K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

Quá trình đô thị hóa ở TP Hồ Chí Minh:

- Giai đoạn trước năm 1975:

+ TP Hồ Chí Minh (TPHCM) trước đây là Sài Gòn, trải qua quá trình đô thị hóa từ thời Pháp thuộc.

+ Quá trình này diễn ra nhanh chóng, mang tính tự phát và có nhiều hạn chế:

+ Mạng lưới giao thông, hạ tầng chưa phát triển đồng bộ.

+ Nạn phân biệt giàu nghèo, tệ nạn xã hội gia tăng.

+ Môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

- Giai đoạn sau năm 1975:

+ Sau giải phóng, TPHCM tập trung vào công tác chỉnh trang đô thị, cải thiện đời sống người dân.

+ Quá trình đô thị hóa được quy hoạch bài bản, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường.

+ Một số thành tựu nổi bật:

+ Mạng lưới giao thông được mở rộng và hiện đại hóa.

+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được hoàn thiện.

+ Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao.

* Giai đoạn hiện nay:

+ TPHCM đang hướng đến mục tiêu trở thành thành phố thông minh, hiện đại và phát triển bền vững.

+ Một số định hướng chính:

+ Phát triển kinh tế gắn với đổi mới sáng tạo.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

+ Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Phát triển văn hóa và xã hội.

3 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất và sinh hoạt ở địa phương em:

* Đối với sản xuất:

- Tích cực:

+ Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế (công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch) tăng.

+ Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại tăng mạnh.

- Tiêu cực: Giá cả thị trường cao.

* Đối với sinh hoạt:

- Tích cực:

+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị hiện đại trong đời sống.

+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của 1 bộ phận dân cư.

- Tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

3 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa:

* Đối với kinh tế - xã hội

- Tích cực:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ;

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,…

- Tiêu cực:

Đô thị hóa tự phát không gắn công nghiệp hóa gây ra nhiều vấn đề:

 + Tập trung nhanh dân cư tại các đô thị => quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng; tạo sức ép đến vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị.

+ Nông thôn thiếu hụt lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.

* Đối với môi trường

- Tích cực:

+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại.

+ Giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh => thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị.

- Tiêu cực:

+ Làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,…

+ Môi trường ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Phát triển nông nghiệp sạch, phát triển năng lượng sạch (gió, mặt trời,…), lối sống xanh (hạn chế giảm thiểu rác thải, tái chế nhiều sản phẩm, tiết kiệm các nguồn năng lượng và nước sạch,…),…

3 tháng 2 2023

Cái này nghiên cứu ở các địa phương, hầu như địa phương nào cũng có, các em thử tìm hiểu thử nhé. Có thể đối tượng trẻ em mồ côi, có thể đối tượng là phụ nữ đơn thân, người khuyết tật, người già neo đơn,...

6 tháng 9 2023

- Cách tìm hiểu các thông tin về nghề/nhóm nghề em quan tâm ở địa phương.

+     Tìm kiếm thông tin trên Internet.

+     Đọc các tài liệu tham khảo về nghề.

+     Quan sát thực tế thông qua tham quan.

+     Làm một số công việc của nghề.

+     Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi.

+     Quay phim, chụp ảnh.

+     Hỏi người thân bạn bè

+     ….

- Cách giúp em thu nhập thông tin chính xác, hiệu quả: quan sát thực tế thông qua tham quan; phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi

3 tháng 2 2023

Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến lối sống thành thị.

10 tháng 11 2016

giúp mk với mk đg cần gấp.khocroi

20 tháng 9 2023

* Mối liên hệ giữa các đô thị cổ đại với các nền văn minh ở khu vực

- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:

+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước

+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh

+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.

* Vai trò của giới thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:

+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.

+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

15 tháng 10 2017

Dẫn bài : - Gần đây, hiện tượng đô thị hóa có dấu hiệu tăng nhanh, địa phương em là một trong số đó.

Thân bài : Tình hình đô thị hóa ở địa phương em ?

- Dân số tăng nhanh.

- Kinh tế phát triển.

Kết bài : Em nghĩ gì về đô thị hóa ở địa phương em ? ( Đem lại những đổi mới ra sao ?)

3 tháng 2 2023

Tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa lí học: phá hủy đá, khoáng vật thành các mảnh vụn.

Ví dụ: Sự nứt vỡ của đá do nhiệt độ thay đổi đột ngột (Ca-li-phoóc-ni-a – Hoa Kỳ).

- Phong hóa hóa học: làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá, khoáng vật (thường xảy ra ở những vùng khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và hòa tan => xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ).

Ví dụ: Thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam).

- Phong hóa sinh học: phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.

Ví dụ: rễ cây ăn mòn đá.