K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3

loading...
 

Nhận xét:

- Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 ngày càng tăng.

- Giai đoạn 2010 – 2021 tăng 9,981.2 nghìn tỉ đồng, tăng 4,3% từ 3045.6 nghìn tỉ đồng (2010) lên 13026.8 (2021).

=> Giải thích:

- Do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao do dân số tăng và đời sống người dân cải thiện; nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu cũng tăng cao.

- Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp như: đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, tín dụng, khuyến khích xuất khẩu.

- Khoa học kỹ thuật được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

2 tháng 4 2018

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

          (Đơn vị: %)

- Tính bán kính đường tròn r 2000 , r 2010 :

+ Cho r 2000 = 1 , 0  đvbk

+ r 2010 = 2963499 , 7 336100 , 3 = 2 , 97  đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:

- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 15,8% (năm 2000) xuống còn 8,5% (năm 2010), giảm 7,3%, do chính sách của Nhà nước giảm khai thác tài nguyên, đưa các thành phẩm khai thác vào sản xuất để có sản phẩm tinh.

- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 78,7% (năm 2000) lên 86,5% (năm 2010), tăng 7,8%, vì có nhiều ngành, lại có nhiều sản phẩm tinh nên có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tỉ trọng công nghiệp sn xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, từ 5,5% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2010), giảm 0,5%, vì có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có

6 tháng 11 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).

- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

26 tháng 7 2018

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng

b) Nhận xét tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng

- So với toàn ngành công nghiệp, tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng tương đối lớn  (11,1% năm 2007). Tuy nhiên, tỉ trọng ngành này có xu hướng giảm từ 18,6% (năm 2000) xuống còn 11,1% (năm 2007), giảm 7,5%.

- Trong giai đoạn 2000 - 2007:

+ Sản lượng dầu thô nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ (giảm 0,4 triệu tấn), nhưng không ổn định (dẫn chứng).

+ Sản lượng than sạch tăng 30,9 triệu tấn, gấp 3,7 lần.

- Sản lượng điện tăng 37,4 tỉ kWh tấn, gấp 2,4 lần.

28 tháng 8 2017

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ kết hợp là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 -2010.

Chọn: C.

15 tháng 12 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau (nghìn tấn và tỉ đồng) là biểu đồ kết hợp

=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 -2010 là biểu đồ kết hợp (sản lượng thủy sản: cột chồng; giá trị sản xuất: đường đồ thị)

=> Chọn đáp án C

5 tháng 8 2023

Yêu cầu số 1: Vẽ biểu đồ

- Bước 1: xử lí số liệu

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, cân thương mại của Nhật Bản, giai đoạn 2000 - 2020

Năm

2000

2005

2010

2015

2020

Xuất khẩu (%)

53,4

52,6

52,3

49,2

49,9

Nhập khẩu (%)

46,6

47,4

47,7

50,8

50,1

Cán cân thương mại (tỉ USD)

67,8

67,7

77,1

-24,7

-0,8

- Bước 2: Vẽ biểu đồ - Tham khảo:

loading...

5 tháng 8 2023

Yêu cầu số 2: Nhận xét

- Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ và cán cân thương mại có sự thay đổi qua các năm:

+ Cơ cấu giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu giá trị nhập khẩu có xu hướng tăng.

+ Cán cân thương mại thay đổi từ dương sang âm.

- Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, cán cân thương mại có chênh lệch:

+ Cơ cấu giá trị xuất khẩu so với cơ cấu giá trị nhập khẩu

▪ Giai đoạn (2000-2010) xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu

▪ Giai đoạn (2015 - 2020) xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu

+ Cán cân thương mại giai đoạn 2000 - 2010 là xuất siêu và giai đoạn 2015 - 2020 là nhập siêu

20 tháng 1 2017

a) Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 - 2012

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biếu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành nước ta thời kì 1990- 2012

b) Nhận xét vả giải thích

* Nhận xét: Thời kì 1990 - 2012

- Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là chăn nuôi và thấp nhất là dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng).

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đối theo hướng: tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ (dẫn chứng).

- Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian (dẫn chứng).

* Giải thích:

- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất do đây là ngành truyền thống, có nhiều thuận lợi về nguồn lực để phát triển, nhu cầu lớn ở trong nước và xuất khẩu.

- Sự thay đổi cơ cấu theo hướng như trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hoá cơ cấu ngành nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.

- Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi đã được phát huy và sự tác động của yếu tố thị trường,...

10 tháng 10 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999 - 2010

(Đơn vị: %)

-Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2010

b) Nhận xét

Để nhận xét một cách đầy đủ, cần xử lí tiếp bảng số liệu. Kết quả xử lí:

Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1999 - 2010:

-     Tình hình chung:

+       Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục, từ 23283,5 triệu USD (năm 1999) lên 157075,3 triệu USD (năm 2010), tăng gấp 6,75 lần.

+       Giá trị xuất khẩu tăng gấp 6,26 lần, giá trị nhập khẩu tăng 7,23 lần.

-     Tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu:

+       Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu nên cơ cấu xuất nhập khấu chưa thật sự cân đối.

+       Nước ta vẫn là nước nhập siêu, với mức độ có xu hướng tăng.

+      Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu có sự khác nhau giữa các giai đoạn.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhận xét:

- Trong giai đoạn 2010 - 2020, sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô của Liên bang Nga có nhiều biến động, nhìn chung có xu hướng giảm

+ Về sản lượng dầu thô khai thác:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 698.1 nghìn thùng/ ngày

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 923.4 nghìn thùng/ ngày.

+ Về sản lượng dầu thô xuất khẩu:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 229.3 nghìn thùng/ ngày

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 410.1 nghìn thùng/ ngày.

- Sản lượng khai thác và xuất khẩu khí tự nhiên của Liên bang Nga trong giai đoạn 2010 - 2020, có nhiều biến động, nhìn chung có xu hướng giảm

+ Về sản lượng khí tự nhiên khai thác:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 58.2 triệu m3.

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 110.6 triệu m3.

+ Về sản lượng khí tự nhiên xuất khẩu:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 40.1 triệu m3.

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 10.4 triệu m3.

5 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 11 2023

Tham khảo
loading...

- Nhìn chung, ngành công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga vẫn luôn phát triển ổn định với sản lượng khai thác không ngừng tăng lên, chỉ riêng giai đoạn năm 2020 có sự sụt giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

- Theo thống kê của Liên bang Nga, năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD). Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới. Không chỉ sở hữu những con số ấn tượng, vị thế và vai trò của Liên bang Nga trên thị trường năng lượng thế giới cũng không ngừng được khẳng định. Đến năm 2020 nước này đã khai thác 524,4 triệu tấn dầu và 557,6 tỉ m3 khí.

- Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga, trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga khoảng 9,04 tỷ tấn trong khi trữ lượng khí đốt là khoảng 14,47 tỷ m3 (thống kê của Tập đoàn BP thậm chí còn cao hơn với trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga là khoảng 14,5 tỷ và khí đốt là 35 tỷ m3). Bộ Năng lượng Liên bang Nga cho biết, với tốc độ khai thác như hiện nay thì lượng dầu thô của Nga sẽ đủ để khai thác trong vòng 30 năm và lượng khí đốt là trong vòng 100 năm.

- Mặc dù gặp khó khăn do lệnh cấm vận từ các nước phương Tây nhưng các tập đoàn năng lượng Nga đều cố gắng khắc phục khó khăn và đưa vào hoạt động một loạt các dự án trọng điểm như Sila Sibiri, Severnyi Potok 2, Tureskii Potok. Riêng dự án Yamal LNG mới đây nhất đã giúp Liên bang Nga vượt Mỹ để trở thành đối tác cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất cho Châu Âu.

- Nhờ không ngừng áp dụng các công nghệ khai thác hiện đại mà trong năm 2018 có đến 2 công ty của Liên bang Nga nằm trong danh sách các công ty có sản lượng khai thác dầu khí lớn nhất thế giới và doanh thu của các công ty dầu khí Liên bang Nga trong năm 2018 đạt gần 57,7 tỷ USD.