K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

* Vùng biển, đảo và thềm lục địa

- Vùng biển, đảo nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới với lượng nhiệt – ẩm dồi dào, có sự phân mùa rõ rệt của khí hậu và chế độ hài văn.

- Vùng thềm lục địa có hình thái, độ sâu, chiều rộng khác nhau từ bắc vào nam và có mối quan hệ chặt chẽ với phần lãnh thổ đất liền. Ở vùng ven biển hình thành các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn hoặc hỗn hợp mài mòn – bồi tụ.

- Sinh vật vùng biển, đào phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới. Các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm có biển vừa đặc trưng cho hệ sinh thái vùng biển, vừa có tính đa dạng sinh học cao.

* Vùng đồng bằng ven biển

- Các vùng đồng bằng được hình thành do quả trình bồi tụ phù sa sông và biển, kéo dài không liên tục từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).

- Chế độ nhiệt – ẩm đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đây là nơi có địa hình thấp, khả bằng phẳng, thấp dần theo hướng tây bắc – đông nam và theo hướng tây – đông, là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển và vùng đồi núi liền kề.

- Sinh vật tự nhiên nguyên sinh còn lại không nhiều do tác động chủ yếu của con người. Các hệ sinh thải khả phong phú, nhất là hệ sinh thải ở các vùng cửa sông, đầm phá và đất ngập nước khác.

* Vùng đồi núi

- Vùng đồi núi chiếm phần lớn diện tích nước ta, phân bố ở phía tây và tây bắc, chủ yếu là đồi núi thấp và bị chia cắt mạnh.

- Do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi làm cho thiên nhiên đồi núi có sự phân hoá: vùng núi Đông Bắc thiên nhiên thể hiện tính chất cận nhiệt đới gió mùa, trong khi ở vùng núi Tây Bắc, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa phổ biến ở vùng núi thấp phía nam và ở vùng núi cao có cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.

- Giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chế độ mưa có sự đối lập: khi Đông Trường Sơn có mưa vào thu – đông thì Tây Nguyên khô hạn, đầu mùa hạ Tây Nguyên có mưa lớn thì nhiều nơi ở Đông Trường Sơn có thời tiết nóng, ít mưa.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Nguyên nhân: do ảnh hưởng của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và địa hình nên khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.

* Chứng minh:

- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam:

+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc):khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào nam):khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ quanh năm cao và hầu như không thay đổi trong năm, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

Khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Đông - Tây:

+ Khí hậu có sự phân hóa giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn.

+ Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Khí hậu nước ta phân hóa theo độ cao:ở những miền núi cao, khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu là: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

+ Đai nhiệt đới gió mùa trên núi:(miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1000 m); Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:(từ độ cao 600 - 700m, hoặc 900 - 1000 m đến dưới 2 600 m); Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: (từ độ cao 2600 m) quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông nhiệt độ dưới 5°C.

- Ngoài ra, khí hậu Việt Nam còn có sự phân hóa theo mùa:

Mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam.

+ Mùa đông có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

3 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

a) Sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây vùng đồi núi nước ta

- Sự khác biệt thiên nhiên Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn:

+ Ở Trường Sơn Bắc: Gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi đến gây mưa ở sườn Tây, vượt qua sườn Đông gây ra hiện tượng phơn khô nóng ở các đồng bằng duyên hải.

+ Ở Trường Sơn Nam: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn: Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rùng thưa. Còn khi ở Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

- Sự khác biệt thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc: Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.

b) Giải thích: Nguyên nhân chủ yêu của sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi.

20 tháng 4 2017

HƯỚNG DẪN

Từ đông sang tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

- Vùng biển và thềm lục địa: rộng lớn, diện tích lớn gấp 3 lần đất liền. Độ nông - sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng và vùng núi kề bên và thay đổi tùy theo từng đoạn bờ biển:

+ Thềm lục địa phía bắc và phía nam mờ rộng tương ứng với hai đồng bằng rộng lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; thềm lục địa ở giữa thu hẹp lại tương ứng với dãy núi Trường Sơn ăn lan ra sát biển.

+ Đoạn bờ biển từ Móng Cái đến đèo Hải Vân vừa khúc khuỷu vừa bằng phẳng, bờ biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ rất khúc khuỷu, bờ biển ở Nam Bộ lại bằng phẳng...

- Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ: Mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông.

+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung: Hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến...

- Vùng đồi núi: Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng đông - tây rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

+ Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

+ Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Sự phân hóa khí hậu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: Từ bắc xuống nam, khí hậu nước ta được chia làm 2 miền:

- Miền khí hậu phía bắc:

+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía nam:

+ Ở phía nam dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mừa khô.

- Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông.

♦ Sự phân hóa khí hậu từ đông sang tây

- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình và hoạt động các khối khí.

- Biểu hiện: Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi.

♦ Ví dụ:

- Theo chiều bắc nam: Khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nóng quanh năm.

- Theo chiều đông tây: Khu vực đông bắc do ảnh hưởng địa hình và hướng gió nên có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực tây bắc.

Tham khảo

* Sự phân hóa khí hậu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: Từ bắc xuống nam, khí hậu nước ta được chia làm 2 miền:

- Miền khí hậu phía bắc:

+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía nam:

+ Ở phía nam dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mừa khô.

- Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông.

* Sự phân hóa khí hậu từ đông sang tây

- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình và hoạt động các khối khí.

- Biểu hiện: Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi.

* Ví dụ:

- Theo chiều bắc nam: Khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nóng quanh năm.

- Theo chiều đông tây: Khu vực đông bắc do ảnh hưởng địa hình và hướng gió nên có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực tây bắc.

4 tháng 2 2023

Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây, gồm:

- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố từ 60⁰B trở lên vùng cực, nhiệt độ trung bình năm thấp, mùa đông rất lạnh, lượng mưa ít.

 

- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, từ khoảng vĩ độ 40 - 60⁰B.

+ Vùng ven biển: khí hậu ôn hòa, lượng mưa tương đối lớn.

+ Sâu trong nội địa: mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam.

- Đới khí hậu cận nhiệt: chiếm diện tích lớn ở phía Nam.

+ Ven biển phía tây: khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

+ Ven biển phía đông: khí hậu cận nhiệt ẩm.

- Đới khí hậu nhiệt đới: chiếm diện tích nhỏ nhất, phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và quần đảo Ha-oai; nhiệt độ quanh năm cao, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều.

18 tháng 1 2023

- Khu vực Trung Mỹ: phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều nên chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới, phía tây mưa ít hơn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa.

- Khu vực Nam Mỹ, sự phân hoá đông – tây thể hiện rõ rệt ở địa hình

+ Phía đông là sơn nguyên thấp, khí hậu nóng.

+ Ở giữa là đồng bằng phù sa rộng và bằng phẳng, khí hậu nóng ẩm, rừng mưa nhiệt đới. Một số đồng bằng nhỏ mưa ít hơn có xa van, cây bụi.

+ Phía tây là vùng núi cao xen giữa thung lũng, cao nguyên, thiên nhiên khác biệt giữa 2 sườn đông – tây.

4 tháng 2 2023

- Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ:

+ Cao nguyên: CN. La-bra-đô, CN. Cô-lô-ra-đô,...

+ Bồn địa Lớn.

+ Dãy núi: D. A-la-xca, D. Mác-ken-di, D. Bruc-xơ, D. A-pa-lat, D. Nê-va-đa,...

+ Đồng bằng: ĐB. Trung Tâm, ĐB. Duyên hải vịnh Mê-hi-cô, ĐB. Duyên hải Đại Tây Dương,...

- Theo chiều đông - tây, địa hình Bắc Mỹ phân hóa thành 3 khu vực:

+ Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy núi già A-pa-lát, cao nguyên La-bra-do.

+ Miền đồng bằng: khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200 - 500 m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm ĐB. Ca-na-đa, ĐB. Lớn, ĐB. Trung Tâm và đồng bằng duyên hải.

+ Núi cao: phân bố ở phía tây, địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc nam.

4 tháng 12 2021

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

 - Vùng biển và thềm lục địa: diện tích lớn gấp ba lần đất liền, độ nông- sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

 - Vùng đồng bằng ven biển:

  + Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông, đồi núi lùi sâu vào đất liền

  + Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ biến…

- Vùng đồi núi: Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng địa hình.

  + Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt gió mùa; vùng núi thấp phía Nam của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới. Vùng núi cao của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất ôn đới.

  + Đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đón gió mùa Tây Nam có mưa lớn thì Đông Trường Sơn lại chịu hiệu ứng phơn khô nóng. Ngược lại, vào thời kì thu đông, khi Đông Trường Sơn mưa lớn thì Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa khô.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/thien-nhien-phan-hoa-theo-huong-dong-tay-c95a9115.html#ixzz7E3T4js1q

 

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Môi trường biển, đảo nước ta:

+ Chất lượng nước trong môi trường biển và chất lượng môi trường trầm tích biển của nước ta còn khá tốt. Ở một số nơi nuôi trồng thuỷ sản, đầm, vịnh, cửa sông ven biển có tình trạng ô nhiễm nhưng không thường xuyên.

+ Gần đây, diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi và tăng lên nhưng các hệ sinh thái biển (rạn san hô, cỏ biển,..) có xu hướng suy thoái ở một số nơi.

- Tài nguyên môi trường biển, đảo:

+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn loài hải sản, trong đó khoảng hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao.

+ Tài nguyên khoáng sản ở vùng biển, đảo nước ta phong phú. Nhiều khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn như dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,..

+ Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái biển, đảo,... thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Nhìn chung, chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt, hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.Tài nguyên vùng biển, đảo nước ta có tiềm năng rất lớn với hàng nghìn loài hải sản, trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao; Tài nguyên khoáng sản cũng vô cùng phong phú với trữ lượng lớn dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,...; Bờ biển dài với nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp,...Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển,...) bị suy thoái,...
15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

* Trạm Lào Cai

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 280C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và tháng 1 (khoảng 150C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,40C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 8 (khoảng 350mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 1 (khoảng 35mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm : 1765mm.

* Trạm Sa Pa

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 200C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và 1 (khoảng 80C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 15,50C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 7 và tháng 8 (khoảng 500mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 2 (khoảng 80mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm: 2674mm.
2. 

* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Bắc - Nam:

- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.

+ Mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt); Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C;

+ Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Đông - Tây giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây.

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

* Khí hậu phân hóa theo độ cao: Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.

- Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

- Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

- Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15°C.

* Khí hậu phân hóa theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

15 tháng 8 2023

tham khảo:

* Trạm Lào Cai

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 280C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và tháng 1 (khoảng 150C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,40C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 8 (khoảng 350mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 1 (khoảng 35mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm : 1765mm.

* Trạm Sa Pa

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 200C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và 1 (khoảng 80C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 15,50C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 7 và tháng 8 (khoảng 500mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 2 (khoảng 80mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm: 2674mm.