K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Cơ cấu ngành thuỷ sản nước ta chuyển dịch theo hướng phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển và hải đảo. 

- Giảm dần tỉ trọng giá trị và sản lượng từ khai thác thuỷ sản, tăng tỉ trọng giá trị và sản lượng từ nuôi trồng thuỷ sản.

15 tháng 12 2022

Cơ cấu ngành dịch vụ bao gồm:

* Dịch vụ tiêu dùng: Chủ yếu là các hình thức bán buôn-bán lẻ, du lịch, y tế,giáo dục,...

* Dịch vụ kinh doanh: Gồm nhiều hình thức như giao thông, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,....

* Dịch vụ công do nhà nước quản lý. VD: Hành chính công, hoạt động đoàn thể bắt buộc hoặc không bắt buộc,....

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Nhận xét quy mô GDP và và tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Từ năm 2000 – 2021, quy mô GDP của Cộng hòa Nam Phi có sự biến động:

+ Từ 2000 – 2010, quy mô GDP tăng: 265,6 tỉ USD.

+ Từ 2010 – 2015, quy mô GDP giảm: 70,7 tỉ USD.

+ Từ 2015 – 2020, quy mô GDP tăng: 73,2 tỉ USD.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 – 2021 cũng có sự biến động

+ Từ 2000 – 2005, tăng: 1.1%

+ Từ 2005 - 2018, giảm: 3,8 %.

+ Từ 2018 – 2020, tăng: 3,4%

3 tháng 2 2023

Khu vực dịch vụ có cơ cấu rất đa dạng và phức tạp. Người ta thường chia dịch vụ thành 3 nhóm:

- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bán buôn, bán lẻ,…

- Dịch vụ tiêu dùng: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông,…

- Dịch vụ công: hành chính công, thủ tục hành chính

3 tháng 2 2023

- Vai trò của ngành thủy sản:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần khai thác tốt các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

- Đặc điểm của ngành thủy sản:

+ Ngành thủy sản bao gồm nôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ thủy sản.

+ Dịch tích nước mặt và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được.

+ Sản xuất thủy sản có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao.

+ Công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản ngày càng hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

7 tháng 11 2023

- Vai trò ngành lâm nghiệp:

+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.

+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.

+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.

+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm ngành lâm sản:

+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.

+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

3 tháng 2 2023

Cơ cấu ngành công nghiệp theo các cách phân loại khác nhau:

- Theo tính chất tác động đến đối tượng lao động (2 nhóm chính): công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

- Theo công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đối tượng của ngành là các sinh vật, cơ thể sống. Sản xuất thường tiến hành trong không gian rộng.

- Sản xuất phụ thuộc điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.

=> Tính mùa vụ ngày càng giảm do sự phát triển của khoa học – công nghệ.

- Sản xuất gắn với khoa học – công nghệ, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.

7 tháng 11 2023

- Vai trò của ngành thủy sản:

+ Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.

+ Nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hóa cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe.

+ Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

+ Phụ phẩm của ngành thủy sản có thể làm thức ăn cho chăn nuôi.

- Đặc điểm của ngành thủy sản:

+ Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

+ Sản xuất thủy sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

+ Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.

3 tháng 2 2023

Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, người ta chia sản xuất công nghiệp thành hai nhóm chính:

- Công nghiệp khai thác: gồm các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, sinh vật…) để tạo ra nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp chế biến: gồm các ngành chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Lời giải:

a) Ngành nông nghiệp:

- Sự phát triển:

+ Nông nghiệp có quy mô lớn, năng suất cao. Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại.

+ Các cây trồng chính là lúa mì, lúa gạo, ngô, đậu tương, cây ăn quả.... các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm,...
+ Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.

- Phân bố:

+ Khu vực phía nam Ngũ Hồ: chuyên canh cây thực phẩm, chăn nuôi bò sữa.

+ Khu vực Đồng bằng Trung tâm chuyên canh lúa mì, ngô,

+ Ven vịnh Mê-hi-cô trồng lúa gạo, bông, đậu tương.

+ Khu vực Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt.

b) Ngành lâm nghiệp

- Sự phát triển:

+ Lâm nghiệp có quy mô lớn và mang tính công nghiệp. Sản lượng gỗ tròn của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với 429,7 triệu m3 (năm 2020).

+ Trồng rừng ngày càng được chú trọng phát triển.

- Phân bố: Lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Rốc-ki, ven vịnh Mê-hi-cô,..

c) Thuỷ sản

- Sự phát triển:

+ Khai thác thủy sản phát triển mạnh do có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác của Hoa Kỳ đạt 4,3 triệu tấn (đứng thứ sáu trên thế giới).

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng còn thấp (0,5 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

- Phân bố: Khai thác thủy sản tập trung ở ven bờ Đại Tây Dương, ven vịnh Mê-hi-cô, phía Bắc Thái Bình Dương.