K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

* Khai thác sinh vật biển

- Trước đây, nước ta chủ yếu khai thác gần bờ. Trong những năm gần đây, nhờ chú trọng đầu tư phương tiện, đổi mới kĩ thuật cùng với nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến nên việc đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh.

- Sản lượng khai thác thuỷ sản biển tăng nhanh, đặc biệt là cá biển. Ngoài khai thác cá biển, nước ta còn khai thác nhiều loài sinh vật biển khác như: tôm, cua, mực.....

- Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản biển cao hàng đầu cả nước. Các tỉnh có ngành này phát triển mạnh là: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Việc khai thác sinh vật biển đang góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế biển như: du lịch biển đảo, các ngành dịch vụ biển....

- Tuy nhiên, việc khai thác cần gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi và bảo vệ môi trường.

* Khai thác khoáng sản biển

- Nhiều loại khoáng sản biển ở nước ta đã được khai thác và mang lại hiệu quả cao.

- Quá trình thăm dò dầu khí được tiến hành từ sớm, với khoảng 4 vạn tấn dầu được khai thác vào năm 1986. Sau đó, nước ta tiếp tục mở rộng hợp tác với các nước khác nên sản lượng khai thác dầu thô và khí tự nhiên ngày càng tăng nhanh.

- Trong giai đoạn 2010 - 2021, tổng sản lượng khai thác đạt gần 180 triệu tấn dầu thô và 113 tỉ m³ khí tự nhiên.

- Sản lượng dầu thô khai thác chủ yếu để xuất khẩu và làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc hoá dầu ở Nghi Sơn (Thanh Hoá), Dung Quất (Quảng Ngãi), Long Sơn (Bà Rịa Vũng Tàu). Khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy sản xuất khí – điện – đạm ở Cà Mau, Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu).....

- Nghề muối được phát triển từ khá sớm nhưng năng suất còn thấp, sản xuất chưa ổn định, tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Thuận.....

- Khai thác tỉ-tan, cát trắng chủ yếu ở Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà.

- Quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến khoảng sản biển cần quan tâm đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

* Giao thông vận tải biển

- Hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua không ngừng được mở rộng và phát triển, đóng vai trò là đầu mối phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Hiện nay, cả nước có 34 cảng biển (có hai cảng đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với các cảng biển tổng hợp địa phương).

=> Nước ta đã hình thành và phát triển các tuyến vận tải biển quốc tế và nội địa.

- Ngành vận tải biển đứng đầu về khối lượng luân chuyển trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta. Trong giai đoạn 2000 – 2020, khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển tăng khả nhanh, sau đó giảm vào năm 2021, đặc biệt là khối lượng luân chuyển.

* Du lịch biển – đảo

- Cùng với sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của ngành du lịch cả nước, du lịch biển - đảo phát triển mạnh cả về số lượt khách và tổng thu du lịch lữ hành. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của du lịch biển - đảo trong giai đoạn 2020-2021.

- Nhiều sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, lặn biển, thể thao biển.... được chú trọng đẩy mạnh.

- Nhiều khu vực du lịch biển - đảo tiếp tục được đầu tư phát triển như: Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long, Phú Quốc, Côn Đảo, Bình Thuận.....

- Du lịch biển - đảo góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố ven biển, tăng cường sự kết nối giữa các vùng lãnh thổ.

- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cần khai thác hợp lí tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường vùng biển - đảo.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

 

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

15 tháng 8 2023

tham khảo

* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm về môi trường biển, hải đảo:

+ Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.

+ Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái bị suy thoái,...

+ Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể, như: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,...

- Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng.

+ Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản.

+ Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận. Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan,... tạo thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp.

+ Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển đặc sắc và đa dạng. Gồm các bãi biển đẹp, các vịnh biển có phong cảnh độc đáo, các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển biển và hải đảo,.. thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

15 tháng 8 2023

THAM KHẢO:

- Tài nguyên sinh vật vùng biển nước ta rất phong phú và đa dạng.

+ Về thực vật, nước ta có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới; đã phát hiện trên 600 loài rong biển, khoảng 400 loài tảo biển cùng nhiều loài cỏ biển có giá trị.

+ Về động vật, biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế như: cá nục, cá trích, cá thu, cá chuồn,... Ngoài ra, vùng biển Việt Nam còn có hàng nghìn loài giáp xác (tôm, cua,..) và các loài nhuyễn thể (mực, ốc, trai, sò,...), hàng trăm loài chim biển (yến, hải âu,..) cùng nhiều loài có giá trị khác.
13 tháng 2 2016

a) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo

- Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao,cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

- Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta

b) Khai thác tài nguyên khoáng sản

- Nghề là mối là nghề truyền thống, phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở Duyên hải Nam trung Bộ . Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành và đem lại năng suất cao

-  Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa đã được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dư án liên doanh với nước ngoài.

    + Việc khai thác các mỏ khí tự nhiên  và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí hóa lỏng, làm phân bón, sản xuất điện.

    + Trong tương lại, các nhà máy lọc, hóa dầu được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn hiệu quả kinh tế của công nghiệp dầu khí.

     + Cần tránh xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

c) Phát triển du lịch biển

- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.

- Các khi du lịch đáng kể là Hạ Long _ Cát Bà _ ĐỒ Sơn (ở Quảng Nonh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...

d) Giao thông vận tải biển

- Hàng loạt cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng...

- Một số cảng nước sâu cũng đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn ( Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

- Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.

- Các tuyến vận tải hàng hóa và hàng khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.

15 tháng 8 2023

THAM KHẢO:

Câu 1. Một số mỏ khoáng sản ở vùng biển Việt Nam:

- Than đá: Cẩm Phả, Lạc Thủy, Quỳnh Nhai, Sơn Dương,...

- Dầu mỏ: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng,...

- Bô-xít: Đắk Nông, Măng Đen, Krông Buk,...

- A-pa-tit: Cam Đường

Câu 2. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta:

Dầu mỏ và khí tự nhiên: trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ mét khối khí. Các bể trầm tích lớn như: sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn,...Muối: đường bờ biển dài, độ muối trung bình cao => Thuận lợi để sản xuất muối (Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận,...)Một số tài nguyên khoáng sản khác: 

- Quặng titan: Có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung với trữ lượng khoảng 650 triệu tấn.

- Cát thủy tinh: phân bố ở nhiều nơi như vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ven biển Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế,...

- Ngoài ra vùng biển Việt Nam còn có phốt pho, băng cháy, đồng, chì, kẽm,...
15 tháng 8 2023

tham khảo

- Môi trường biển, đảo nước ta:

+ Chất lượng nước trong môi trường biển và chất lượng môi trường trầm tích biển của nước ta còn khá tốt. Ở một số nơi nuôi trồng thuỷ sản, đầm, vịnh, cửa sông ven biển có tình trạng ô nhiễm nhưng không thường xuyên.

+ Gần đây, diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi và tăng lên nhưng các hệ sinh thái biển (rạn san hô, cỏ biển,..) có xu hướng suy thoái ở một số nơi.

- Tài nguyên môi trường biển, đảo:

+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn loài hải sản, trong đó khoảng hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao.

+ Tài nguyên khoáng sản ở vùng biển, đảo nước ta phong phú. Nhiều khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn như dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,..

+ Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái biển, đảo,... thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Nhìn chung, chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt, hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.Tài nguyên vùng biển, đảo nước ta có tiềm năng rất lớn với hàng nghìn loài hải sản, trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao; Tài nguyên khoáng sản cũng vô cùng phong phú với trữ lượng lớn dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,...; Bờ biển dài với nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp,...Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển,...) bị suy thoái,...
16 tháng 8 2023

Tham khảo

* Đặc điểm địa hình:

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...

- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Địa hình đảo:

+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...

+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

* Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.

+ Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch;

+ Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.

Hướng gió thay đổi theo mùa:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;

+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.

- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.

- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.

* Đặc điểm hải văn:

- Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực.

- Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.

+ Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.

- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.

- Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:

+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).

+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long).

3 tháng 2 2023

- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:

+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;

+ Khai thác dầu khí;

+ Làm muối,…

- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:

Đối với phát triển kinh tế

+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…

Đối với xã hội

+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;

+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…

13 tháng 2 2016

a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :

    + Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

     + Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản :

    +  Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao

     + Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu  và nhà máy lọc dầu trong nước.

     + Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)

     + Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí

b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :

- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

30 tháng 3 2019

Đáp án B

Cần phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo nước ta vì: vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa chống ô nhiễm và suy thoái môi trường (SGK/192 Địa 12)

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng -> chỉ khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

- Môi trường biển không chia cắt được, một vùng biển ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho vùng xung bờ biển, vùng nước và đảo xung quanh.

- Môi trường đảo do sự biệt lập nhất định, diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái, hủy hoại.