K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 3

Tôi chưa có cơ hội đọc nhiều bài nghiên cứu, phê bình về thơ. Tuy nhiên, qua quá trình học tập và tiếp cận kho dữ liệu, tôi có thể chia sẻ một số bài nghiên cứu, phê bình về thơ mà tôi đánh giá cao:

1. "Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ" của Hoài Chân:

Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích thi ca truyền thống để làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử. Tác giả đã phân tích chi tiết các hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ,... để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.

2. "Tìm hiểu về phong cách thơ Hồ Xuân Hương" của Nguyễn Đăng Mạnh:

Bài viết này đi sâu vào nghiên cứu phong cách thơ Hồ Xuân Hương, một trong những nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất Việt Nam. Tác giả đã phân tích các đặc điểm về ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, chủ đề thơ,... để làm nổi bật sự độc đáo và sáng tạo trong thơ của Hồ Xuân Hương.

3. "Giá trị hiện thực và nhân đạo trong thơ Tố Hữu" của Trần Đình Sử:

Bài viết này đánh giá giá trị hiện thực và nhân đạo trong thơ Tố Hữu, một nhà thơ lớn của Việt Nam. Tác giả đã phân tích các tác phẩm thơ tiêu biểu của Tố Hữu để làm nổi bật sự phản ánh chân thực hiện thực xã hội và tình cảm yêu nước, yêu thương con người của nhà thơ.

Ngoài ra, tôi cũng ấn tượng với một số bài phê bình thơ của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như:

- "Bàn về thơ" của Xuân Diệu: Bài viết này thể hiện quan điểm của Xuân Diệu về thơ ca, một quan điểm đề cao sự sáng tạo và cái đẹp.

- "Về thơ trữ tình" của Hoài Thanh: Bài viết này phân tích đặc điểm của thơ trữ tình và vai trò của nhà thơ trữ tình.

Lý do tôi thích những bài nghiên cứu, phê bình thơ này là vì:

- Nội dung sâu sắc: Các bài viết này đều đi sâu vào phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ.

- Phương pháp nghiên cứu khoa học: Các bài viết này đều sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để làm sáng tỏ vấn đề.

- Giọng văn rõ ràng, dễ hiểu: Các bài viết này đều được viết bằng giọng văn rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng đọc giả.

Tuy nhiên, do khả năng tiếp cận dữ liệu của tôi còn hạn chế, nên tôi chưa thể khẳng định đây là những bài nghiên cứu, phê bình thơ hay nhất. Tôi hy vọng trong tương lai, tôi có thể đọc được nhiều bài nghiên cứu, phê bình thơ hơn nữa để có thể đánh giá một cách toàn diện và chính xác.

25 tháng 11 2023

 

 

1. Lý do lựa chọn đề tài

Thơ Đường luật là một thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thơ Đường luật chú trọng đối với nghệ thuật đối khá đa dạng. Thể loại này có quy tắc phức tạp và chặt chẽ thể hiện ở: luật, niêm, vần, đối và bố cục. Tìm hiểu đặc điểm hình thức thơ Đường luật là cơ sở giúp ta khám phá sự đổi mới, cách tân của thơ Nôm Đường luật của Việt Nam sau này.

2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

a. Mục đích nghiên cứu:

+ Nghiên cứu đặc điểm hình thức thơ Nôm Đường luật tạo tiền đề khám phá sự đổi mới, cách tân của thơ Nôm Đường luật của Việt Nam.

b. Đối tượng nghiên cứu:

+ Những bài thơ Đường luật đã học: Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn,...

+ Đặc điểm hình thức thơ Đường luật.

c. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích, so sánh.

+ Phương pháp tổng hợp, khái quát.

 

B. Nội dung nghiên cứu

 

1. Phân loại các bài thơ Đường luật trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT theo thể loại.

Trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT, những bài thơ Đường luật được đưa vào sách giáo khoa chủ yếu thuộc ba thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. Chúng ta có thể phân loại các bài thơ Đường luật được học trong nhà trường theo thể thơ như sau:

- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật: "Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến", "Cảm xúc mùa thu - Đỗ phủ", ''Qua đèo ngang - Bà Huyện Thanh Quan", "Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến".

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: "Sông núi nước Nam - chưa rõ tác giả", "Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh", "Thiên trường vãn vọng - Trần Nhân Tông", "Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương", "Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão".

- Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: "Phò giá về kinh - Trần Quang Khải", "Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch", "Quốc tộ - Thiền sư Đỗ Pháp Thuận".

2. Bố cục bài thơ Đường luật

Tìm hiểu bố cục bài thơ Đường luật sẽ giúp chúng ta tiếp cận gần hơn tới nội dung tác phẩm. Bài nghiên cứu chú trọng phân tích bố cục 3 thể loại thơ Đường luật học trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt:

- Thất ngôn bát cú Đường luật: gồm có 4 phần: Đề (Câu 1, 2) - thực (Câu 3, 4) - luận (Câu 5, 6) - kết (Câu 7, 8).

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: gồm 4 phần: Khai - thừa - chuyển - hợp.

- Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: gồm 4 phần: Đề - thực - luận - kết.

3. Cách gieo vần

Cách gieo vần trong bài thơ Đường luật được tuân thủ chặt chẽ. Trong bài thơ thất ngôn bát cú, tác giả cần hiệp vần bằng ở tiếng cuối cùng câu 1, 2, 4, 6, 8, ví dụ trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến: Tác giả gieo vần "a" ở cuối các câu 1, 2, 3, 4, 8 lần lượt là: "nhà" - "xa" -"gà" - "hoa" - "ta". Hay trong bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quanh, nhà thơ cũng gieo vần "a" ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 lần lượt là: "tà" - "hoa" - "nhà" - "gia" - "ta".

Đối với thể thất ngôn tứ tuyệt (thể tuyệt cú), nhà thơ chỉ gieo vần bằng duy nhất ở các câu 1, 2, 4, ví dụ trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão, ta có thể nhận thấy cách gieo vần này: "thu" - "ngưu" - "hầu".

4. Đối

"Đối" trong thơ Đường luật được thể hiện một cách phong phú và đa dạng. Đặc biệt trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hai câu thực và câu luận thường đối nhau. Ngoài đối ý thơ, phép đối còn được thể hiện qua từ ngữ (từ loại), hình ảnh,... Nếu đối giữa hai vế trong một câu người ta gọi là "tiểu đối". Đối giữa các câu thơ với nhau được gọi là "đại đối". Căn cứ vào sự tương phản hay thuận chiều trong vế đối, người ta chia thành hai loại đối chính: đối tương phản và đối tương đồng.

5. Niêm, luật

"Niêm" trong bài thơ thất ngôn bát cú được quy định chặt chẽ: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5 và câu 6 niêm với câu 7. Còn luật là sự đối nhau về bằng - trắc trong một liên. Trong câu thơ, tiếng thứ nhất, thứ ba và thứ năm không quá lưu ý đến bằng trắc. Tiếng hai, bốn, sáu phải đối về mặt âm thanh. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt tuân thủ quy định niêm, luật như thể thất ngôn bát cú.

18 tháng 5 2016

Thích bài Lượm tại nó hay

18 tháng 5 2016

Mình thích bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" vì thể hiện tình yêu thương của Bác đối với nhân dân ta như một người cha quan tâm đến con mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Tác giả đã sử dụng phương tiện hỗ trợ là bảng và biểu đồ thống kê để trình bày rõ ràng kết quả nghiên cứu.

- Bài học: khi dùng các phương tiện này, chúng ta cần phải chuẩn bị được số liệu cũng như chọn được phương tiện hỗ trợ phù hợp

7 tháng 5 2023

- Tác giả đã sử dụng phương tiện hỗ trợ là bảng và biểu đồ thống kê để trình bày rõ ràng kết quả nghiên cứu.

- Khi dùng các phương tiện này, chúng ta cần phải chuẩn bị được số liệu cụ thể, cũng như chọn được phương tiện hỗ trợ phù hợp với kết quả mình nghiên cứu được.

Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

25 tháng 10 2023

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”,  hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, … Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.

NHỚ TICK NHA

 

19 tháng 6 2018

1, Người đi tìm hình của nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! 
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. 

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ? 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! 

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! 
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. 

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối, 
Cho cuộc đời giật dây! 

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. 

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước 
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người 
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, 
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... 

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất 
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai 
Thế đi đứng của toàn dân tộc 
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. 

Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ? 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ? 

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, 
Những đất tự do, những trời nô lệ, 
Những con đường cách mạng đang tìm đi. 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. 

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? 
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? 
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ 
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? 

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? 
Nụ cười sẽ ra sao? 
Ơi, độc lập! 
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc 
Khi tự do về chói ở trên đầu. 

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt 
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc 
Sao vàng bay theo liềm búa công nông. 

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. 
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp 
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: 
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" 
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười, 

Bác thấy: 
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 
Ruộng theo trâu về lại với người cày 
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... 
Không còn người bỏ xác bên đường ray. 

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát 
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân 
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức 
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. 

Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê 
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối 
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che. 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc 
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần 
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt 
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. 

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt 
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất 
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai. 

2, Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào ?

– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

4, - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

(Mình chỉ biết câu 1, 2, 4 thôi)

30 tháng 9 2023

Trong bài thơ Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi, em thích hình ảnh giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.