Sưu tầm thông tin về một ngành kinh tế biển của một tỉnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(*) Tham khảo: Thông tin về thuyền thúng
- Những chiếc thuyền thúng rải rác khắp các bờ biển vùng Duyên hải miền Trung đã trở thành biểu tượng rất riêng của nghề biển Việt Nam.
- Nhiều người tin rằng thuyền thúng là sản phẩm sáng tạo của những ngư dân Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. Vào thời đó, thực dân Pháp đánh thuế rất nặng lên nhiều mặt hàng, trong đó có các loại tàu thuyền. Do đó, người dân nghèo đã nhanh trí đan những chiếc thúng để di chuyển trên sông nước để không phải nộp thuế vô lý.
- Quy trình làm thuyền thống thường bắt đầu bằng việc đan các miếng nan tre, lấy dây cước buộc chặt, đóng vào vành thuyền, sau đó quét một lớp vật liệu chống nước làm từ dầu dừa, dầu hắc ín, hoặc sợi thuỷ tinh.
- Thuyền thúng là một phần quan trọng trong văn hóa của các cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam. Ngoài là công cụ phục vụ đánh bắt, chúng còn được sử dụng như một dạng thuyền cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp trên biển, là phương tiện vận chuyển hiệu quả hàng hóa nhẹ và người. Hiện nay, thuyền thúng còn được sử dụng trong các hoạt động du lịch.
a) Các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc
Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam
b) Những thuận lợi về tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ
* Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác; các bãi tôm, bãi cá lớn nhất là ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa
- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
* Du lịch biển :
- Có nhiều bãi biển đẹp ( Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn,..)
- Nhiều vịnh đẹp nổi tiếng ( Vịnh Nha Trang, Vân Phong,...) và hệ thống đảo, quần đảo
* Giao thông vận tải biển : Có nhiều địa điểm thuận lợ để xây dựng cảng nước sâu
* Khai thác khoáng sản biển : có dầu khí ở thềm lục địa; việc dản xuất muối rất thuận lợi
Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.
Số liệu năm 2021:
+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%.
+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.
=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.
Em hãy sưu tầm thông tin về một nguồn lực phát triển kinh tế ở tỉnh hoặc thành phố nơi em sinh sống.
Ví dụ: Nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế ở TP. Hà Nội
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.
- Nước mặt: nhiều hồ, đầm tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.
- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế.
Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản
Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.
Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.
Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.
Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.
- Một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung:
+ Làm muối;
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản;
+ Du lịch biển đảo;
+ Giao thông đường biển.
- Một số bãi biển và cảng biển ở vùng Duyên hải miền Trung:
+ Bãi biển: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hòa),...
+ Cảng biển: Cửa Lò (Nghệ An), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi),...
Ngành du lịch biển Nha Trang, Khánh Hòa:
Nha Trang là thành phố biển nổi tiếng nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Du lịch biển là ngành kinh tế mũi nhọn của Nha Trang, đóng góp quan trọng vào ngân sách địa phương và tạo việc làm cho người dân.
Thế mạnh:
- Bãi biển đẹp: Nha Trang sở hữu nhiều bãi biển đẹp như Bãi Dài, Bãi Trũ, Bãi Dài... với bờ cát trắng mịn, nước biển trong xanh và khí hậu ôn hòa.
- Di sản văn hóa: Nha Trang có nhiều di sản văn hóa như Tháp Bà Ponagar, Chùa Long Sơn...
- Hạ tầng du lịch phát triển: Hệ thống khách sạn, nhà hàng đa dạng, đáp ứng nhu cầu du khách. Giao thông thuận tiện với sân bay quốc tế Cam Ranh, nhiều tuyến đường cao tốc...
- Nhiều khu du lịch: Vinpearl Land Nha Trang, Hòn Chồng, Hòn Mun...
- Nguồn nhân lực: Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong ngành du lịch. Nhân dân thân thiện, mến khách.
Thành tựu:
- Lượng khách du lịch: Doanh thu du lịch năm 2022 đạt 23.500 tỷ đồng, tăng 136% so với 2021.
- Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
- Sản phẩm du lịch: Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Hướng phát triển:
- Đa dạng hóa các loại hình du lịch: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: đào tạo nhân lực, nâng cấp cơ sở vật chất...
- Quảng bá du lịch: tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, xây dựng website du lịch...
- Bảo vệ môi trường biển: xử lý chất thải, bảo tồn đa dạng sinh học biển...