K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

1. Tính chất nhiệt đới

- Việt Nam nằm trong vùng nội chỉ tuyến bán cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn và trong năm hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. 

- Vì vậy, nước ta có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ những vùng núi cao), trong đó miền Nam thường có nhiệt độ trung bình năm cao hơn miền Bắc. 

- Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn (khoảng 120 - 130 kcal/cm²); tổng số giờ nắng dao động tuỳ nơi, trung bình từ 1 400 - 3 000 giờ/năm.

2. Tính chất ẩm

- Nước ta có độ ẩm không khí cao, thường trên 80%. 

- Lượng mưa trung bình khoảng 1500-2000 mm/năm nhưng có sự phân hoá: nơi mưa nhiều có thể lên đến 3 500 – 1000 mm/năm; nơi mưa ít có thể dưới 1.000 mm/năm. 

- Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp yếu tố dịa hình.

3. Tính chất gió mùa

Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tin phong bản cầu Bắc, đồng thời chịu ảnh hưởng của các khối không khi hoạt động theo mùa nên hình thành 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các khối không khí lạnh có nguồn gốc từ áp cao

Xi-bia (Siberia) tràn xuống nước ta theo hướng đông bắc, đem đến mùa đông lạnh cho miền Bắc: nửa đầu mùa dòng thời tiết lạnh khô, nữa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn.

+ Càng di chuyển xuống phía nam, tính chất của gió mùa Đông Bắc càng biến tính, it lạnh hơn và gần như bị chăn lại ở dây Bạch Mã. Do đó, ở miền Nam, Tín phong bản cầu Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho Trung Bộ và tạo một mùa khô cho Nam Bộ, Tây Nguyên.

- Gió mùa hạ: 

Từ tháng 5 đến tháng 10, có hai luồng gió hướng tây nam thổi vào nước ta:

+ Nửa đầu mùa hạ: khối không khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta, dem mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dây Trường Sơn và các dãy núi biên giới Việt – Lào, khối không khí này tạo hiệu ứng phơn, gây thời tiết khô nóng cho đồng bằng ven biển miền Trung và một phần khu vực Tây Bắc,

+ Giữa và cuối mùa hạ: các khối không khí xuất phát từ áp cao cân chỉ tuyến bản cầu Nam hoạt động mạnh, khi vượt qua vùng biển xích dạo, khối không khí trở nên nóng ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ, Tây Nguyên. Trong thời gian này còn có sự hình thành và hoạt động của dài hội tụ nhiệt đới, gây ra các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, đem lại lượng mưa lớn cho nhiều nơi trên cả nước. Ở đồng bằng sông Hồng, do sự hình thành của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi có hướng đông nam.

Khí hậu nước ta có sự phân chia theo mùa ở các khu vực khác nhau: miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có mùa khô và mùa mưa rõ rệt; Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tính chất nhiệt đới thể hiện qua các yếu tố bức xạ:

+ Lượng bức xạ tổng cộng của nước ta lớn; cán cân bức xạ trên lãnh thổ luôn dương (từ 70 - 100 kcal/cm2/năm).

+ Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm.

- Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trong năm thường nhiều hơn, khoảng 3000 - 4000 mm/ năm.

+ Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 80%.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có gió Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

* Gió mùa đông:

- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Nguồn gốc:

+ Ở miền Bắc, do tác động của khối khí lạnh phương bắc di chuyển xuống;

+ Ở miền Nam, do hoạt động của gió Tín Phong Bắc bán cầu.

- Hướng gió: Đông Bắc

- Hệ quả:

+ Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa sau mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, có mưa phùn);

+ Tạo mùa khô cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên; gây mưa cho khu vực Duyên hải miền Trung.

* Gió mùa hạ:

- Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10

+ Nguồn gốc: do tác động của các khối khí nhiệt đới ẩm:

+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương;

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam.

- Hướng gió: Tây Nam (riêng miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi vào đất liền theo hướng Đông Nam).

- Hệ quả:

+ Vào đầu mùa hạ: gió Tây Nam gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; tạo nên hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ và Bắc Bộ.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn kéo dài trên cả nước.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Mặt khác, nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:

- Gió mùa đông:

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+  Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống nước ta tạo nên một mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa cuối mùa đông có thời tiết lạnh, ẩm).

+ Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ; còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô.

- Gió mùa hạ:

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Chủ yếu có hướng tây nam.

+ Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tính chất của gió thay đổi do hiệu ứng phơn khiến phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc có thời tiết khô nóng.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ bán cầu Nam di chuyển lên, kết hợp với ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới tạo nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều phổ biến trên cả nước. Hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa này là bão kèm theo mưa lớn.

15 tháng 8 2023

tham khảo:

- Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Mặt khác, nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:

- Gió mùa đông:

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+  Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống nước ta tạo nên một mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa cuối mùa đông có thời tiết lạnh, ẩm).

+ Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ; còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô.

- Gió mùa hạ:

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Chủ yếu có hướng tây nam.

+ Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tính chất của gió thay đổi do hiệu ứng phơn khiến phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc có thời tiết khô nóng.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ bán cầu Nam di chuyển lên, kết hợp với ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới tạo nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều phổ biến trên cả nước. Hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa này là bão kèm theo mưa lớn.

10 tháng 1

a) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

Nhiệt độ:
- Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang Khí hậu, ta thấy nhiệt độ trung bình năm ở nước ta khá cao, từ 22 - 27°C. Biên độ nhiệt độ năm tương đối nhỏ, chỉ từ 8 - 10°C.

- Nhiệt độ cao và ổn định quanh năm là do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khá cao, từ 1.500 - 2.000 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm.

- Lượng mưa cao và tập trung vào mùa mưa là do nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm không khí ở nước ta tương đối cao, trung bình từ 80 - 85%. Độ ẩm không khí cao là do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

Tính chất gió mùa:
- Gió mùa là một đặc trưng quan trọng của khí hậu nước ta. Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam là hai hệ thống gió chính ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.

- Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh và khô từ phía Bắc xuống. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, mang theo không khí nóng và ẩm từ phía Nam lên.

- Tính chất gió mùa của khí hậu nước ta thể hiện ở sự thay đổi hướng gió và lượng mưa theo mùa.

b) Tính chất đa dạng và thất thường

Khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường thể hiện ở các khía cạnh sau:

Khí hậu phân hóa theo không gian:
- Khí hậu nước ta phân hóa theo không gian từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và từ thấp lên cao.

Khí hậu phân hóa theo thời gian:
- Khí hậu nước ta phân hóa theo thời gian theo các mùa trong năm và theo các chu kỳ biến đổi khí hậu.

Khí hậu chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khác:
- Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khác như địa hình, sông ngòi, biển,...
Tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta có những tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

- Tích cực:

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới và các loại cây công nghiệp.

+ Lượng mưa cao cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt.

+ Độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới.

+ Gió mùa mang lại lượng mưa lớn cho các vùng thiếu mưa.

- Tiêu cực:

+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại sâu bệnh.

+ Mưa lớn gây ra lũ lụt, sạt lở đất,...

+ Gió mùa Đông Bắc gây rét hại cho cây trồng và vật nuôi.

+ Gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều, bão, lũ lụt,...

Để ứng phó với tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu, cần có những biện pháp thích ứng phù hợp, như:

- Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng để giảm thiểu tác động của thiên tai.

- Xây dựng hệ thống đê điều kiên cố để chống lũ lụt.

- Phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.

- Nâng cao ý thức của nhân dân trong việc phòng, chống thiên tai.

3 tháng 2 2023

- Hiện tượng phơn (gió phơn) là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chặn lại ở sườn núi đón gió, nhiệt độ giảm, gây mưa; sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng, trở thành gió khô nóng.

- Nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm theo độ cao (cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC), lượng mưa lớn; nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tăng dần khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi (cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC), ít mưa (lượng mưa rất nhỏ).

24 tháng 3 2021

1. 

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

+ Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

- Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:

+ Gió mùa đông: lạnh, khô.

+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí > 80%. 



 

24 tháng 3 2021

 

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. ... Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào.

 

Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

-Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông-lâm kết hợp.

-Tính chất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh….trong sản xuất nông nghiệp.

Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác :

-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…. Và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng….nhất là vào mùa khô.

-Tuy nhiên, các khó khăn, trở ngại cũng không ít:

+Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác….chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.

+Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

31 tháng 10 2023

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam:

- Nhiệt đới ẩm: Khí hậu Việt Nam thuộc loại nhiệt đới, với hai mùa chính: mùa mưa (mùa hè) và mùa khô (mùa đông). Trong mùa hè, nhiệt độ cao và có nhiều mưa, trong khi mùa đông có nhiệt độ thấp hơn và ít mưa.

- Gió mùa: Một đặc điểm quan trọng của khí hậu Việt Nam là hệ thống gió mùa. Trong mùa hè, gió mùa Tây Nam mang ẩm ấm từ biển Đông vào đất liền, gây ra mưa nhiều. Trong mùa đông, gió mùa Đông Bắc đem khí lạnh và khô từ Trung Quốc vào, làm giảm nhiệt độ và gây ra mùa khô.

- Lũ quét và bão táp: Do tính chất gió mùa, Việt Nam thường trải qua lũ quét trong mùa mưa và bão táp trong mùa mưa và mùa khô.

31 tháng 10 2023

Tại sao khí hậu Việt Nam lại có tính chất này:

- Địa lý: Vị trí địa lý của Việt Nam ở vùng Đông Nam Á gần xích đạo, nằm giữa biển Đông và biển Đông Dương, đã tạo ra điều kiện cho sự hình thành của khí hậu nhiệt đới ẩm và gió mùa.

- Sự va chạm giữa không khí lạnh và ấm: Sự va chạm giữa không khí lạnh từ phía bắc và không khí ấm từ biển Đông đã tạo nên gió mùa và đổi chiều gió trong mùa mưa và mùa khô.

- Đặc điểm địa hình: Địa hình núi non và hệ thống sông ngòi của Việt Nam cũng ảnh hưởng đến khí hậu. Nó tạo ra sự biến đổi trong kiểu khí hậu giữa các vùng trong nước.

20 tháng 9 2023

* Đặc điểm phân hóa khí hậu ở châu Âu: khí hậu phân hóa đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu.

- Đới khí hậu cực và cận cực:

+ Phân bố: phía bắc châu lục và các đảo vùng cực.

+ Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.

- Đới khí hậu ôn đới: chiếm phần lớn diện tích, gồm 2 kiểu khí hậu

+ Khí hậu ôn đới hải dương:

Phân bố: các đảo và vùng ven biển phía tây.

Khí hậu điều hòa, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0oC; mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn.

+ Khí hậu ôn đới lục địa:

Phân bố: vùng trung tâm và phía đông châu lục.

Mùa hè nóng, mùa dông lạnh hơn so với khí hậu ôn đới hải dương; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông.

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Phân bố: phía nam châu lục.

+ Mùa hè nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào,lượng mưa ở mức trung bình.

- Ngoài ra, khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ.

Tham khảo

- Tính chất nhiệt đới gió mùa là đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta, thể hiện:

+ Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp thổ nhưỡng dày.

+ Lượng mưa tập trung theo mùa rửa trôi các chất dễ tan đồng thời tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo nên đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng. => Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta.

+ Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh, đặc biệt là ở những nơi mất đi lớp phủ thực vật. Các vật liệu theo dòng nước được bồi tụ ở các đồng bằng hạ lưu sông.

8 tháng 9 2016

câu 1:

a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

*Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông – Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.

*Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…

b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:

*Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.

*Khó khăn:

+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

câu 2:

/ Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)

– Từ tháng XI đến tháng IV

– Nguồn gốc: cao áp lạnh Siberi

– Hướng gió Đông Bắc

– Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)

– Đặc điểm:

+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô

+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu  thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

/ Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)

– Từ tháng V đến tháng X

– Hướng gió Tây Nam

+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).

c/ Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực:

– Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

– Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mưa, khô.

8 tháng 9 2016

giúp với các bạn ơi!!