K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Nguyễn Đình Chiểu đóng một vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông chiến đấu bằng ngòi bút, hòa mình trong cuộc chiến đấu của nhân dân và trở thành người phát ngôn của phong trào yêu nước chống Pháp.

24 tháng 5 2018

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông

+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người

+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn

+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước

- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ

+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ

+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa

Đọc đoạn trích: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiều làm sống lại phong trào chống Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ suốt 20 năm trời từ 1860 về sau… Hồi tưởng lại cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc Việt Nam, của nhân dân Nam Bộ hồi ấy, lòng chúng ta đau như cắt xé… Không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích: 

Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiều làm sống lại phong trào chống Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ suốt 20 năm trời từ 1860 về sau… 

Hồi tưởng lại cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc Việt Nam, của nhân dân Nam Bộ hồi ấy, lòng chúng ta đau như cắt xé… Không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã trọng nghĩa với dân. Ngòi bút nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật sinh động và não nùng, cảm tình củ dân tộc đối với người chiến sĩ nghĩa quân, vôn là người nông dân, xưa chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước… 

Văn tế và Bình Ngô đạo cáo: hai bài văn lớn trong hai cảnh ngộ lớn, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương những chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Văn tế là khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang ở một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.  

(Theo Đỗ Văn Hỷ, trong Nguyễn Đình Chiểu- về tác giả, tác phẩm)  

Thực hiện yêu cầu: 

Câu 1. Theo đoạn trích, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, phần lớn là thể loại nào?  Những tác phẩm thuộc thể loại đó phán ánh điều gì? 

Câu 2.  Chỉ ra sự khác biệt giữa Bình Ngô đại cáo và Văn tế  được nhắc đến trong đoạn trích trên?  

Câu 3. Hãy ghi lại những câu văn thể hiện sự nhận thức về đất nước thống nhất, về trách nhiệm với sự nghiệp cứu nước và tự nguyện sung vào đội quân chiến đấu? (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

0
8 tháng 4 2023

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thực chất là một phong trào yêu nước của nhân dân chống Pháp giành độc lập cho đất nước là bởi vì nó là đã tiếp lối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, không phải từ khi bắt đầu có chiếu Cần Vương mà đã được chuẩn bị ngay sau khi triều đình Huế kí Hiệp Ước.

C2:Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông - lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)

8 tháng 4 2023

Cảm ơn

 

20 tháng 8 2018

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào. Đây cũng là hạn chế chung cho tất cả các phong trào đấu tranh thời kì này, yêu cầu đặt ta trong tình hình mới là cần có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo, sau này là giai cấp công nhân và con đường cách mạng vô sản.

Đáp án cần chọn là: A

8 tháng 9 2019

Đáp án A

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào. Đây cũng là hạn chế chung cho tất cả các phong trào đấu tranh thời kì này, yêu cầu đặt ta trong tình hình mới là cần có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo, sau này là giai cấp công nhân và con đường cách mạng vô sản

14 tháng 8 2019

Đáp án A

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào. Đây cũng là hạn chế chung cho tất cả các phong trào đấu tranh thời kì này, yêu cầu đặt ta trong tình hình mới là cần có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo, sau này là giai cấp công nhân và con đường cách mạng vô sản.

13 tháng 8 2023

 Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)

+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.

+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.

+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).

13 tháng 8 2023

Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)

+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.

+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.

+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).

  
21 tháng 3 2022

Nhân dân Việt Nam hoang mang lo sợ trước sức mạnh của thực dân Pháp. 

      Tác phẩm "Chạy giặc"

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Bến Nghé của tiêng tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây

Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng ?

Nỡ để dân đen mắc nạn này !