Tìm đọc bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến). Chỉ ra và lí giải sự khác biệt giữa hai bài Thu vịnh và Tiếng thu ở các khía cạnh sau:
a. Cách cảm nhận và gợi tả bức tranh mùa thu.
b. Cách thể hiện tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Giống nhau:
+ Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
+ Cảnh trí đơn giản gần gũi, quen thuộc với làng quê Viêt, không rườm rà, lòe loẹt mà cũng không gò bó, khuôn sáo
+ Đều thể hiện: Tâm sự nước non đầy vơi của nhà thơ; tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Khuyến: Hình tượng và ngôn ngữ đạt đến sự điêu luyện, là đỉnh cao của sự giản dị mà đầy chất thơ. Sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật đặc sắc (đối ngắn rất chỉnh, gieo vần độc đáo), kết hợp nhạc điệu và âm thanh tinh tế
– Khác nhau:
+ Mùa thu làm thơ: phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu
+ Câu cá mùa thu: Dừng lại ở một không gian, thờ gian cụ thể: trên 1 ao thu, vào 1 buổi chiều thu, 1 ông già ngồi trên chiếc thuyền bé tảo teo
+ Uống rượu mùa thu: quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất
a) - Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “của Hồ Xuân Hương” đặt không đúng quan hệ ngữ pháp trong câu.
- Cách sửa: Đưa cụm từ “của Hồ Xuân Hương” về sau cụm từ “là một trong những bài thơ” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ của Hồ Xuân Hương cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền.”.
b) - Phân tích nguyên nhân lỗi: Trật tự từ trong câu không lô gích, không chặt chẽ. Định ngữ “nổi tiếng” đặt sai vị trí, làm cho câu trở nên mơ hồ.
- Cách sửa: Đưa từ “nổi tiếng” về sau cụm từ “chùm thơ thu” làm định ngữ trong cụm danh từ “chùm thơ thu nổi tiếng” thành câu tường minh về ngữ nghĩa:
“Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng
của Nguyễn Khuyến.”.
c)
- Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “như răng, mắt” đặt không đúng trật tự từ trong câu và thiếu quan hệ từ “về” gây mơ hồ cho nghĩa của câu.
- Cách sửa: Đưa cụm từ “như răng, mắt” về sau cụm từ “dụng cụ chuyên khoa” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như về răng, về mắt cho các trạm y tế xã.”.
d)
- Phân tích nguyên nhân lỗi: Trật tự từ trong câu đặt không đúng lô gích của trình tự thông thường, gây mơ hồ cho nghĩa của câu. Trật tự này phi lí ở chỗ hành động “úp nón lên mặt” lại diễn ra trước hành động “nằm xuống ngủ”.
- Cách sửa: Đưa cụm từ “nằm xuống” lên trước cụm từ “úp cái nón lên mặt” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều.”.
a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói đấu tranh quyết liệt cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.
b) Câu cả mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.
c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như răng, mắt cho các trạm y tế xã.
d) Họ năm xuống, úp cái nón lên mặt ngủ một giấc cho đến chiều.
- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.
- Có thể lấy đoạn thơ
“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
La lả cành hoang nắng trở chiều
…
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân”
+ Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu
+ Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa
+ Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.
+ Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.
Phân tích cụ thể một vài hình ảnh thiên nhiên mà bạn có ấn tượng rõ rệt nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên. Có thể lấy một vài câu thơ tiêu biểu như:
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều";
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”
Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy. HS phân tích sức gợi cảm và hiệu quả tạo hình của các từ láy trong những dòng thơ trên.
Bạn có thể so sánh cách miêu tả mùa thu trong bài Thơ duyên với cách miêu tả mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hoặc bài Sang thu của Hữu Thỉnh để khẳng định nét độc đáo của Xuân Diệu.
Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu. Và Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.
a) Đc lm theo thể Thất ngôn tứ tuyệt
_ Số chữ : mỗi dòng thơ có 7 chữ ( thất ngôn )
_ Số dòng : mỗi bài có 4 dòng thơ ( tứ thuyệt )
_ Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1-2-4 ( viên - thiên - thuyền )
_ Ngắt nhịp : toàn bài 4/3
b) _ Thời gian : trăng vào lúc tròn nhất
Ko gian : bát ngát , tràn ngập ánh trăng
_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.
_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nan.
c) _ Đó là nơi những người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần
Thánh của dân tộc đang bàn việc quân.
_ Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.
Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác.
d) Những người chiến sĩ cách mạng đang họp bạn chính trong cảnh đêm ấy. Ánh trăng đêm đẹp, đẹp như tấm lòng của nhà thơ đang từng ngày từng đêm mong cho mùa xuân thực sự đến với đất nước và nhân dân Việt Nam.
e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Xưa nay, trong văn chương Đông Tây kim cổ, có rất nhiều thi sĩ viết về đề tài mùa thu và nhiều bài thơ thu nổi tiếng sống mãi với thời gian. Nguyễn Khuyến cũng đóng góp vào nền thi ca nước Việt một chùm ba bài thơ tả mùa thu mang đậm nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, trong đó bài Vịnh mùa thu được lưu truyền rộng rãi nhất bởi nó thể hiện khá đầy đủ và sinh động tâm trạng của tác giả.
Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ này sau khi ông đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Quê hương ông là xứ Vườn Bùi thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, một vùng đồng chiêm trũng đói nghèo bao thuở. Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ đều rút ra từ cảnh vật thân thuộc quanh ông. Đường làng nhỏ hẹp uốn lượn giữa hai bờ tre trúc và vô số ao chuôm. Những mái rạ đơn sơ cùng những cây rơm cũ kĩ thấp thoáng trong vườn cây trái.
Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sơ, thanh thoát, trong đó mọi chi tiết, đường nét, sắc màu đều rất hài hòa, nhịp nhàng, phù hợp với tâm hồn tác giả. Nhà thơ mới nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,Lôgíc của bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu cuối cùng có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo, do đó càng làm tăng thêm chất suy tư vốn đã trĩu nặng của bài thơ.
Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không… để dẫn đến cảm xúc đầy suy tư, trăn trở ẩn chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, ông gửi gắm tâm trạng xót xa, nuối tiếc trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt đẹp không còn nữa mà mình thì lực bất tòng tâm.
Thu vịnh là một bài thơ rất hay, góp phần khẳng định tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước đằm thắm trong thơ Nguyễn Khuyến. Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt tới mức tinh tế, điêu luyện mà vẫn dung dị, tự nhiên, không mấy ai sánh được.học nhanh vậy, mìk chưa học tới nhưng mìk có thể làm mấy câu giúp bn
a) - Đặc điểm:
+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. Cảnh khuya: xa – hoa – nhà. Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.
- Ngắt nhịp: Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.
b) - Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.
c) Rất bận rộn vì suốt ngày chăm lo việc nước đến đêm khuya, còn phải ẩn náu trong nơi "yên ba thâm xứ" để tránh bọn giặc tới.
d) - Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
- thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.