Thu thập tài liệu, giới thiệu khái quát về các ngành kinh tế biển của nước ta (khai thác sinh vật biển, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản biển)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.
- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :
+ Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
+ Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản :
+ Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao
+ Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu và nhà máy lọc dầu trong nước.
+ Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)
+ Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :
- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
* Điều kiện phát triển:
- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.
- Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
* Tình hình phát triển:
- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
* Phương hướng phát triển:
+ Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.
+ Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.
+ Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
a) Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.
-Môi trường biển là không chia cắt được nên một vùng biển ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho các vùng xung quanh.
- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người. Chẳng hạn, việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể làm mất đi vĩnh viễn nguồn nước ngọt trên đảo và biến đảo thành nơi con người không thể cư trú được.
b) Những thuận lợi về tự nhiên để phát triển du lịch.
- Đường bờ biển dài và vùng biển rộng
- Có nhiều bãi biển, trong đó có những bãi biển rất đẹp
- Nhiều vũng, vịnh và cảnh quan hấp dẫn (Vịnh Hạ Long, Nha Trang)
- Khí hậu thuận lợi, nhất là vùng biển phía Nam
- Các thuận lợi khác (đảo, quần đảo, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển...)
a) Khai thác phát triển giao thông vận tải biển ở vùng biển nước ta
- Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước :
+ Hàng loạt cảng hàng hóa lón đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng....
+ Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn ( Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hàng loạt các hải cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
- Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.
b) Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng
- Khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, tăng sản lượng thủy sản
- Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng trời nước ta
Tham khảo
*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)
- Phát triển nghề sản xuất muối.
- Phát triển hoạt động du lịch biển.
- Xây dựng các cảng nước sâu.
- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.
*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
tham khảo
* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)
- Phát triển nghề sản xuất muối.
- Phát triển hoạt động du lịch biển.
- Xây dựng các cảng nước sâu.
- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.
* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
kkinh tế biển ở các nước bắc âu phát triển mạnh những nghành nào ?
A:đánh cá và chế biến hải sản,du lịch biển
B:khai thác khoán sản ,đánh cá, du lịch biển
C:khai thác dầu khí, hàng hải,đánh cá
D:dịch vụ cảng biển,khai thác dầu khí
Giới thiệu khái quát về các ngành kinh tế biển của nước ta
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km, cùng với hơn 2.900 hòn đảo lớn nhỏ, sở hữu tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế biển. Các ngành kinh tế biển đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bao gồm:
1. Khai thác sinh vật biển:
- Là ngành kinh tế truyền thống, đóng góp khoảng 10% GDP của ngành nông nghiệp.
- Hoạt động khai thác hải sản đa dạng, bao gồm khai thác ven bờ, xa bờ, nuôi trồng thủy sản.
- Các sản phẩm khai thác chủ yếu là cá, tôm, mực, cua, ốc,...
- Ngành đang hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường biển.
2. Du lịch biển - đảo:
- Là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
- Nổi tiếng với các bãi biển đẹp, đảo hoang sơ, di tích lịch sử, văn hóa.
- Thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
- Cần phát triển du lịch biển - đảo một cách bền vững, bảo vệ môi trường và cảnh quan.
3. Giao thông vận tải biển:
- Là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp vào xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Hệ thống cảng biển phát triển, kết nối với các tuyến hàng hải quốc tế.
- Vận chuyển hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế.
- Cần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển cảng biển hiện đại.
4. Khai thác khoáng sản biển:
- Tiềm năng lớn, trữ lượng dầu khí, titan, cát trắng,...
- Ngành đang phát triển, đóng góp vào an ninh năng lượng quốc gia.
- Cần khai thác hợp lý, bảo vệ môi trường biển.
=> Phát triển kinh tế biển là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước. Cần phát triển kinh tế biển một cách bền vững, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.