K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

* Tài nguyên sinh vật biển

- Sinh vật trên vùng biển nước ta rất phong phú, trong đó có nhiều loài đặc sản như: bào ngư, sò huyết, hải sâm....

- Trên các đảo đá ven bờ còn có chim yến, tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Các hệ sinh thái vùng biển cũng rất đa dạng và giàu có với nhiều loài thực vật và động vật như: các loài san hô, có biển, rùa biển....

- Vùng biển nước ta còn có các ngư trường: có 4 ngư trường trọng điểm là: Hải Phòng – Quảng Ninh, Ninh Thuận Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau Kiên Giang và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

=> Đây là điều kiện thuận lợi cho nước ta dây mạnh phát triển ngành khai thác thuỷ sản biển.

* Tài nguyên khoáng sản biển

- Thềm lục địa nước ta có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m³ khi, tập trung ở 8 bể trầm tích: Sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long. Nam Côn Sơn, Tư Chính – Vũng Mây, Trường Sa và Mã Lai – Thổ Chu, thuận lợi cho ngành công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên.

- Biển còn cung cấp nguồn muối vô tận, nhiều vùng ven biển nước ta có tiềm năng sản xuất muối, đặc biệt ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Ven biển còn có tí-tan, cát trắng....

* Tài nguyên du lịch biển đảo

- Tài nguyên du lịch biển đảo rất phong phú với nhiều cảnh quan đẹp như: các bãi biển (Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Ninh Chữ....), vịnh biển (vịnh Hạ Long, vịnh Non Nước, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong....), các đảo (Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc,...), các dầm phả, bãi triều,...

=> thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển đào.

- Du lịch biển đảo đang là thế mạnh cho các tỉnh ven biển, làm thay đổi cơ cấu kinh tế cho các vùng.

* Tài nguyên năng lượng biển

- Vùng biển Việt Nam còn có tải nguyên năng lượng lớn từ gió, thuỷ triều, sóng biển, băng chảy và dòng hải lưu.

=> Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta hình thành và phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo.

1 tháng 6 2018

Đáp án C

Vùng có thế mạnh nổi bật về tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành năng lượng và kinh tế biển của nước ta là vùng Đông Nam Bộ.

2 tháng 6 2018

Chọn C

Vùng có thế mạnh nổi bật về tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành năng lượng và kinh tế biển của nước ta là vùng Đông Nam Bộ.

4 tháng 8 2018

Đáp án A

Người dân nước ta có nhiều truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

21 tháng 11 2017

Đáp án A

Người dân nước ta có nhiều truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

2 tháng 8 2017

Đáp án A

Người dân nước ta có nhiều truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

18 tháng 12 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.

- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...

- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.

- Vùng biển ấm quanh năm.

b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.

- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.

- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.

27 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam

− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).

− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.

b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.

− Đối với kinh tế

+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).

− Đối với an ninh

+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

28 tháng 5 2017

a) Vùng kinh tế trọng điếm phía Nam: Thành ph Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

b) Thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

-Thế mạnh

+Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

+Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có cht lượng

+Cơ sở hạ tầng, cơ s vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

+Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so vi các vùng khác trong cả nước

-Thực trạng phát triển (năm 2007):

+GDP bình quân đầu người: 25,9 triệu đồng/người

+Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

+Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ

Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất: 49,1%

Dịch vụ: 41,4%

Nông - lâm - ngư nghiệp: 9,5 %

c) Phương hướng phát triển

-Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng vi các ngành công nghiệp cơ bn, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước

-Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch...