K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

- Người nghĩa sĩ sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia... 

- Dù đã ra đi nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn khẳng định rằng linh hồn của các nghĩa sĩ vẫn còn sống mãi, vẫn phù hộ để chống giặc ngoại xâm. Lời khẳng định cho thấy niềm tự hào vô cùng sâu sắc, cho thấy Nguyễn Đình Chiểu đã đặt người nông dân đúng vào vị trí có thực của họ trong lịch sử, toát lên một vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lưu danh với hậu thế ngàn thu. Họ sống một cuộc sống anh hùng, chết một cái chết vinh quang. 

- Chết mà như sống, linh hồn nghĩa binh vẫn cùng nhân dân đánh giặc, vẫn tiếp tục trung quân ái quốc. Ước nguyện trả đền nợ nước, trở thành lời thề thiêng liêng vang vọng núi sông. Cái chết hóa thân vào núi sông, cái chết hóa thành bất tử.

- Quan niệm “chết vinh còn hơn sống nhục” lại được thắp sáng qua hình ảnh và cuộc đời của họ.

29 tháng 9 2017

Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta: thà chết đi mà được kính trọng , đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Việc tự xác nhận rằng “tôi không biết” luôn tạo nên nguồn động lực lớn, thúc đẩy mỗi cá nhân và con người nói chung không ngừng khám phá, tìm hiểu về thế giới, từ đó có những phát kiến, phát minh đem lại sự hiểu biết và hạnh phúc cho nhân loại.

- Tác giả đã nêu những bằng chứng hết sức thuyết phục, từng được nhiều người biết nhưng không phải mấy ai cũng thấy ý nghĩa của nó.

D
datcoder
CTVVIP
31 tháng 12 2023

- Hình ảnh ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và thị giác.

- Cách cảm nhận đó cho thấy quê hương có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả. Đó là miền kí ức mà người viết không thể quên được, đó là quê hương nơi sinh ra và trưởng thành của con người, đó là nơi có gia đình thân yêu.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 2 2018

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là "lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật muôn loài."

=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương.

- Nhiệm vụ của văn chương: "văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng", chẳng những thế, văn chương còn "sáng tạo ra sự sống".

=> Nhiệm vụ của văn chương: phản ánh chân thực và sáng tạo cuộc sống.

- Công dụng của văn chương: "giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha", "văn chương khơi cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".

=> Giá trị của văn chương: nhận thức - giáo dục, thẩm mĩ. Văn chương giúp bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm của mỗi người.

6 tháng 3 2023

Hình ảnh ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và thị giác.

Cách cảm nhận đó cho thấy quê hương có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả. Đó là miền kí ức mà người viết không thể quên được, đó là quê hương nơi sinh ra và trưởng thành của con người, đó là nơi có gia đình thân yêu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Tác giả luận về ý nghĩa cao cả của sự hi sinh và bày tỏ tình cảm xót thương của nhân dân đối với những người vì nước quên thân.

- Sự xót thương dành cho người nghĩa sĩ, nỗi đau thương trùm lên đời sống và số phận người mẹ già ngồi khóc trẻ trong lều khuya leo lét ánh đèn.

- Cái chết của nghĩa binh đánh động người còn sống ý thức hơn về số phận của đồng bào, nhắc nhở rằng binh tướng giặc còn đó đã làm cho bốn phía mây đen, phải tiếp tục vùng lên để cứu nước, cứu nòi.

- Chết mà như sống, linh hồn nghĩa binh vẫn cùng nhân dân đánh giặc, vẫn tiếp tục nuền trung quân ái quốc. Ước nguyện trả đền nợ nước, trở thành lời thề thiêng liêng vang vọng núi sông. Cái chết hóa thân vào núi sông, cái chết hóa thành bất tử.

27 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Những lí do khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc:

- Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng và anh thấy mình "thật hạnh phúc". Với anh, hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước.

- Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, được cống hiến và làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Em quan niệm về hạnh phúc như thế nào thì em tự chia sẻ nhé! Chúc em luôn hạnh phúc ^^

Bài 1: Trong VB Ý nghĩa văn chương có đoạn:Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy mộtcon chim bị thương rơi xuống bên chân mình.(1)Thi sĩ thương hạiquá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của conchim sắp chết.(2) Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồngốc của thi ca.(3)Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong VB Ý nghĩa văn chương có đoạn:
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một
con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.(1)Thi sĩ thương hại
quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con
chim sắp chết.(2) Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn
gốc của thi ca.(3)
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không
phải không có ý nghĩa.(1) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng
thương người rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.(2)
a. Tác giả của VB trên là ai? Nêu xuất xứ của văn bản?
b. Đoạn trích trên đã nêu một trong những luận điểm của VB ? Chỉ
rõ câu văn chứa luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng?
c. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan
niệm của tác giả có đúng hay không? Em có nhận xét gì về cách
dẫn vào nhận định này của tác giả trong văn bản?
d. Cùng với luận điểm vừa xác định ở câu b, lập sơ đồ hệ thống hóa
các luận điểm trong toàn VB Ý nghĩa văn chương? ( Coi nhan đề
Ý nghĩa văn chương là luận đề lớn để triển khai các luận điểm)

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 10 2018

a. Trí thông minh của em bé được thể hiện bằng việc vượt qua hàng loạt các thử thách.

- Viên quan hỏi cha cậu bé: Trâu của lão ngày cày được mấy đường?

=> Cậu bé khôn khéo đáp: Ngựa của ông đi được mấy dặm thì trâu của tôi cày được bấy nhiêu đường.

- Đối đáp trước sự kiện vua ban cho ba thúng gạo và 3 con trâu đực, phải nuôi làm sao cho thành 9 nghé con và sắm cỗ. 

=> Cậu bé biết lộc vua ban nên bảo làng ngả ra ăn. Cậu bé khóc trước cửa quan nói rằng cha cậu bé không chịu đẻ em bé cho cậu bé. 

- Vua ban cho con chim sẻ bắt phải sắm thành 3 mâm cỗ.

=> Cậu bé đưa cho vua cây kim mài thành dao để mổ thịt chim.

- Sứ thần nước Tàu ra câu đố oái oăm: xỏ sợi chỉ mảnh vào ruột ốc.

=> Cậu bé hát câu đồng dao và gợi ý bằng cách buộc con kiến càng để xỏ dây.

===> Cách xử trí khéo léo và nhanh nhạy đã chứng tỏ trí tuệ thông minh ưu việt của cậu bé.

b. Hình tượng nhân vật em bé thông minh thể hiện ước mơ và quan niệm của dân gian: đề cao trí thông minh và cách xử trí khéo léo trước mọi vấn đề trong đời sống.

=> Quan niệm này cho thấy trí tuệ và nhãn quan của dân gian trong đời sống hàng ngày: cũng thông minh và hồn nhiên, hài hước.

15 tháng 4 2018

Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc qua lăng kính độc đáo của tác giả

- Thiên nhiên sự sống gợi lên gần giũi, tình tứ. Nhà thơ phát hiện vẻ đẹp kì diệu của tự nhiên, và thổi vào đó tình yêu rạo rực, say đắm.

+ Này đây tuần tháng mật

+ Đồng nội xanh rì

+ Cành tơ phơ phất

+ Khúc tình si...

- Thiên nhiên nhuốm màu chia li, mất mát “ mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi” → hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống qua lăng kính thời gian trôi nhanh chóng, không bao giờ trở lại

- Tác giả nhìn thiên nhiên qua lăng kính tuổi trẻ, tình yêu, cảnh vật nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình

- Lấy con người làm thước đo cho vẻ đẹp của thiên nhiên: đây là cách nhìn mới mẻ, đậm chất Xuân Diệu

- Qua đó nhà thơ thể hiện quan niệm mới về cuộc sống, tuổi trẻ, hạnh phúc .

+ Đối với Xuân Diệu thế giới đẹp nhất khi con người ở tuổi trẻ và tình yêu: hạnh phúc lớn nhất của con người là tình yêu, thời gian quý giá nhất của mỗi người là tuổi trẻ

→ Biết hưởng thụ những điều chính đáng cho cuộc sống dành cho mình, sống mãnh liệt, hết mình những năm tháng tuổi trẻ