Dựa vào thông tin và hình 3.3, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có vị trí từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
Đại hình cao nhất Việt Nam.
+ Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Sông suối lắm thác, nhiều ghềnh.
+ Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao và hung vĩ nhất Việt Nam, có đủ các vành đai khí hậu – sinh vật nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao.
+ Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.
Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình.
+ Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm. Miền núi thường chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ tring bình dưới 18 ° C (tháng 12, 1, 2). Ngay khi cả gió mùa đông bắc tràn tới nhiệt độ ở đây cũng thường cao hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ từ 2℃ - 3℃.
+ Vào mùa hạ, gió Tây Nam từ vịnh Ben-gan tới, vượt qua các dãy núi phía tây trên biên giới Việt – Lào, bị biến tính trở nên khô nóng, ảnh hưởng mạnh tới chế độ mưa của miền, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.
+ Theo sát mùa mưa, mùa lũ cũng chậm dần. Ở Tây Bắc, lũ lớn nhất vào tháng 7, còn ở Bắc Trung bộ vào các tháng 10, 11.
Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác.
+ Sông ngòi có độ dốc lớn. có giá trị cao về thủy điện.
+ Nổi lên hàng đầu là tiềm năng thủy điện sông Đà. Trên sông Đà có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La.
+ Trong miền có tới hàng tram mỏ và điểm quặng khác nhau, có giá trị lớn là các mỏ đất hiếm, crômit, thiếc, sắt, titan, đá quý, đá vôi.
+ Do có khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn nên miền có đầy đủ hệ thống các vành đai thực vật ở Việt Nam, từ rừng nhiệt đới chân núi đến rừng ôn đới núi cao. Trong các khu rừng Trường Sơn còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật quý hiếm.
+ Tài nguyên biển to lớn và đa dạng. Có nhiều bãi biển đẹp: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế),…
Đáp án
- Địa hình: (1,5 điểm)
+ Địa hình cao nhất nước ta, nhiều núi cao, thung lũng sâu.
+ Ở Trung Bộ các dãy núi lan sát ra biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta có những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.
+ Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc-đông nam, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi rất đồ sộ.
- Khí hậu: (1,5 điểm)
+ Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, miền núi cũng chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 18°C.
+ Mùa hạ gió tây nam từ vịnh Ben Gan thổi vào miền vượt qua dãy núi Trường Sơn bị biên tính trở nên khô và nóng, ảnh hưởng mạnh đến chế độ mưa của miền.
+ Mùa lũ cũng đến chậm, ở Tây Bắc lũ lớn nhất vào tháng 7, còn Bắc Trung Bộ vào các tháng 10, 11.
- Thảm thực vật: Dãy núi Hoàng Liên sơn cao nhất nước ta, ở đây có đủ các kiểu thực vật và khí hậu từ nhiệt đới chân núi đến ôn đới núi cao. (0,5 điểm)
- Sông ngòi: Sông suối lắm thác nhiều gềnh ở Tây Bắc và sông ngòi ngắn, dốc ở Bắc Trung Bộ. Ít các con sông lớn, sông điển hình là sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn,… (0,5 điểm)
HƯỚNG DẪN
- Giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
- Các đặc điểm cơ bản
+ Địa hình:
• Cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông nam với dải đồng bằng thu hẹp. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo...
• Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp.
+ Khí hậu, thực vật: Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ) với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
+ Tài nguyên: Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh. Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
+ Trở ngại tự nhiên: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán.
-Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
-Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
+Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.
-Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
-Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc-Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện
-Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
-Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….
*Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.
*Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán…
Tham khảo!
- Xác định: một số sông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,...
- Đặc điểm chính của sông, hồ:
+ Có nhiều sông, hồ lớn.
+ Các sông trong vùng có nhiều thác ghềnh nên có trữ năng thủy điện lớn.
+ Vào mùa hạ, do mưa nhiều nên nước sông dâng cao, thường gây ra lũ lụt.
- Vai trò của sông, hồ:
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản.
+ Các sông, hồ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện, thủy lợi và du lịch.
Refer
1. – Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc – đông nam.
– Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.
– Tài nguyên phong phú, đa dạng song khai thác còn chậm.
2. Vì đây là miền gặp nhiều thiên tai nhất ở nước ta. Thiên tai từ vùng núi phía tây dội xuống (mưa phùn gió tây khô nóng, giá rét), từ vùng biển phía đông ập vào (bão tố, sụt lở đất, cát bay lấn chiếm đồng ruộng).
3.
4.
Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn
Vườn quốc gia Pù Mát
1. – Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc – đông nam.
– Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.
– Tài nguyên phong phú, đa dạng song khai thác còn chậm.
2. Vì đây là miền gặp nhiều thiên tai nhất ở nước ta. Thiên tai từ vùng núi phía tây dội xuống (mưa phùn gió tây khô nóng, giá rét), từ vùng biển phía đông ập vào (bão tố, sụt lở đất, cát bay lấn chiếm đồng ruộng).
3.
4.
Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn
Vườn quốc gia Pù Mát
THAM KHẢO
CÂU 1:
- cấu trúc địa hình Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vưc:
+ Dải núi Cooc-đi-e ở phía tây gồm các dãy núi chạy song song, xen giữa cao nguyên và sơn nguyên.
+ vùng trung tâm là đồng bằng, cao ở tây Bắc, thấp dần ở phía tây nam
+ Phía đông là miền núi già và các sơn nguyên hướng đông bắc- tây nam.
- Hệ thống Cooc-đi-e cao trung bình 3000-4000m. Các dãy núi và cao nguyên của hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa Băc Mĩ.
tham khảo
CÂU 1:
- cấu trúc địa hình Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vưc:
+ Dải núi Cooc-đi-e ở phía tây gồm các dãy núi chạy song song, xen giữa cao nguyên và sơn nguyên.
+ vùng trung tâm là đồng bằng, cao ở tây Bắc, thấp dần ở phía tây nam
+ Phía đông là miền núi già và các sơn nguyên hướng đông bắc- tây nam.
- Hệ thống Cooc-đi-e cao trung bình 3000-4000m. Các dãy núi và cao nguyên của hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa Băc Mĩ.
a) Giống nhau :
- Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh
b) Khác nhau
- Địa hình : Miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình nhỏ hơn, đồi núi thấp chiếm ưu thế hơn trong khi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao chiếm ưu thế.
- Khí hậu : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa đông bắc sâu sắc hơn so với miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ
- Tài nguyên rừng của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phong phú hơn nhưng miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất cả nước.
- Những khó khăn lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết trong khi miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ, sạt lở đất, hạn hán
Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây, gồm:
- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố từ 60⁰B trở lên vùng cực, nhiệt độ trung bình năm thấp, mùa đông rất lạnh, lượng mưa ít.
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, từ khoảng vĩ độ 40 - 60⁰B.
+ Vùng ven biển: khí hậu ôn hòa, lượng mưa tương đối lớn.
+ Sâu trong nội địa: mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam.
- Đới khí hậu cận nhiệt: chiếm diện tích lớn ở phía Nam.
+ Ven biển phía tây: khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
+ Ven biển phía đông: khí hậu cận nhiệt ẩm.
- Đới khí hậu nhiệt đới: chiếm diện tích nhỏ nhất, phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và quần đảo Ha-oai; nhiệt độ quanh năm cao, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều.
Miền Bắc và Đông Bắc Bộ |
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ |
Tân kiến tạo nâng lên yếu. Núi thấp hướng vòng cung. Trung du và đồng bằng rộng. Khí hậu lạnh chủ yếu do có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc tràn về và ít bị biến tính. Mùa đông đến sớm, kéo dài, nhiều mưa phùn.. Mưa mùa hạ. - Nhiều sinh vật ưa lạnh từ Hoa Nam tràn xuống. |
Tân kiến tạo nâng lên mạnh. Núi cao hướng tây bắc – dông nam. Đồng bằng nhỏ. Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao, tác động của các đợt gió mùa Đông Bắc tràn về đã giảm nhiều. Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm. Mùa hạ khô nóng, mùa mưa chuyển dần sang thu đông, có nhiều đai cao thổ dưỡng. - Sinh vật: nhiều sinh vật núi cao và ưa khô hạn từ Hi-ma-lay-a, Ấn Độ, Mi-an-ma sang. |
- Giới hạn của miền là từ hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam của đồng bằng Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã.
- Về địa hình, đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều định núi cao trên 2.000 m.
+ Khu vực Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài theo hướng tây bắc đông nam, giáp biên giới Việt – Lào là các dãy núi trung bình với độ cao khoảng 1800 m; trung tâm là các dãy núi, cao nguyên đá vôi xen kẽ những bồn địa, lòng chảo.
+ Ở Bắc Trung Bộ, vùng núi Trường Sơn Bắc có các dây núi chạy song song và so le nhau theo hướng tây bắc đông nam và mở rộng về phía biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều đồi núi sót, có nhiều cồn cát, đầm phá. Khu vực ven biển có kiểu địa hình bồi tụ – mài mòn.
+ Thềm lục địa càng vào nam càng thu hẹp. Vùng biển có một số đảo như: Cồn Cỏ, hòn Mê, hòn Ngư,...
- Về khí hậu, so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình thảng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn (riêng vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 15 °C).
+ Chế độ mưa có sự phân mùa rõ rệt. Mùa mưa khác nhau giữa các khu vực, ở Tây Bắc có mưa nhiều vào mùa hạ, còn ở Bắc Trung Bộ mưa nhiều vào thu – đông.
- Mạng lưới sông ngòi có hướng tây bắc – đông nam, một số sông ở Bắc Trung Bộ có hướng tây – đông.
- Đặc điểm chế độ nước sông của miền phản ảnh chế độ mưa và khác nhau giữa các khu vực, mùa lũ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ. Sông ngòi Bắc Trung Bộ có lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa.
+ Ngoài thành phần loài sinh vật nhiệt đới, còn có các loài thực vật phương Nam.
+ Ở vùng núi cao phổ biến các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.
- Các khoáng sản chủ yếu là: sắt, crôm, ti-tan, thiếc, a-pa-tit, đá vôi.....