K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3

- Phải trồng rừng vì:

+ Cây xanh quang hợp, hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2, giúp điều hòa khí hậu, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

+ Rừng giúp giữ đất, chống xói mòn, sạt lở đất, đặc biệt quan trọng ở những vùng đồi núi dốc.

+ Rừng giúp điều hòa nguồn nước, ngăn chặn lũ lụt, hạn hán, và bảo vệ nguồn nước ngầm.

+ Rừng giúp lọc bụi bẩn, hấp thụ khí độc hại, làm giảm ô nhiễm môi trường.

+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như lâm nghiệp, công nghiệp giấy, dệt may...

+ Rừng cung cấp không khí trong lành, giúp con người thư giãn, giảm stress và tăng cường sức khỏe.

- Thời gian hoạt động trồng rừng: thời điểm thích hợp nhất để trồng rừng thường là vào mùa mưa, cụ thể là:

+ Miền Bắc: từ tháng 6 đến tháng 8.

+ Miền Trung: từ tháng 9 đến tháng 11.

+ Miền Nam: từ tháng 4 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10

10 tháng 10 2017

- Thời gian: Sau khi trồng cây từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay để cho hiệu quả tốt nhất.

- Số lần chăm sóc: Năm thứ nhât và năm thứ hai, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ ba và năm thứ tư, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần.

19 tháng 3 2022

tham khảo

câu 1

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…

Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp trong đó có: - Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống  xuất khẩu. - Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển (chắn gió, chống cát bay, cải tạo bãi cát, …)

câu 2

Sau khi trồng cây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục 4 năm. 2. Số lần chăm sóc: + Năm thứ nhất và năm thứ hai mỗi lần chăm sóc từ 2 đến 3 lần.

câu3

- Giống nhau:

       + Khai thác trắng và khai thác dần: lượng cây chặt hạ là toàn bộ cây rừng.

       + Khai thác dần và khai thác chọn là rừng tự phục hồi.

- Khác nhau:

       + Khai thác trằng và khai thác dần: Khác nhau thời gian chặt hạ, cách phục hồi rừng, khác nhau số lần khai thác.

       + Khai thác trắng và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng.

       + Khai thác dần và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, và thời gian chặt hạ.

câu 4

 Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể. 2. Sự phát dục là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể.

19 tháng 3 2022

Câu 1:

 Vai trò c̠ủa̠ rừng ѵà trồng rừng 

– bảo vệ môi trường, điều hòa co2 ѵà o2, Ɩàm sạch ko khí.

– phòng hộ, chắn gió, chắn cát, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, lũ lụt.

– cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu.

– cung cấp nguyên liệu để sản xuất, Ɩàm đồ gia dụng…

– phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí 

– phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động vật rừng.

Câu 2:

Thời gian : Sau khi trồng cây gây rừng từ 1  đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục đến 4 năm 

Số lần chăm sóc : năm thứ nhât và năm thứ hai , mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ ba và năm thứ tư, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần . 

Câu 3:

- Giống nhau:

       + Khai thác trắng và khai thác dần: lượng cây chặt hạ là toàn bộ cây rừng.

       + Khai thác dần và khai thác chọn là rừng tự phục hồi.

- Khác nhau:

       + Khai thác trằng và khai thác dần: Khác nhau thời gian chặt hạ, cách phục hồi rừng, khác nhau số lần khai thác.

       + Khai thác trắng và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng.

       + Khai thác dần và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, và thời gian chặt hạ.

Câu 4:

–  Sinh trưởng là một mặt của phát triển cơ thể vật nuôi. Như vậy, quá trình phát triển cơ thể vật nuôi gồm hai mặt là sinh trưởng (thay đổi số lượng) và phát dục (thay đổi về chất lượng).

– Cơ chế của sự sinh trưởng là tế bào mới được sinh thêm từ tế bào phân sinh. Ví dụ tế bào sinh xương sinh ra tế bào xương, mặt khác tế bào có quá trình tích lũy và lớn lên, làm cho các cơ quan lớn lên, dài ra và nặng thêm.

– Phát dục là sự thay đổi bản chất, sự thay đổi về chất lượng, quá trình này xảy ra liên tiếp nhau trong cơ thể vật nuôi, bắt đầu từ lúc hình thành phôi thai đã phân hoá để tạo ra các cơ quan, hệ cơ quan của con vật. Tiếp theo là quá trình hoàn thiện cấu tạo thực hiện tốt nhất các chức năng sinh lí.

Ví dụ:

Quá trình tăng lên về khối lượng và thể tích của dạ cỏ (dạ dày nghé). Từ lúc mới sinh ra cho tới thời điểm có đầy đủ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ là quá trình sinh trưởng

Câu 5:

*Có hai phương pháp đang được dùng ở nước ta là
- Chọn lọc hàng loạt: dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi so sánh sức sản xuất của từng các thể vật nuôi trong đàn, lựa chọn từ trong đàn những các thể đạt tốt giữ lại làm giống
- Kiểm tra năng suất.: trong cùng một điều kiện chuẩn và thời gian nuôi dưỡng, chọn những cá thể vật nuôi tốt đạt tiêu chuẩn định trước giữ lại làm giống

Câu 6:

- Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn đôi giao phối, gọi tắt là chọn phối.

-Mục đích : 

– Làm tăng nhanh số lượng cá thể ,giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có .

– Sử dụng để hoàn thiện các giống bằng cách giữ gìn, củng cố và nâng cao ở đời sau có những giá trị vốn có của nó

– Tạo nên tính đồng nhất về các đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của các cá thể trong cùng một giống.

-Phương pháp :

– Có 2 phương pháp:

+ Chọn phối cùng giống.

+ Chọn phối khác giống.

Nhân giống thuần chủng đồng huyết.

Nhân giống thuần chủng không đồng huyết

Nhân giống theo dòng.

Câu 7:

– Cùng giống: chọn phối lợn ỉn đực với lợn ỉn cái sẽ được thế hệ sau đều là những lợn ỉn (cùng giống với bố mẹ)

– Khác giống: chọn phối gà trống giống Rốt (có sức sản xuất cao) với gà mái trống Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sức sản xuất thấp) được thế hệ sau là gà lai Rốt-Ri (vừa có khả năng thích nghi tốt, lại có sức sản xuất cao)

22 tháng 10 2016

1/ Các hoạt động trồng cây mà em và bạn bè đã tham gia là cây cau cảnh, thời gian trồng vào tháng 9, trồng cây cau để tạo cảnh quan môi trường, tạo vẻ đẹp tự nhiên, bồi lấp khoảng trống.

2/ Bước 1: Chọn giống cau cảnh ưng ý

Bước 2: Dùng cuốc đào lỗ

Bước 3: Cho cầy cau cảnh xuống lỗ và lấp đất lại

* Lưu ý: Nếu cây cau bị nghiêng về một phía thì cần có cây củi đủ dại với cây để chống cho cây khỏi ngã. Khi cau lớn thì lấy cây ra.

3/ Theo em, khi trồng cây rừng ta cần phải làm những bước sau:

Bước 1: Phát rừng cho sạch sẽ, có thể dùng lửa để phát.

Bước 2: Lấy nước tưới sơ lên đất cho đất ẩm

Bước 3: Dùng cuốc đào lỗ

Bước 4: Cho cây vào lỗ đã đào và lấp đất lại.

 

 

27 tháng 10 2016

hay

24 tháng 10 2016

trong rung dau nguon.

 

 

22 tháng 10 2016

Bạn có thể vào trang cá nhân của mk để tham khảo nha, gần đây mk có trả lời cho 1 bạn

20 tháng 7 2021

Khi chăm sóc cây rừng sau khi trồng, thời gian cần phải bón thúc là:
A. Ngay trong năm đầu
B. Năm thứ hai
C. Năm thứ ba
D. Năm thứ tư

20 tháng 7 2021

A. Ngay trong đầu năm

Nếu không thì cây sẽ không đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến héo/chết cây.

12 tháng 2 2018

Nhận xét:

+ Diện tích rừng trồng của tỉnh Quảng Ninh tăng dần từ năm này qua năm khác (không kể các năm 2001, 2002, 2003 vì không có số liệu)

+ Diện tích trồng rừng cao nhất là năm 2008 với 16,6 nghìn ha rừng.

19 tháng 12 2021
Cây cải cây bắp
29 tháng 6 2017

a) Dấu hiệu là diện tích rừng tập trung của tỉnh Quảng Ninh trong một số năm ,từ năm 2000 đến 2008

b)Tỉnh Quảng Ninh trong được 13,2 ha rừng

8 tháng 1 2018

a) Dấu hiệu là diện tích rừng tập trung của tỉnh Quảng Ninh trong một số năm ,từ năm 2000 đến 2008

b)Tỉnh Quảng Ninh trong được 13,2 ha rừng

chắc là đúng

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

- Trồng rừng:

+ Có ý nghĩa rất quan trọng trong tái tạo tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường.

+ Diện tích rừng trồng trên thế giới ngày càng mở rộng, từ 17.8 triệu ha (1980) lên 293,9 triệu (2019).

+ Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn đồng thời có sản lượng khai thác rừng lớn như Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc,..

- Khai thác rừng:

Sản lượng khai thác gỗ trên thế giới có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước:

+ Giai đoạn 1980 - 2019, sản lượng khai thác gỗ trên thế giới có sự biến động: xu hướng tăng trong giai đoạn 1980 - 1990 (tăng 413 triệu m3), xu hướng giảm trong giai đoạn 1990 - 2000 (giảm 58 triệu m3), sau năm 2000 có xu hướng tăng trở lại.

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác gỗ lớn như Hoa Kì (459,1 triệu m3), Ấn Độ (351,8 triệu m3), Trung Quốc (341,7 triệu m3), Bra-xin (266,3 triệu m3), Liên bang Nga (218,4 triệu m3),…