và đem ra so sánh thì bao nhiêu người đẹp ở trước mắt đều kém người thương mình hết. (…) (Trích Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản trên viết về vùng đất nào?

Câu 2. Chỉ ra 01 câu văn chứa yếu tố trữ tình.

Câu 3. Cảm xúc chủ đạo của văn bản trên là gì?

Câu 4. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của văn bản.

Câu 5. Khái quát chủ đề của văn bản.

Câu 6. Anh/Chị rút ra được thông điệp gì sau khi đọc văn bản trên?

Câu 7. Nhận xét về cái tôi của tác giả được thể hiện qua văn bản.

2

Câu 1: Văn bản trên viết về vùng đất Hà Nội và Bắc Việt.
Câu 2: Câu văn chứa yếu tố trữ tình: "Nhớ không biết bao nhiêu là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này!"
Câu 3: Cảm xúc chủ đạo của văn bản trên là nỗi nhớ da diết, niềm thương mến sâu sắc của tác giả đối với Hà Nội và Bắc Việt.
Câu 4: Hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của văn bản:
$-$ Nhắc lại những địa danh, cảnh vật quen thuộc của Hà Nội và Bắc Việt để khơi gợi nỗi nhớ da diết trong lòng tác giả.
$-$ Gợi lên sự quan tâm, lo lắng của tác giả về sự thay đổi của cảnh vật và con người nơi quê hương.
$-$ Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung, khắc khoải của tác giả.
Câu 5: Chủ đề của văn bản: Nỗi nhớ và tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho Hà Nội và Bắc Việt.
Câu 6: Thông điệp sau khi đọc văn bản:
$-$ Tình yêu quê hương là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.
$-$ Dù đi xa, dù thời gian trôi qua, ta vẫn luôn nhớ về quê hương với những gì thân thương nhất.
$-$ Cần trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
Câu 7: Cái tôi của tác giả được thể hiện qua văn bản:
$-$ Là một người con xa quê, luôn hướng về quê hương với tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng.
$-$ Có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, biết rung động trước những cảnh vật bình dị của quê hương.
$-$ Có khả năng ngôn ngữ phong phú, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để thể hiện cảm xúc.

27 tháng 3

 

Câu 1: Văn bản viết về vùng đất Hà Nội và Bắc Việt (miền Bắc Việt Nam).

Câu 2: "Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm tiễn xuân la trồng ở bên giậu trúc..."

Câu 3: Cảm xúc chủ đạo của văn bản là tình yêu và nỗi nhớ sâu sắc đối với Hà Nội và Bắc Việt, những hình ảnh và kỷ niệm quý giá trong quá khứ.

Câu 4: Câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn (2) giúp tạo ra sự sống động, hình ảnh chi tiết và sâu sắc về những nơi và khoảnh khắc trong quá khứ, đồng thời khơi gợi cảm xúc của đọc giả và tạo ra một không gian tưởng tượng sống động.

Câu 5: Chủ đề của văn bản là sự yêu thương và kỷ niệm về Hà Nội và Bắc Việt, sự gắn bó sâu sắc với quê hương và những hình ảnh, trải nghiệm trong quá khứ.

Câu 6: Thông điệp của văn bản là sự gắn bó mãnh liệt và không thể phai nhạt của con người với quê hương, với những kỷ niệm và hình ảnh đẹp đẽ của tuổi thơ và quá khứ. Nó cũng gợi lên ý nghĩa và giá trị của việc giữ gìn và tôn trọng nguồn gốc văn hóa, địa danh của mình.

Câu 7: Tác giả thể hiện cái tôi qua việc miêu tả và tả lại những cảm xúc, kỷ niệm và tình cảm của mình đối với Hà Nội và Bắc Việt. Qua đó, tác giả thể hiện sự nhạy cảm, sâu sắc và tình cảm mãnh liệt đối với quê hương và bản sắc văn hóa của mình.

Đề 1:Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: "Người ta nhớ nhà,nhớ cửa,nhớ những nét mặt thương yêu,nhớ những con đường đã đi về năm trước,nhớ ng bn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên nhữg con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau,hoa bưởi.Ng ta nhớ heo may giếg vàng;nhớ cá mè,rau rút;nhớ trăng bạc,chén vàng. Nhớ quá,bất cứ cái j của Hà Nội cũng...
Đọc tiếp

Đề 1:Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

"Người ta nhớ nhà,nhớ cửa,nhớ những nét mặt thương yêu,nhớ những con đường đã đi về năm trước,nhớ ng bn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên nhữg con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau,hoa bưởi.Ng ta nhớ heo may giếg vàng;nhớ cá mè,rau rút;nhớ trăng bạc,chén vàng.

Nhớ quá,bất cứ cái j của Hà Nội cũng nhớ,bất cứ cái j của Bắc Việt cũng nhớ,nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi,nhớ từ tiếng hát của ng mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại;nhớ hoa sấu rụng xuống đường Hàng Trống,nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào,nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời nhớ lên,nhớ nhãn Hưng Yên,vải Vụ Bản ,cả anh vũ Việt Trì,na Láng,bưởi Vạn Phúc,cam Bố Hạ,đào Sa Pa,mà nhớ xuống."

(Vũ Bằng-Thương nhớ mười hai)

Câu 1:Hãy xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn văn trên.

Câu 2:Nồi dung đoạn văn trên có liên quan đến bài thơ nào em đã học?Tác giả là ai?Hãy chép lại bài thơ đó.

Câu 3:Trong đoạn văn trên,tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào nổi bật?Tác dụng của nghệ thuật đó?

Câu 4:Tìm 1 từ trái nghĩa với từ "vắng vẻ".

Câu 5:Đối với bản thân em,hình ảnh nào in sâu trong kí ức mà em nhớ nhất?Hãy viết đoạn văn trình bày cảm xúc đó (3-5 câu).

2
23 tháng 11 2019

câu 1 : mk nghĩ là phương thức tự sự và biểu cảm

câu 2 tác giả là vũ bằng

câu 4 : vắng vẻ - tấp nập

chúc bn học tốt!hihi

26 tháng 11 2019

1/PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT LÀ BIỂU CẢM 4/ TỪ TRÁI NGHĨA VS VẮNG VẺ LÀ:ĐÔNG ĐÚC

Đã 4 năm trôi qua, rồi cũng phải chia tay mái trường TH Nghi Liên của chúng mk, tôi yêu mùa Hạ, yêu cái màu đỏ rực rỡ gần như cháy bỏng của phượng vĩ, yêu tiếng kêu da diết của chú ve sầu, yêu những cơn mưa rào hối hả, yêu những khuôn mặt khi thì lo lắng, khi thì say mê của lũ học trò bạn bè tôi, tôi yêu tất cả những gì thuộc về nó, giờ phải chia xa sao thấy xúc động bồi hồi.... ...
Đọc tiếp

Đã 4 năm trôi qua, rồi cũng phải chia tay mái trường TH Nghi Liên của chúng mk, tôi yêu mùa Hạ, yêu cái màu đỏ rực rỡ gần như cháy bỏng của phượng vĩ, yêu tiếng kêu da diết của chú ve sầu, yêu những cơn mưa rào hối hả, yêu những khuôn mặt khi thì lo lắng, khi thì say mê của lũ học trò bạn bè tôi, tôi yêu tất cả những gì thuộc về nó, giờ phải chia xa sao thấy xúc động bồi hồi....

 Những ngày đầy nắng, giữa sân trường tôi chợt nhận ra một điều gì đó đang đến, muốn và níu kéo giữ tuổi học trò nhưng mà không thể...

Ôi ngôi trường như thể một quê hương... Khi nghĩ đến chợt nhớ thời áo trắng Nhớ nón nghiêng che, tóc dài trong nắng Nhớ tuổi phượng hồng mực tím ngày xưa... 

Nhìn những chùm hoa phượng rực cháy mà tiếc nuối thời học sinh của mình, nhớ rằng mình đã đi qua những chặng đường đẹp nhất, để vững tin tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn, mở cánh cửa vào tương lai. Có một câu nói đã đã khiến tôi suy nghĩ:“Dòng sông thời gian quả như đang chảy về biển cả, cuối cùng tất cả chúng ta đều phải có những bước đi riêng, không có bến cảng nào là dừng lại mãi mãi, chia tay hôm nay là để cho chúng ta đi tới những tương lai tốt đẹp hơn”. Ta sẽ tiếc lắm, không chỉ là gương mặt thầy cô, những người trao cho ta kiến thức, không chỉ là những người bạn, những người đã cùng sát cánh bên ta suốt từng ấy năm trời, ta còn tiếc cả thời thanh xuân của ta nữa, thanh xuân đã mang đi những gì và níu lại những gì, giờ còn ở lại là những cảm động nằm  trong mỗi trái tim người…Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc sống, ta sẽ luôn thầm chúc những điều tốt đẹp nhất cho nhau.

0
Hey, My BFF! Đã 4 năm trôi qua, rồi cũng phải chia tay mái trường TH Nghi Liên của chúng mk, tôi yêu mùa Hạ, yêu cái màu đỏ rực rỡ gần như cháy bỏng của phượng vĩ, yêu tiếng kêu da diết của chú ve sầu, yêu những cơn mưa rào hối hả, yêu những khuôn mặt khi thì lo lắng, khi thì say mê của lũ học trò bạn bè tôi, tôi yêu tất cả những gì thuộc về nó, giờ phải chia xa sao thấy xúc động...
Đọc tiếp

Hey, My BFF!

Đã 4 năm trôi qua, rồi cũng phải chia tay mái trường TH Nghi Liên của chúng mk, tôi yêu mùa Hạ, yêu cái màu đỏ rực rỡ gần như cháy bỏng của phượng vĩ, yêu tiếng kêu da diết của chú ve sầu, yêu những cơn mưa rào hối hả, yêu những khuôn mặt khi thì lo lắng, khi thì say mê của lũ học trò bạn bè tôi, tôi yêu tất cả những gì thuộc về nó, giờ phải chia xa sao thấy xúc động bồi hồi....

 Những ngày đầy nắng, giữa sân trường tôi chợt nhận ra một điều gì đó đang đến, muốn và níu kéo giữ tuổi học trò nhưng mà không thể...

Ôi ngôi trường như thể một quê hương...
Khi nghĩ đến chợt nhớ thời áo trắng
Nhớ nón nghiêng che, tóc dài trong nắng
Nhớ tuổi phượng hồng mực tím ngày xưa... 

Nhìn những chùm hoa phượng rực cháy mà tiếc nuối thời học sinh của mình, nhớ rằng mình đã đi qua những chặng đường đẹp nhất, để vững tin tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn, mở cánh cửa vào tương lai. Có một câu nói đã đã khiến tôi suy nghĩ:“Dòng sông thời gian quả như đang chảy về biển cả, cuối cùng tất cả chúng ta đều phải có những bước đi riêng, không có bến cảng nào là dừng lại mãi mãi, chia tay hôm nay là để cho chúng ta đi tới những tương lai tốt đẹp hơn”. Ta sẽ tiếc lắm, không chỉ là gương mặt thầy cô, những người trao cho ta kiến thức, không chỉ là những người bạn, những người đã cùng sát cánh bên ta suốt từng ấy năm trời, ta còn tiếc cả thời thanh xuân của ta nữa, thanh xuân đã mang đi những gì và níu lại những gì, giờ còn ở lại là những cảm động nằm  trong mỗi trái tim người…Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc sống, ta sẽ luôn thầm chúc những điều tốt đẹp nhất cho nhau.

1
11 tháng 5 2019

:))))))

19 tháng 7 2021

Tham khảo

Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen đi bộ vào mỗi sáng. Khuôn mặt của bà tròn trịa, phúc hậu. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà dài ngang lưng, đã bạc trắng hơn nửa. Bà em còn là một người yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng với lời ầu ơ ngọt ngào bà ru, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà hiền hậu này của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.

19 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

Cho tới một ngày kia... đang ngồi trong một tiệm ăn hẻo lánh ở trên sông Tân Thuận, trận mưa đầu mùa trút nước xuống phố phường. Những người Bắc Việt ngồi ở những bàn ăn gần đó nhìn mưa mà thấy thẫn thờ, mà thấy bơ vơ, tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi bầu không khí nặng nề lúc đó, bèn kiếm một câu gì để nói. Một người bảo: "Ở Bắc, có lẽ bây giờ cũng mưa đầu hè đấy...
Đọc tiếp

Cho tới một ngày kia... đang ngồi trong một tiệm ăn hẻo lánh ở trên sông Tân Thuận, trận mưa đầu mùa trút nước xuống phố phường. Những người Bắc Việt ngồi ở những bàn ăn gần đó nhìn mưa mà thấy thẫn thờ, mà thấy bơ vơ, tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi bầu không khí nặng nề lúc đó, bèn kiếm một câu gì để nói.

Một người bảo:

"Ở Bắc, có lẽ bây giờ cũng mưa đầu hè đấy nhỉ."

Một người khác:

"Thế nhưng mưa ở Bắc, nó khác kia, bà ạ"

Một người khác nữa:

"Cái gì cũng khác hết. Thôi đừng nói nữa, tôi muốn khóc đây."

Người bạn phương trời liếc nhìn ông bạn trai đứng cạnh: hai người im lặng chẳng nói, vì nói chẳng ra lời, nhưng càng cảm thấy như có một thứ điện kì lạ truyền cảm đi khắp người.

Thì ra không cần nhiều: chỉ một câu nói tầm thường vào một buổi chiều mưa gió dìu hiu cũng gợi lên được những ấn tượng rầu rĩ trong một tấm lòng đã có mối xông.

Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng.

Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt của bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống.

Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm tiễn-xuân-la trồng ở bên giậu trúc; nhớ mưa bụi, vợ chồng nửa đêm thức giấc đi uống một lý rượu ấm ở cao lâu, nhớ những buổi trưa hè có ve sầu kêu rền rền, nhớ luôn cả những cô gái Thổ cưỡi ngựa thổ đi trong rừng có những cánh hoa đào rơi lả tả nơi vai áo...

Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu!

1. Đoạn trích trên nói đến nội dung gì

2. Theo anh/chị hàm ý của câu nói sau đây là gì? "Cái gì cũng khác hết. Thôi đừng nói nữa tôi muốn khóc đây"

3.nêu h.quả của phép điepj từ và liệt kê trong đoạn văn: " ng.ta nhớ nhà... nhớ trăng bạc, chén vàng"

4. Đoạn trích thể hiện nỗi lòng gì của người xa xứ?

0
15 tháng 11 2016

Bạn ghi sai rồi. VĂn bản đúng là

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Văn bản trên được viết theo thể lục bát

Gọi là lục bát vì tồn tại thành từng cặp: câu trên 6 chữ gọi là câu lục, câu dưới 8 chữ gọi là câu bát. Về cách gieo vần thì tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng tiếng thứ 8 câu bát và tiếng thứ 88 câu bắt lại vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo.

15 tháng 11 2016

Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

Đọc thầm bài thơ sau:TIẾNG GÀ TRƯATrên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:"Cục, cục tác... cục ta..."Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ.Tiếng gà trưaỔ rơm hồng những trứngNày con gà mái mơKhắp mình hoa đốm trắngNày con gà mái vàngLông óng như màu nắng.Cứ hằng năm, hằng nămKhi gió mùa đông tớiBà lo đàn gà toiMong trời đừng...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài thơ sau:

TIẾNG GÀ TRƯA

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục, cục tác... cục ta..."

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Cứ hằng năm, hằng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Đế cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Anh bộ đội nhớ những gì ở quê nhà?

a. Nhớ những quả trứng hồng trong ổ rơm. b. Nhớ vẻ đẹp của những con gà mái. c. Nhớ bạn bè học cùng một lớp. d. Nhớ người bà tần tảo nuôi gà, chăm sóc cháu.

1
12 tháng 7 2019

Chọn a, b, d.

18 tháng 2 2021

-Tình cảm của vợ chồng (Của anh chàng đi xa nhà dành cho vợ)

-Tình cảm của anh chồng dành cho những bữa ăn giản dị

-Tình cảm nhớ thương quê nhà của người con xa quê

18 tháng 2 2021

 Về bài ca dao này, có người cho rằng nó là lời tỏ tình với cô thôn nữ của chàng trai làng sắp đi xa. Cách hiểu thứ hai: Chàng trai đã đi xa lâu ngày, anh nhớ quê, nhớ người con gái làng anh mà anh từng thầm yêu trộm nhớ. Quê nhà và cô gái đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, kết đọng thành nỗi nhớ không thể nào quên.

1 tháng 12 2021

sử dụng điệp ngữ là từ nhớ .Những điệp ngữ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọ, tác giả tô hoài đã nhấn  mạnh là không chỉ tác giả luôn nhớ tới bác mà tất cả người việt nam vân luôn nhớ về bác người đã có công lao to lớn tronh việc cứu nước .