K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3

Triển vọng phát triển thủy sản ở địa phương em:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa phương em có bờ biển dài/nhiều sông hồ/nhiều đầm phá/vùng trũng (chọn điều phù hợp) thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

+ Khí hậu ôn hòa/ấm áp/mưa nhiều (chọn điều phù hợp) thuận lợi cho nhiều loài thủy sản sinh trưởng.

+ Nguồn nước dồi dào từ sông hồ, nước ngầm.

- Hạ tầng:

+ Hệ thống giao thông phát triển, thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm thủy sản.

+ Có nhiều khu công nghiệp chế biến thủy sản hiện đại.

+ Nguồn nhân lực dồi dào, nhiều người có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.

- Thị trường:

+ Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước và quốc tế ngày càng cao.

+ Giá bán thủy sản tương đối cao, ổn định.

+ Nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ,...

4 tháng 1 2021

(Ví dụ địa phương em là vùng đồng bằng sông Cửu Long)

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.

+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...

+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

21 tháng 11 2021

Tham khảo

  Đây là một trong nhũng nghề nghiệp sát với nhu cầu thiết yếu của người tại mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời các thiết bị điện ngày càng đa dạng và được sử dụng rất nhiều trong các gia đình. Chính vì vậy nhu cầu sửa chữa hay lắp đặt hệ thống điện là vô cùng lớn.

  Một thợ điện dân dụng có thể hành nghề tại bất cứ đâu không phân biệt là miền cao hay đồng bằng, thành phố hay nông thôn. Đây là một nghề không thể thiếu đối với xã hội vì vậy triển vọng phát triển nghề rất cao.

21 tháng 11 2021

c.ơn

 

13 tháng 11 2016

-Nước ta có những lợi thế gì để phát triển ngư nghiệp?

-> Nước ta có 3260km bờ biển. Trong ddaaats liền và trên các đảo có rất nhiều ao, hồ, đầm, sông, suối, ruộng nước, kênh rạch với diện tích khoảng 1,7 triệu ha. Vì vậy nên có lợi thế để phát triển ngư nghiệp

- Nêu những hiểu biết của em về động vật thủy sản được xuất khẩu nhiều ở nước ta.

-> Các loài động vật thủy hải sản được xuất khẩu ở nước ta đa số là tốt, chất liệu không độc hại. Các chất dinh dưỡng từ động vật rất bổ dưỡng. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho con người(bạn có thể chọn ý khác)

- Địa phương em có lợi thế nào để phát triển ngư nghiệp không ?Nếu có , hãy chia sẻ với bạn những lợi thế đó .

-> Có

+ Nhặt rác khắp các bờ khu vực sông suối, biển, đầm,....

+ Không thải những chất độc hại vào biển, ao, hồ, sông, suối,...

+ Không đánh bắt cá bằng điện(chất nổ)

+ Không khai thác triệt để các nguồn lợi thủy hải sản

+....

Chúc bạn học tốt

 

 

12 tháng 11 2017

thanks

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.

Ví dụ:

Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.

+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.

+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.

Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.

+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.

25 tháng 10 2023

a)
- Đồng bằng sông Hồng: Địa hình này chủ yếu là đất thấp, nằm dưới tác động trực tiếp của sông Hồng và các nhánh sông. Điều này tạo nên một môi trường đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và một số loại cây trồng khác như khoai lang, khoai tây.

- Đồng bằng sông Cửu Long: là một vùng đồng bằng lớn với đất phù sa màu mỡ do sự bồi tụ của hệ thống sông Cửu Long, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, đặc biệt là lúa nước. 
b) Tuỳ theo địa phương mà em thay đổi cho phù hợp:b) **Những thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em**:

- Nông nghiệp: Địa hình bằng phẳng và đất phù sa giúp phát triển nông nghiệp, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.
- Du lịch: Địa hình đa dạng với núi, sông, biển, hang động... thu hút du khách, phát triển ngành du lịch và tạo ra nhiều việc làm. 
- Khai thác tài nguyên: Địa hình có sự phân bố của các loại khoáng sản giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực khai thác.
- Giao thông: Địa hình bằng phẳng giúp xây dựng hạ tầng giao thông, thuận lợi cho việc kết nối vận chuyển và thương mại.

26 tháng 10 2018

Gợi ý làm bài

a) Thuận lợi để phát triển ngành thủy sản ở nước ta

* Tự nhiên:

- Nước ta có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác với hơn 100 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp...).

- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển).

- Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.

* Kinh tế - xã hội:

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

- Phát triển các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.

- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước tăng nhiều trong những năm gần đây.

- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.

b) Khó khăn:

* Tự nhiên:

- Hằng năm, có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.

- Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.

* Kinh tế - xã hội:

- Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo nên quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ.

- Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp.

- Việc nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất quảng canh nên năng suất thấp.

- Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

1 tháng 3 2016

+ Nước ta có điều kiện để phát triển ngành thủy sản: - Nước ta có 4 ngư trường lớn: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang; ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Ba rịa-Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa. - Dọc bờ biển có nhiều đầm phá, rừng ngập nặm. Đó là những khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có nhiều biển ven các đảo, vũng, vịnh thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, ngoài ra còn nhiều sông suối, hồ, ao…có thể nuôi tôm, cá nước ngọt. - Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm nước mặn xuất khẩu phát triển nhanh, có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra, các thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao khác là đồi mồi, trai ngọc, rong câu….. * Phân bố: - Khai thác thủy sản dẫn đầu là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu. - Nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau, An Gaing, Bến Tre … * Khó khăn của ngành thủy sản: + Cơ sở kỹ thuật, phương tiện khai thác hạn chế, thiên nhiên bất thường gây thiệt hại cho nghề biển và nuôi trồng thủy sản như bão, lũ, dịch bệnh; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái. + Nghề thủy sản đòi hỏi vốn lớn, phương tiện đánh bắt còn hạn chế, nhiều ngư dân gặp khó khăn.

1 tháng 3 2016

* Nước ta có điều kiện để phát triển ngành thủy sản:

- Nước ta có 4 ngư trường lớn: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang; ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Ba rịa-Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa.

- Dọc bờ biển có nhiều đầm phá, rừng ngập nặm. Đó là những khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có nhiều biển ven các đảo, vũng, vịnh thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, ngoài ra còn nhiều sông suối, hồ, ao…có thể nuôi tôm, cá nước ngọt.

- Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm nước mặn xuất khẩu phát triển nhanh, có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra, các thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao khác là đồi mồi, trai ngọc, rong câu…..         

* Phân bố:

- Khai thác thủy sản  dẫn đầu là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu.

-  Nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau, An Gaing, Bến Tre …

* Khó khăn của ngành thủy sản:

+ Cơ sở kỹ thuật, phương tiện khai thác hạn chế, thiên nhiên bất thường gây thiệt hại cho nghề biển và nuôi trồng thủy sản như bão, lũ, dịch bệnh; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái.

+ Nghề thủy sản đòi hỏi vốn lớn, phương tiện đánh bắt còn hạn chế, nhiều ngư dân gặp khó khăn 

 

Các sông ở Bắc Á có giá trị chủ yếu vềA. phát triển giao thông và đánh bắt thủy sản.B. thủy điện và nuôi trồng thủy sản.C. phát triển giao thông và thủy điện.D. cung cấp nước cho sản xuất và đời sốngCảnh quan phổ biến ở vùng khí hậu lục địa của Châu Á làA. Rừng rậm xanh quanh năm. B. Hoang mạc và bán hoang mạc.C. Rừng lá rộng. D. Đài nguyên.Người Mô-gô-lô-it phân bố ở khu vực nào?A. Trung Á, Tây Nam Á,...
Đọc tiếp

Các sông ở Bắc Á có giá trị chủ yếu về

A. phát triển giao thông và đánh bắt thủy sản.
B. thủy điện và nuôi trồng thủy sản.
C. phát triển giao thông và thủy điện.
D. cung cấp nước cho sản xuất và đời sống
Cảnh quan phổ biến ở vùng khí hậu lục địa của Châu Á là

A. Rừng rậm xanh quanh năm. B. Hoang mạc và bán hoang mạc.
C. Rừng lá rộng. D. Đài nguyên.

Người Mô-gô-lô-it phân bố ở khu vực nào?

A. Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á.      B. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.
C. Nam Á, Đông Nam Á.          D. Trung Á, Tây Nam Á, Đông Á.
Đặc điểm về tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á (tính đến năm 2017) là
A. đang tăng nhanh và cao hơn mức trung bình năm của thế giới.
B. đã giảm đáng kể nhưng vẫn cao hơn mức trung bình năm của thế giới.
C. đã giảm đáng kể và thấp hơn mức trung bình năm của thế giới.
D. đã giảm đáng kể và ngang với mức trung bình năm của thế giới

0