Qua đoạn trích, có thể thấy được thái độ, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu đối với người dân lao động như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cải thiện được biểu hiện thông qua tấm lòng nhân ái, hào sảng của ông Ngư.
+ Sau khi cứu sống Vân Tiên, ông cưu mang chàng
+ Thương cho tình cảnh khốn khổ của Vân Tiên
+ Chia sẻ cuộc sống đói nghèo, nhưng đầm ấm tình người
+ Ông không hề tính toán đến ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp
- Cuộc sống lao động chân chất, đẹp đẽ của ông Ngư:
+ Cuộc sống của người dân chào bình thường trên sông nước được thi vị hóa, trở nên thơ mộng
+ Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi, ô trọc, cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng
+ Thảnh thơi giữa sông nước, đầy ắp niềm vui con người tự do, làm chủ, ứng phó với mọi tình thế
+ Cuộc sống xa lạ với những toan tính nhỏ nhe, ích kỉ mưu danh, trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên đạo đức nhân nghĩa
Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người động bình thường, qua việc làm nhân đức, nhân đạo cao cả Ngư ông
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông
+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người
+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn
+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn
- Nội dung của lòng yêu nước thương dân
+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh
+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước
- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ
+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ
+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa
THAM KHẢO
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào đã được Bác đưa vào thăm không còn nữa! Người đã ra đi mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ. Viễn Phương - nhà thơ trẻ miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân dân miền nam bày tỏ tình cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc động đến tận đáy lòng, Viễn Phương viết bài “Viếng lăng Bác”. Đây là bài thơ đầu tiên gợi cho em niềm cảm xúc sâu xa nhất.
Cảm xúc đầu tiên ta cảm nhận được từ bài thơ có lẽ vì bài thơ thể hiện được tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào Nam bộ muốn nhắn gửi, nhờ Viễn Phương nói hộ nỗi trông chờ và mong đợi Bác vào thăm.
Xúc động nghẹn ngào, mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre! Xanh xanh Việt Nam
Tình cảm nhà thơ rất chân thành và cũng rất gần gũi. Đối với người chiến sĩ miền Nam được ra thăm lăng Bác là một điều rất vinh dự. chính vì thế tình yêu thương của tác giả đối với Bác rất chân thành. Câu thơ rất ấm áp tình người với cách xưng hô thân mật “con”. Bởi tất cả mọi người đều là những người con trung hiếu của Bác. Tác giả khéo léo chọn hình ảnh cây tre, tạo nên hình ảnh thân thuộc của đất nước để mở rộng bài thơ hơn. Nhắc đến hình ảnh cây tre, ta lại nghĩ tới đất nước, tới dân tộc Việt với bao đức tính cao quý: bất khuất, kiên cường,đầy ý chí mạnh mẽ.
Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ. nhưng mặt trời trong lăng còn nhận ra một mặt trời khác “rất đỏ”. Một hình ảnh nhân hóa chan chứa biết bao sự đáng kính đối với Bác Hồ vĩ đại. bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả. Độc đáo nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác để gợi ra Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhớ, kết những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những người xếp hàng dài vào lăng trông như những tràng hoa vô tận. nó còn có ý nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến những gì tốt đẹp nhất. “dâng bảy mươi chín mùa xuân”, hay chính là hình ảnh hoán dụ về con người đã sống bảy mươi chín đời người sống ngập tràn niềm hân hoan như ngày xuân. Ánh sáng nơi Bác được nhà thơ miêu tả như một vầng trăng hiền dịu:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong lăng gợi nhà thơ liên tưởng thật thú vị “ánh trăng”. Tác giả đã thể hiện sự am hiểu của mình về Bác qua sự liên tưởng kì lạ đó. Bởi trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Với hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Bác của chúng ta là vậy. “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” đó là những cái mênh mông bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện cho sự vĩ đại, rực rỡ của con người với sự nghiệp của Bác. Biết rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. Nhưng nhà thơ vẫn không khỏi thấy đau nhói trong lòng khi đứng trước thi thể Người. “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Nỗi đau như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của tác giả. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
Đứng trong lăng Bác, nhưng khi nghĩ đến lúc phải xa Bác, Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn dứt. Tình cảm của nhà thơ trong suốt thời gian trên luôn sâu lắng, đau lặng lẽ nhưng đến giây phút này. Viễn Phương không thể nào ngăn được nữa, để cho tình cảm theo dòng nước mắt tuôn trào, dâng lên cao và tha thiết nhất “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Chỉ nghĩ đến việc về miền Nam, tác giả cũng “tuôn trào nước mắt” luyến tiếc khi chia tay bịn rịn không muốn xa nơi Bác an nghỉ. Ở câu thơ này tác giả không sử dụng nghệ thuật nào, chỉ là lời nói giản dị, là tình thương sâu lắng tự tấm lòng nhưng lại làm cho ta xúc động. Tác giả thay mặt cho nhân dân miền nam bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với vị cha già dân tộc. Câu nói giản dị ấy làm người đọc thêm hiểu và đồng cảm với cảm xúc Viễn Phương, bởi lời nói đó đều xuất phát từ muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong phút giây nhưng không bao giờ tác giả muốn xa bác vì Người ấm áp, rộng lớn quá. Ước nguyện thành kính của tác giả cũng là mong ước nguyện chung của những người đã hoặc chưa một lần gặp Bác.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Điệp ngữ “muốn làm” lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước muốn của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ một cách khéo léo. Mộ mong ước chân thành của nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim hàng ngàn ca hót cho Bác yên ngủ, làm hoa tỏa hương thơm ngào ngạt, cùng muốn đóa hoa khác làm đẹp cho nơi bác yên nghỉ. Và vui sướng nhất khi làm cây tre trung hiếu đứng mãi bên Bác canh chừng cho giấc ngủ Người. Cánh hoa ấy, tiếng chim ấy, cây tre ấy giữ mãi cho Người giấc ngủ yên bình. Viễn Phương nói lên mong ước cũng như ước nguyện tất cả chúng ta muốn gần Bác để lớn lên một chút
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút
Bác của chúng ta là vậy. Người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và đời Người vô cùng giản dị. Đất nước ta mất bác như mất người cha vĩ đại, người cha luôn dành cho nhân loại tình thương vô bờ bến.
Bài thơ thật giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, mấy ai đọc bài thơ không thấy rung động trong lòng. Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác giả đã thể hiện tình cảm đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. Nhà thơ truyền được cảm xúc của mình đến người đọc chính bở cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của đồng bào nam bộ nói riêng, của dân tộc nói chung.
Tình cảm của nhà thơ và mọi người với Bác trong bài thơ:
- Kính trọng, yêu quý: Cả dân tộc coi Bác là vị Cha già đáng kính. (Cách xưng hô con - Bác).
- Biết ơn: Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ" để chỉ Bác. Qua đó, tác giả nhấn mạnh công lao trời bể của Bác dành cho dân tộc. Nếu như mặt trời của tự nhiên mang đến ánh sáng, sự sống cho nhân loại thì Bác cũng mang đến ánh sáng của độc lập tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hình ảnh thơ tô đậm sự kì vĩ, lớn lao của Bác cũng là để thể hiện sự biết ơn, kính trọng của dân tộc dành cho Bác.
- Tiếc thương: Bác đã ra đi song cả dân tộc vẫn một lòng hướng về Bác: "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".
- Tin tưởng Bác vẫn còn sống mãi như trời xanh: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim"
- Mong muốn đi theo con đường của Bác, một lòng một dạ với nhân dân: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".
1. Bố bé Hồng qua đời, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, bị bà cô nói những lời cay nghiệt. Em sẽ cảm thấy buồn và tủi thân khi ở trong cảnh ngộ đó
2. Trong ngày giỗ đầu cha. Qua đây, có thể thấy bà cô là người độc ác, cay nghiệt và giả tạo. Nhân vật này giúp tình yêu của bé Hồng dành cho mẹ ngày càng sâu sắc
3.
Tham khảo nha em:
Gia đình là một phần rất quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Nó giúp chúng ta trong việc cải thiện nhân cách của chúng tôi. Nó cũng giúp chúng ta trong việc định hình cuộc sống của chúng tôi. Nó dạy cho chúng ta giá trị của tình yêu, tình cảm, chăm sóc, trung thực, tự tin và cung cấp cho chúng ta công cụ và gợi ý đó là cần thiết để có được thành công trong cuộc sống. Gia đình là nơi bạn có thể là chính mình. Đó là một nơi mà bạn được chấp nhận cho những gì bạn đang có. Đây là nơi bạn hoàn toàn căng thẳng miễn phí và tất cả mọi người ở đó để giúp bạn. Gia đình khuyến khích bạn khi bạn được bao quanh bởi các vấn đề. Nó giúp bạn sống sót qua thời điểm khó khăn và mang lại niềm vui và hạnh phúc vào cuộc sống.Hôm nay, hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của gia đình. Họ thích dành phần lớn thời gian của họ với bạn bè của họ. Nhưng khi chúng được bao quanh bởi các vấn đề, đó là gia đình của họ đã giúp họ thoát khỏi vấn đề. Vào thời điểm đó, khi ngay cả người bạn tốt nhất của chúng tôi từ chối giúp chúng ta, đó là gia đình của chúng tôi rằng đã đến giúp đỡ chúng tôi. Vì vậy, nó là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân để cung cấp cho trọng gia đình của họ trên bất cứ điều gì khác và thích dành thời gian với các thành viên trong gia đình.
Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội:
- Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống.
- Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người.
I. TÓM TẮT TRUYỆN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Trả lời:
- Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy.
- Ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần bị thua.
- Đức Long Quân thấy vậy, quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Trả lời:
* Cách Long Quân cho mượn gươm:
- Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước. Chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. lưỡi gươm khi gặp chủ tướng Lê Lợi thì sắng rực lên hai chữ "Thuận thiên". Lê Lợi cùng mọi người xem gươm nhưng không ai biết đó là báu vật.
- Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi thấy "ánh sáng lạ" - chính là chuôi gươm nạm ngọc - ở ngọn cây đa, đã lây chuôi gươm đó mang về.
- Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm mà Lê Lợi bắt được trên rừng thì "vừa như in".
- Lê Thận nâng gươm thần lên đầu, dâng cho Lê Lợi: "Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện mang xương thịt của mình theo minh công...
* Ý nghĩa cách cho mượn gươm:
- Các nhân vật được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng: khả năng cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông nước đến miền rừng núi, miền ngược, miền xuôi cùng đánh giặc.
- Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì "vừa như in". Điều đó có nghĩa là nguyện vọng của nhân dân là như nhau, nghĩa quân trên dưới một lòng.
- Lê Lợi được chuôi gươm, Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi - những chi tiết này khẳng định, đề cao vai trò minh chủ của Lê Lợi.
3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đốì với nghĩa quân Lam Sơn.
Trả lời:
Sức mạnh của nghĩa quân được nhân lên gấp bội nhờ có gươm thần: thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi... Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn một bóng quân xâm lược nào trên đất nước.
4. Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như hế nào?
Trả lời:
- Nhân dịp vua Lê Lợi ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng, một năm sau khi đuổi hết giặc Minh, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần.
- Khi thuyền vua đến giữa hồ, rùa vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa tiến đến thuyền vua đòi gươm: Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân. Vua Lê trao gươm, rùa đớp lấy, lặn xuống.
5. Thảo luận: ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm.
Trả lời:
Truyện có những ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa ca ngợi tính nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ý nghĩa đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
- Ý nghĩa giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm (trả gươm)
6. Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
Trả lời:
* Truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng: An Dương Vương.
* Thần Kim Quy xuất hiện lúc nhân vật gặp khó khăn để khơi đường chỉ lối. Thần hi sinh một phần thân thể của mình cho nhân vật làm vũ khí (lẫy nỏ thần làm bằng móng vuôt của Rùa Vàng). Rùa Vàng giúp Long Quân nhận lại gươm để thực hiện tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
Như vậy, rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Riêng trong sự tích Hồ Gươm, ngoài ý nghĩa đó, rùa vàng còn có ý nghĩa đề cao, gây thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế cho nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa.
LUYỆN TẬP
1. Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
Trả lời:
Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thông nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
2. Lê Lợi nhận được gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Trả lời:
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.
3. Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên các truyền thuyết đã học.
Trả lời:
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Các truyền thuyết đã học: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giày; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
k đúng mk nhé
snow white
Tham khảo:
Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc. Nhưng khi đến lúc hiểu ra đó chỉ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.
1. Mở bài:
- Truyện Lục Vân Tiên – tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu đề cao những con người trung hiếu, trọng nghĩa.
- Vân Tiên một hình tượng đẹp nêu cao lí tưởng nhân nghĩa đó hành động đúng theo lí tưởng.
- Vị trí đoạn trích
2. Thân bài:
a. Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu người gặp nạn:
- Vân Tiên con nhà thường dân, một thí sinh trên đường vào kinh đô dự thi gặp bọn cướp hung dữ.
- Vân Tiên không quản ngại nguy hiểm xông vào đánh tan bọn cướp, giết tướng cướp, cứu người bị nạn.
b. Vân Tiên từ chối sự đền ơn đáp nghĩa của Kiều Nguyệt Nga:
- Nghe người gặp nạn kể lại sư tình Vân Tiên động lòng thương cảm, tỏ thái độ đàng hoàng, lịch sự.
- Nguyệt Nga thiết tha mời chàng về nhà để đền ơn.
- Vân Tiên cương quyết từ chối (Quan niệm của chàng thể hiện lí tưởng sống cao đẹp : “ Làm ơn há để trông người trả ơn”. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng.
3. Kết bài:
- Lí tưởng sống của Vân Tiên phù hợp với đạo lí của nhân dân.
- Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm tâm huyết, lẽ sống của mình vào hình tượng Vân Tiên.
- Hết lòng yêu thương những con người có nhân cách cao thượng như Lục Vân Tiên, Ngư Ông.
- Ghét cay ghét đắng những kẻ xấu xa, độc ác như Trịnh Hâm