K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 3

Thái độ của tác giả trong bài viết "Bàn về vốn văn hóa dân tộc"

-  Tự hào, trân trọng:

+Tác giả thể hiện niềm tự hào về vốn văn hóa dân tộc ta, một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng.

+Tác giả trân trọng những giá trị tinh thần mà vốn văn hóa dân tộc mang lại cho đời sống con người.

- Khẳng định, tin tưởng:

+Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của vốn văn hóa dân tộc đối với sự phát triển của đất nước.

+Tác giả tin tưởng vào khả năng giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ.

- Lập luận chặt chẽ, logic:

+Tác giả sử dụng các dẫn chứng cụ thể, sinh động để làm sáng tỏ quan điểm của mình.

+Lập luận của tác giả chặt chẽ, logic, có sức thuyết phục cao.

-Giọng văn trang trọng, lịch sự:

+Giọng văn phù hợp với thể loại nghị luận.

+Thể hiện sự tôn trọng đối với người đọc.

2 tháng 5 2022

Dàn ý như sau nhé :

1.  Giới thiệu chung :

- “Chinh phụ ngâm khúc” - bản chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản chữ Nôm được cho là của Đoàn Thị Điểm - là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm là nỗi lòng của người phụ nữ có chồng ra trận đã lâu mà không rõ ngày trở về, qua đó cho thấy khát vọng hạnh phúc của con người trong xã hội cũ.

- Đoạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - tô đậm nỗi cô đơn lẻ bóng, nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương chồng da diết của nàng.

2.  Phân tích đoạn trích: 

-  8 câu đầu - nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ:

+ Thể hiện qua các hành động: một mình dạo hiên vắng, cuốn rèm nhiều lần, mong chim thước mách tin nhưng vô vọng -> tâm trạng rối bới, nỗi lo âu, khắc khoải thường trực trong lòng nàng.

+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa chinh phụ và ngọn đèn: ngọn đèn vô tri không thể san sẻ, làm vơi đi nỗi cô đơn sầu muộn của nàng mà còn tô đậm hơn cảnh ngộ đáng thương đến tội nghiệp ấy.

-  8 cầu tiếp - nỗi sầu muộn triền miên:

+ Thể hiện qua cách đếm thời gian "khắc giờ đằng đẵng như niên" - thời gian nhuốm màu tâm trạng. 

+ Người chinh phụ càng cố thoát khỏi nỗi sầu lại càng sầu thêm: đốt hương hồn càng "mê mải", soi gương lại nước mắt đầm đìa, muốn tấu một khúc nhạc xua tan cái lạnh lẽo, yên ắng đến vô tận của không gian lại sợ đứt dây đàn, mang đến những điềm gở,.. -> Sự bế tắc đến tuyệt vọng của nàng. Đằng sau đó còn là khao khát hạnh phúc lứa đôi rất mãnh liệt. 

- 8 câu cuối - nỗi nhớ thương chồng da diết:

+ 6 câu trên thể hiện trực tiếp nỗi nhớ thương chồng. Nỗi nhớ tràn ra không gian, lấp đầy khoảng cách nghìn trùng "nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời", nỗi nhớ trải dài theo thời gian "đau đáu nào xong". Khao khát sum họp, khao khát hạnh phúc lứa đôi bị dồn nén, đến đây bật ra thành câu hỏi vừa táo bạo vừa bất lực "Lòng này ... gửi tới non Yên" 

+ 2 câu cuối: cảnh và người đồng điệu, thấm đãm nỗi buồn.

- Nghệ thuật:

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

+ Kết hợp giữa lời kể và lời độc thoại nội tâm nhân vật tạo hiệu quả biểu đạt cao.

3.  Đánh giá: 

- Qua đoạn trích cần thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc của con người.

 Khẳng định tài năng của tác giả.       

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

- Tác giả viết về chính mình, viết về quãng đời thơ ấu của mình, tác giả viết nhằm mục đích ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và bày tỏ tâm trạng mà mình đã trải qua.

- Yếu tố tạo nên tính xác thực của văn bản đầu tiên là ở ngôi kể thứ I trực tiếp kể lại những gì bản thân đã chứng kiến ghi lại dùng cảm xúc tâm trạng của chính mình

- Ngoài ra, trong câu chuyện còn có sự có mặt của những người thân trong gia đình, như mợ Hồng, người cô cùng tham gia vào câu chuyện.

- Cảm xúc của Hồng trước sự việc người cô dùng những lời nói khinh miệt về mẹ của mình là cảm xúc nhẫn nhục, cam chịu, nhưng bức xúc và rất khó chịu.

- Cảm xúc của Hồng khi nhìn thấy mẹ và được mẹ vỗ về âu yếm là cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ngập tràn.

26 tháng 3 2017

Đáp án cần chọn là: D

6 tháng 6 2019

Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

   + Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

   + Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt

- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn

24 tháng 12 2018

Về ứng xử:

- Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa.

- Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng

- Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo

- Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.

Đáp án cần chọn là: B

9 tháng 12 2021

Tham khảo

- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.

- Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời

- Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời ...... khai hoang

- Giang chẻ lạt, buộc mềm .... bóng tre, bóng nứa

- Các em bé còn có trò chơi gì ... bằng tre

-  Tuổi già hút thuốc làm vui .... khoan khoái

- Suốt một đời người, từ thuở lột lòng trong chiếc nôi tre ... chết có nhau, chung thủy

19 tháng 12 2023

- Khi nói đến cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. 

Ví dụ: 

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản xóm thôn.

+ Dưới bóng tre, toàn bộ đời sống của con người hiện ra: những mái đình, mái chùa cổ kính, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. 

+ Tre thành nôi êm ru giấc ngủ trưa hè, thành nguồn vui cho trẻ thơ từ chiếc thuyền lá tre đến que chuyền đánh chắt, tre bắc cầu cho tình duyên đôi lứa, … 

→ Tất cả các chi tiết này làm nổi bật sự gắn bó của cây tre với đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người Việt Nam trong lao động và cuộc sống hàng ngày. 

13 tháng 1 2023

Soạn bài "Cây tre Việt Nam" và trả lời câu hỏi: Câu 1: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?. Câu 2: Những từ ngữ nào trong bài văn miêu đạt rõ nhắt đặc điểm của cây tre? Câu 3: Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. Hãy chỉ ra những chi tiết đó trong bài. Câu 4: Vì sao tác giả khẳng định: "Cây tre mang những đặc tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam"?. Câu 5: Tìm một số chi tiết , hình ảnh cụ thể làm rõ lời khẳng định của tác giả:" Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam".

3 tháng 1 2020

- Những chi tiết, hình ảnh sau đây khẳng định trong tương lai, tre vẫn còn gắn bó với con người: tre già măng mọc, măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam

- Những chi tiết, hình ảnh sau đây khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: nứa, tre sẽ còn mãi với các em, với dân tộc Việt Nam, chia sẻ ngọt bùi của những ngày mai tươi mát.