K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Lời thoại em ấn tượng nhất: lời thoại cuối của viên thị trưởng:

 “ Sao ấy à? Không, tôi chỉ là một thằng già ngu xuẩn thôi! Một con cừu ngốc nghếch như con nít ấy! Ba mươi năm trời, tôi làm việc quan, không có một thằng nhà buôn… Vậy mà bỗng dưng tất cả đều gào lên: quan thanh tra, quan thanh tra? Hử, đứa nào réo lên đầu tiên cái thằng ấy là quan thanh tra? Trả lời xem nào”

- Chú ý : 

+ Thể hiện lại diễn biến thái độ của viên thị trưởng sau khi biết mình bị lừa: từ tức giận, phẫn nộ đến tự trách.

+ Thể hiện đúng các cử chỉ hành động của nhân vật: đập tay lên trán, khoa tay, giậm chân xuống sàn….

5 tháng 9 2017

Đoạn hội thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

  Hôm ấy Dế Mèn sang chơi nhà Dế Choắt, thấy trong nhà luộm thuộm liền bảo:

    - Sao chú mày ăn ở cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng, nếu có đứa nào đến phá thì chú mày chết ngay đuôi.

    …

    Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

  - Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được, động đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa.

    Dế Mèn có thái độ trích thượng, kẻ cả, vừa thể hiện sự hống hách:

    + Cách xưng hô là "tao" và "chú mày" dù cả hai bằng tuổi, đó là thái độ của bề trên với kẻ dưới.

    + Thái độ khinh thường Dế Choắt khi: chê bai nhà Dế Choắt luộm thuộm, bề bộn.

    + Chân dung của Dế Choắt được miêu tả gầy gò, xấu xí, như gã nghiện thuốc phiện… Thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn của mình.

    - Thái độ của Dế Choắt cung kính, nhút nhát, e dè:

    + Xưng hô cung kính xưng là "em" gọi Dế Mèn là "anh"

    + Thể hiện sự yếu đuối, buồn bã trong lời nói "muốn khôn nhưng khôn được", "động đến việc là không thở nổi"

  - Qua cách xưng hô, cử chỉ, thái độ kèm theo lời ta có thể nắm được vai giao tiếp, hiểu được cách đối xử giữa các nhân vật với nhau.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Ví dụ cảnh hội thoại trong bộ phim “Bác sĩ xứ lạ”.

Đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong phim:

+ Ngôn ngữ nói, được thể hiện bằng âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày. + Nhân vật giao tiếp trực tiếp, có phản hồi qua lại.

+ Có các phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, ánh mắt nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…

- Đánh giá hiệu quả trình bày: Giúp cho người xem, người nghe hiểu được câu chuyện, nắm bắt được diễn biến, tâm trạng bộ phim…

24 tháng 10 2019

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. - Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

7 tháng 5 2023

+ Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy''

Nhận xét: Câu từ bộc lộ sự thẳng thắn, không hề run sợ của Đăm Săn khi thách đấu Mtao Mxây. Chi tiết này bộc lộ sự chính trực, thẳng thắn của Đăm Săn

 

+ "Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là"

Nhận xét: Ta thấy được Đăm Săn là một người hào sảng, chính trực không hề thích trò đánh lén. Việc nhắc đến con lợn nái cũng là một việc mỉa mai Mtao Mxây vô cùng khéo, chứng tỏ Đăm Săn rất thông minh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1. Các đội kịch chuẩn bị như hướng dẫn.

2. Các đội kịch biểu diễn lần lượt.

3. Em và đội của mình quan sát, bình chọn đội kịch và diễn viên có diễn xuất tốt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Một số lời thoại nổi bật, thể hiện tính cách và vị thế xã hội của nhân vật Đăm Săn bao gồm:

- “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!” → Qua hai câu thoại trên có thể thấy rằng Đăm Săn là một tù trưởng bản lĩnh, gan dạ, bình tĩnh, dứt khoát, không hề có thái độ sợ hãi kẻ thù.

- “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” → Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, không chơi xấu kẻ thù, sử dụng cách nói thâm độc (ý xếp kẻ thù cùng hạng với các con vật trong chuồng).

- “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?” → thể hiện thái độ coi thường sức mạnh của Đăm Săn dành cho Đăm Săn và Mtao Mxây.

- “Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! (...) Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta ... chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để” → Từ lời thoại này, Đăm Săn hiện lên là một người trọng tình nghĩa, khi chiến thắng vang dội vẫn luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, buôn làng vì đã giúp đỡ mình, xứng đáng là một vị tù trưởng, một vị anh hùng của buôn làng.

27 tháng 2 2023

Lời kể của Dế mèn

Lời đối thoại của Dế Mèn

- Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

- Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết ai nghe, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không.

 

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ, chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

- Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

(Lời của Dế Mèn với Dế Choắt)

27 tháng 2 2017

lớp 8 làm bài này á??? :)) Tốt nhất là em chọn một đoạn hội thoại trong tác phẩm văn nào đó, càng nhiều nv ở các tầng lớp khác nhau càng tốt, ví dụ lớp 8 có "Lão Hạc" chẳng hạn. Rồi từ câu thoại của họ mang âm hưởng gì (lịch sự, suồng sã, đớn hèn, hống hách...), và thái độ như thế nào khi nói (ôn tồn, hả hê, nhục nhã, khinh khỉnh...), cử chỉ ra sao (cúi mặt, van xin, cười to, lủi thủi bước đi...) liên hệ xem ng` đó là vai vế xã hội nào (nông dân, bần cố nông, địa chủ, cường hào ác bá, trí thức...)