K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3

1.Tôm sú:

a. Phòng bệnh:

- Chọn con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

- Sử dụng thức ăn an toàn, chất lượng cao.

- Quản lý môi trường ao nuôi tốt, đảm bảo các yếu tố như pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hòa tan...

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm, phát hiện bệnh sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

b. Trị bệnh:

- Sử dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp, bao gồm: sử dụng các loại thảo dược, chế phẩm sinh học, vitamin C... để tăng cường sức đề kháng cho tôm; kết hợp với các biện pháp xử lý môi trường ao nuôi.

- Chỉ sử dụng thuốc hóa chất khi thật sự cần thiết, theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

2. Cua biển:

a. Phòng bệnh:

- Chọn con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

- Sử dụng thức ăn an toàn, chất lượng cao.

- Quản lý môi trường ao nuôi tốt, đảm bảo các yếu tố như pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hòa tan...

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của cua, phát hiện bệnh sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

b. Trị bệnh:

- Sử dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp, bao gồm: sử dụng các loại thảo dược, chế phẩm sinh học, vitamin C... để tăng cường sức đề kháng cho cua; kết hợp với các biện pháp xử lý môi trường ao nuôi.

- Chỉ sử dụng thuốc hóa chất khi thật sự cần thiết, theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:

- Đúng điều kiện vệ sinh: đây là một yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi, các trang trại nuôi cần có đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cũng như các quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong quá trình nuôi để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, lây lan, cũng như tiêu diệt các mầm bệnh.

- Đúng loại: nghĩa là loại thuốc thú y, kháng sinh, vắc xin và thức ăn sử dụng trong chăn nuôi phải trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng các loại bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cho vật nuôi;

- Đúng cách: nghĩa là việc sử dụng vắc xin, kháng sinh, thuốc thú y phải theo đúng liều lượng và đúng lúc. Việc sử dụng kháng sinh, thuốc cần theo hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi thú y và của nhà sản xuất và sử sụng theo đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh động vật.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Nội dung đã thực hiện đúng quy trình VietGAP:

- Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.

- Chuẩn bị con giống.Nuôi dưỡng và chăm sóc.

Nội dung chưa đạt theo tiêu chuẩn VietGAP:

- Quản lí dịch bệnh.

- Quản lí chất thải và môi trường.

- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc.

- Kiểm tra nội bộ.

Đề xuất một số biện pháp để xây dựng mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:

- Xây dựng hầm biogas để xử lí phân chuồng, tạo nguồn chất đốt.

- Di chuyển chuồng nuôi ra xa khu vực nhà ở.

- Di chuyển khu chăn nuôi xa chợ, tránh ô nhiễm và ảnh hưởng tới người dân.

- Quán triệt, nhắc nhở về ý thức và việc tuân thủ quy định của chính quyền địa phương.

8 tháng 8 2023

Dù là ai, ở độ tuổi nào thì cũng đều có thể gặp vấn đề với chức năng tuần hoàn. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng tuần hoàn điển hình có thể kể đến như:

- Cao huyết áp.

- Bệnh tiểu đường.

- Béo phì hoặc quá thừa cân nặng.

- Tiền sử gia đình đối với bệnh tim mạch.

- Nồng độ cao cholesterol trong máu.

- Nhịp tim rối loạn.

- Suy tim.

- Động mạch bị xơ vữa.

- Hút thuốc lá, có tiếp xúc nhiều với khói thuốc.

- Thường xuyên dùng chất kích thích và rượu bia.

Tham khảo!

Một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1. Viêm đường hô hấp cấp do virus

Do nhiều loại virus gây nên như virus SARS-CoV-2, virus MERS-CoV, Rhinovirus, Adenovirus,…

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp; rửa tay thường xuyên với nước rửa tay khô hoặc xà phòng; súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt mũi miệng; báo ngay cho cơ quan y tế nếu có triệu chứng;…

2. Viêm mũi

Viêm mũi cấp tính thường là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng,… Viêm mũi mạn tính thường đi kèm với các bệnh lí viêm xoang – họng mạn tính.

Đối với viêm mũi dị ứng, tìm cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với viêm mũi không dị ứng, cần tránh xa tác nhân gây bệnh, không lạm dụng thuốc thông mũi, vệ sinh mũi đúng cách,…

3. Viêm họng cấp

Có thể do các loại virus hoặc các chủng vi khuẩn gây ra nhưng virus là nguyên nhân thường xuyên hơn.

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; tránh tụ tập nơi đông người; tránh tiếp xúc với người bệnh; giữ ấm cơ thể tránh uống nước đá, hút thuốc, uống rượu gây kích ứng niêm mạc họng; xúc miệng bằng nước muối;…

4. Viêm phế quản cấp

Thường là do virus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.

Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích, hóa chất gây hại, khói bụi; giữ ấm cơ thể; duy trì thói quen mang khẩu trang; tăng cường sức đề kháng cá nhân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí và thể dục thể thao thường xuyên; điều trị các bệnh lí nhiễm trùng tai, mũi, họng triệt để; tiêm phòng vaccine cúm;…

5. Viêm phổi

Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm.

Tiêm phòng; tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn; không hút thuốc lá; tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;…

6. Lao phổi

Xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công chủ yếu vào phổi.

Tiêm vaccine phòng lao; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao; thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng; đeo khẩu trang thường xuyên;…

7. Ung thư phổi

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi và tỉ  lệ này sẽ gia tăng nếu người đó gặp phải các yếu tố sau: hút thuốc lá, tiếp xúc với các khí độc, xạ trị.

Không hút thuốc lá và hút thuốc thụ động; giảm lượng radon trong nhà bằng cách tăng cường thông gió, sử dụng máy lọc không khí,…; phòng chống phơi nhiễm phóng xạ; phòng chống ô nhiễm không khí; tăng cường đề kháng bằng cách ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao; tầm soát ung thư định kì để được can thiệp sớm, giảm nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân;…

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Đảm bảo vệ sinh ở khu vực vật nuôi sinh sống, giữ chỗ ở sạch sẽ, khô ráo
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho vật nuôi: Cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho vật nuôi là cách tốt nhất để đảm bảo hệ miễn dịch của chúng luôn hoạt động tốt và chống lại bệnh tật.
-  Tiêm phòng và sử dụng thuốc phòng bệnh: Tiêm phòng và sử dụng thuốc phòng bệnh đều là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh tật cho vật nuôi. Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ thú y để biết thêm thông tin về việc tiêm phòng và sử dụng thuốc phòng bệnh.

7 tháng 11 2023

* So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò:

Bệnh lở mồm, long móng

Bệnh tụ huyết trùng

- Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa.

- Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch.

- Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch.

- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Tăng sức đề kháng cho trâu, bò.

- Luôn giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.

- Kịp thời báo cho thú y địa phương khi phát hiện gia súc bị bệnh.

- Kết hợp với việc dùng kháng sinh, cần tiêm cho vật nuôi các thuốc trợ tim, trợ sức như long não, cafein, vitamin...

 

* Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương: địa phương có những biện pháp phòng, trị bệnh như sau:

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế, tiêu độc khử trùng. Ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên.

 

- Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách vệ sinh thức ăn, nước uống, ăn, uống đủ, chăm sóc sử dụng và khai thác hợp lý.

- Khi có dịch xảy ra phải phát hiện kịp thời gia súc ốm để cách ly điều trị, tránh làm lây lan bệnh, công bố dịch, cấm không cho vận chuyển và mổ thịt trâu, bò. Trâu, bò chết phải chôn sâu, đổ vôi bột vào hố chôn.

- Toàn bộ chuồng trại, bãi chăn phải được vệ sinh, tẩy uế và trống chuồng, bãi chăn thả triệt để. Đốt rác thải và ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em: địa phương em đã và đang thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng, trị bệnh ở lợn.

7 tháng 11 2023

Bệnh

Nguyên nhân

Phòng bệnh

Đặc điểm

Lở mồm, long móng

Do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra.

- Kiểm dịch ở biên giới.

- Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn.

- Giết mổ gia súc phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y.

- Tiêm phòng đầy đủ

Chưa có thuốc đặc trị.

- Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, mạnh, rộng.

Tụ huyết trùng

Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteuralla multocida gây ra.

- Định kì bổ sung sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng.

- Giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ.

- Khi phát hiện gia súc bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Phát hiện sớm bệnh và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

- Kết hợp tiêm thuốc trợ tim, trợ sức.

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây tụ huyết từng mảng và xuất huyết ở một số vùng như niêm mạc mắt, miệng, mũi, da.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em: Địa phương em đã có những biện pháp phòng, trị bệnh cho gia cầm, giảm thiểu được mức thiệt hại về số lượng, gia cầm và kinh tế.

25 tháng 8 2023

Tác dụng của một số loại vắc xin trong phòng bệnh cho vật nuôi:

- Vắc xin phòng bệnh dại ở chó, mèo.

- Vắc xin phòng cúm ở gà

- Vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng ở lợn, dê, trâu bò

- Vắc xin phòng dịch tả vịt