Lập sơ đồ thể hiện thế mạnh đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Thuận lợi : + Vị trí địa lí : Thuận lợi giao lưu kinh tế xã hội trực tiếp với các vùng trong nước .
+ Địa hình: Đồng bằng khá bằng phẳng thuận lợi xây dựng, phát triển gthông .
+ Khí hậu có mùa đông lạnh phát triển vụ đông.
+ Về các tài nguyên :
- Đất phù sa màu mỡ , khí hậu , thuỷ văn phù hợp thâm canh tăng vụ trong sản xuaats nông nghiệp nhất là trồng lúa .
- Khoáng sản có giá trị kinh tế : mỏ đá tràng kênh , sét cao lanh làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao, than nâu, khí tự nhiên .
- Bờ biển Hải phòng , Ninh bình thuận lợi cho việc đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản
- Phong cảnh du lịch phong phú đa dạng .
a) Vị trí địa lí : Trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắn; giáp các vùng Trung du và miền núi bắc bộ, bắc trung bộ và vịnh bắc bộ
b) Thế mạnh tự nhiên
- Đất : là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ
- Nước : phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng)
- Biển : Bờ biểu dài 400km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch .
- Khoáng sản : Có giá trị nhất là đá vôi, sét, cao lanh. Ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về dầu khí
b) Thế mạnh về kinh tế - xã hội
- Dân cư - lao động : lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ
- Cơ sở hạ tầng : mạng lưới giao thông, điện, nước, có chất lượng vào loại hàng đầu cả nước
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được hoàn thiện
- Thế mạnh khác : thị trường tiêu thụ lớn, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,..
Hạn chế lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng là dân số quá đông, mật độ dân số cao trong khi kinh tế còn chậm phát triển nên gây sức ép lớn đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, việc làm…
=> Chọn đáp án C
Hạn chế lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng là dân số quá đông, mật độ dân số cao trong khi kinh tế còn chậm phát triển nên gây sức ép lớn đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, việc làm… => Chọn đáp án C
Thuận lợi:
+ Đất phù sa màu mỡ, khí hậu thủy văn, thủy lợi cho thâm canh lúa nước
+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh
+ Một số khoáng sản có giá trị như đá vôi, than nâu, khí tự nhiên,...
+ Vùng biển và ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
a) Thế mạnh
* Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.
* Tài nguyên thiên nhiên:
- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài nước trên mặt, vùng còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt. Một số nơi còn có nước khoáng, nước nóng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.
- Đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài hơn 400 km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.
- Về khoáng sản, có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.
- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế dã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu...
- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.
b) Hạn chế
- Là vùng có số dân đônh nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1225 ngươi/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...
- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú và việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên...) bị suy thoái.
- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn phải đưa từ các vùng khác đến.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Em tham khảo nhé
a) Thế mạnh
* Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.
* Tài nguyên thiên nhiên:
- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài nước trên mặt, vùng còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt. Một số nơi còn có nước khoáng, nước nóng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.
- Đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài hơn 400 km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.
- Về khoáng sản, có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.
- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế dã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu...
- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.
b) Hạn chế
- Là vùng có số dân đônh nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1225 ngươi/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...
- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú và việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên...) bị suy thoái.
- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn phải đưa từ các vùng khác đến.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Đáp án D
- Đồng bằng sông Hồng có cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt (Hình 33.1 SGK/150 Địa lí 12 cơ bản) và đang được cải thiện (SGK/192 Địa lí 12 nâng cao)
=> nhận xét C đúng.
- Đồng bằng sông Hồng có nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất phong phú, chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước. (SGK/192 Địa lí 12 nâng cao). Tuy nhiên, Đông Nam Bộ mới là địa bàn thu hút mạnh nhất lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, bác sĩ, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh…(SGK/220 Địa lí 12 nâng cao)
=> Như vậy nhận định Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút mạnh nhất lao động có chuyên môn cao là không đúng.
Đáp án D
- Đồng bằng sông Hồng có cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt (Hình 33.1 SGK/150 Địa lí 12 cơ bản) và đang được cải thiện (SGK/192 Địa lí 12 nâng cao)
=> nhận xét C đúng.
- Đồng bằng sông Hồng có nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất phong phú, chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước. (SGK/192 Địa lí 12 nâng cao). Tuy nhiên, Đông Nam Bộ mới là địa bàn thu hút mạnh nhất lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, bác sĩ, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh…(SGK/220 Địa lí 12 nâng cao)
=> Như vậy nhận định Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút mạnh nhất lao động có chuyên môn cao là không đúng