K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
6 tháng 5

Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ thành phố Hà Nội

* Quy mô diện tích: 

- Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương

- Diện tích: 3.358,6 km²

* Vị trí địa lý:

- Thủ đô Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Địa hình bao gồm vùng đồi núi ở phía Bắc, phía Tây và vùng đồng bằng ở trung tâm.

- Vị trí địa lý Hà Nội nằm ở 21.0278° vĩ độ Bắc và 105.8342° kinh độ Đông. 

- Thủ đô nằm tiếp giáp với các tỉnh sau:

+ Phía Bắc: tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.

+ Phía Nam: tiếp giáp với Hòa Bình, Hà Nam.

+ Phía Đông: tiếp giáp với Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên.

+ Phía Tây: tiếp giáp với Phú Thọ.

* Sự phân chia hành chính: 

- Quận: Hà Nội có tổng cộng 12 quận, bao gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm.

- Huyện: Thủ đô có 17 huyện, bao gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Trì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, Mê Linh, Sóc Sơn và Ba Vì.

- Thị xã: Hà Nội có 1 thị xã là Sơn Tây, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 40km về phía Tây.

* Ý nghĩa của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:

- Vị trí địa lý Hà Nội đóng góp một phần không nhỏ trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như mạng lưới giao thông Thủ đô. 

- Vị trí địa lý của Thủ đô Hà Nội có sự thuận lợi cả về mặt tự nhiên và xã hội, điều này góp phần giúp Thủ đô trở thành đầu tàu kinh tế với tốc độ phát triển nhanh, trở thành vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Bộ và đóng góp phần lớn ngân sách cho đất nước. 

- Vị thế dẫn đầu trong thu hút đầu tư và phát triển về mặt kinh tế của Hà Nội được biểu hiện xuyên suốt trong những năm tháng khi còn là kinh thành Thăng Long, trải qua nhiều chặng đường dài để có sự phồn vinh như ngày nay.

- Diện mạo Hà Nội hiện nay đã có những thay đổi lớn, văn minh hơn, hiện đại hơn với các đường vành đai, đường cao tốc chất lượng cao hay những con cầu lớn bắc qua sông Hồng. Đặc biệt, Thủ đô bắt đầu phát triển ngành du lịch nhằm khai thác lợi thế của “Thủ đô di sản” với hàng loạt hàng nghề, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Kinh tế phát triển nhanh, nguồn đầu tư dồi dào tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân Thủ đô. 

- Bên cạnh đó, vị thế địa kinh tế của Hà Nội cũng được thể hiện thông qua vai trò dẫn dắt các tỉnh, thành phố tại khu vực phía Bắc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tại từng địa phương.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Hiện tượng thoái hóa đất ở Tây Nguyên và biện pháp cải tạo

(*) Nội dung báo cáo:

A - Tình trạng thoái hóa đất ở Tây Nguyên

- Theo các nghiên cứu thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 năm 2016,  khu vực Tây Nguyên hiện có hơn một triệu ha đất bị thoái hóa nặng và rất nặng, chiếm 20,5% diện tích tự nhiên của vùng. Đây là những diện tích thoái hóa đất đã thể hiện rõ đến mức khó có thể canh tác nông nghiệp bình thường như hoang mạc đá, hoang mạc đất khô cằn, hoang mạc sỏi sạn.

- Trong thực tiễn vài năm gần đây, diện tích đất biểu hiện thoái hóa có thể cao hơn nhiều so với con số trên.

B - Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất

- Thoái hóa đất ở Tây Nguyên được gắn với các nguyên nhân:

+ Phá rừng để làm nương rẫy, khiến cho thảm thực vật tự nhiên bị suy giảm.

+ Canh tác nông nghiệp chưa hợp lý;

+ Thiếu các biện pháp bảo vệ đất;

+ Độc canh nhiều diện tích cây công nghiệp dài ngày;

+ Sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…

+ Biến đổi khí hậu hạn hán kéo dài…

C - Biện pháp cải tạo

- Biện pháp dài hạn:

+ Định hướng phát triển và quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp. Mỗi vùng trong khu vực Tây Nguyên  cần phải được đánh giá toàn diện về độ phì đất, các điều kiện sinh thái, tính ổn định về mặt môi trường, hiện trạng cơ sở hạ tầng cứng và mềm phục vụ sản xuất, để từ đó đề xuất rõ loại cây trồng/nhóm cây trồng (xen canh) và biện pháp canh tác tương ứng với từng loại đất.

+ Tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng.

+ Quy hoạch các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: hồ đập, xưởng chế biến, kho bãi và các hệ thống cung cấp vật tư đầu vào, hệ thống mua bán tiêu thụ sản phẩm…

- Biện pháp ngắn hạn:

+ Áp dụng các quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, ưu tiên các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

+ Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, chống thoái hóa đất.

20 tháng 5 2018

Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có đường bờ biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa - Thiên Huế, Đà Nấng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

26 tháng 11 2023

Tham khảo:

- Tên địa phương: thành phố Hà Nội

- Vị trí:

+ Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

+ Thành phố Hà Nội tiếp giáp với nhiều tỉnh, như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.

- Thiên nhiên:

+ Địa hình: 3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng; 1/4 diện tích thành phố là đồi núi, phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…

+ Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
+ Sông, hồ: một số sông ở Hà Nội là: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống,…; một số hồ ở Hà Nội là: hồ Gươm; hồ Tây; hồ Trúc Bạch; hồ Thiền Quang,…

- Hoạt động kinh tế chủ yếu:

+ Nông nghiệp: trồng cây lương thực (lúa, ngô,…), cây ăn quả (bưởi, cam, ổi,…) và cây công nghiệp (chè); chăn nuôi gia súc (bò, lợn, trâu,…) và gia cầm (gà, vịt,…).

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; trong đó, tập trung và phát triển nhất tại khu vực nội đô (trung tâm thành phố).

- Nét văn hóa đặc sắc:

+ Ẩm thực: phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng; nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

+ Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...

Yêu cầu b)

- Một điều em thích: dòng sông Hồng bồi đắp phù sa, giúp cho ruộng đồng thêm màu mỡ, trù phú.

- Một điều em còn băn khoăn: môi trường (đất, nước, không khí,…) đang bị ô nhiễm

+ Một số nguyên nhân: tác động tiêu cực từ sự phát triển kinh tế; ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao,…

+ Biện pháp khắc phục: tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm những hành vi gây ô nhiễm,

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Yêu cầu a)

- Tên địa phương: thành phố Hà Nội

- Vị trí:

+ Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

+ Thành phố Hà Nội tiếp giáp với nhiều tỉnh, như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.

- Thiên nhiên:

+ Địa hình:3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng; 1/4 diện tích thành phố là đồi núi, phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…

+ Khí hậu:Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

+ Sông, hồ: một số sông ở Hà Nội là: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống,…; một số hồ ở Hà Nội là: hồ Gươm; hồ Tây; hồ Trúc Bạch; hồ Thiền Quang,…

- Hoạt động kinh tế chủ yếu:

+ Nông nghiệp: trồng cây lương thực (lúa, ngô,…), cây ăn quả (bưởi, cam, ổi,…) và cây công nghiệp (chè); chăn nuôi gia súc (bò, lợn, trâu,…) và gia cầm (gà, vịt,…).

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; trong đó, tập trung và phát triển nhất tại khu vực nội đô (trung tâm thành phố).

- Nét văn hóa đặc sắc:

+ Ẩm thực: phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng; nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

+ Lễ hội:có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Yêu cầu b)

Một điều em thích: dòng sông Hồng bồi đắp phù sa, giúp cho ruộng đồng thêm màu mỡ, trù phú.

Một điều em còn băn khoăn: môi trường (đất, nước, không khí,…) đang bị ô nhiễm

+ Một số nguyên nhân: tác động tiêu cực từ sự phát triển kinh tế; ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao,…

+ Biện pháp khắc phục: tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm những hành vi gây ô nhiễm,…

27 tháng 2 2017

Đáp án D

26 tháng 2 2019

Chọn D

15 tháng 5 2019

Đáp án D

17 tháng 8 2023

tham khảo

Vòng đời của muỗi:

Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương (ảnh 1)

Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng, muỗi trưởng thành. Muỗi đẻ trứng ở mặt nước tù đọng hoặc bất kì nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Trong điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nhanh chóng nở thành ấu trùng trong mức thời gian ngắn (khoảng 48 giờ). Ấu trùng muỗi là dạng sinh vật không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển trong mặt nước bằng cách uốn mình cơ thể. Nhộng là giai đoạn thứ 3, chỉ mất 2 ngày để nhộng biến thành muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối của vòng đời của muỗi. Dựa theo giới tính, muỗi được chia làm hai loại là muỗi đực và muỗi cái: muỗi đực có vòng đời nhiều nhất là 20 ngày, thức ăn là nhựa cây; muỗi cái có vòng đời từ 1 đến 2 tháng và nguồn thức ăn chính của chúng là máu người hay động vật sống. Như vậy, muỗi cái là vật gây hại trực tiếp đến con người.

15 tháng 8 2018

Chọn D